Tung vũ khí hủy diệt, Mỹ có khiến Triều Tiên khiếp vía?
4 ngày sau vụ thử hạt nhân thứ năm cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên, Mỹ đã có hành động đáp trả bằng màn phô diễn sức mạnh với hai chiếc máy bay ném bom chiến lược thiện chiến có sức mạnh đã được chứng thực trên chiến trường. Liệu hành động này của Mỹ có đủ sức răn đe và khiến một nước đầy thách thức như Triều Tiên khiếp sợ?
Ảnh minh họa
Hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B1-Lancer của Lực lượng Không quân Mỹ hôm qua (13/9) đã bay lượn trên bầu trời Hàn Quốc, gần sát với Triều Tiên. Những chiếc B-1 sau đó đã được nối đuôi bởi một loạt chiến đấu cơ F-15 của Hàn Quốc và F-16 của Mỹ. Các chiến đấu cơ đã “dàn trận” bay rất thấp trên khu vực Căn cứ Không quân Osan, cách phía nam thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ khoảng 64km.
“Màn phô diễn ngày hôm nay là một ví dụ thêm nữa về năng lực quân sự toàn diện của chúng tôi với nguồn lực lớn của một liên minh mạnh có thể giúp cung cấp và củng cố khả năng răn đe mở rộng”, Tướng Vincent K. Brooks – Chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, cho biết trong một tuyên bố.
“Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là bước leo thang nghiêm trọng và là mối đe dọa không thể chấp nhận được. Mỹ có cam kết không thể lay chuyển trong việc bảo vệ đồng minh trong khu vực và sẽ có những bước đi cần thiết để làm như vậy, trong đó có việc mở chiến dịch như chúng tôi vừa làm ngày hôm nay”, ông Brooks hôm qua nhấn mạnh, ám chỉ đến hoạt động đưa hai chiếc máy bay ném bom chiến lược đến gầm rú sát Triều Tiên.
B1-Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe do công ty Rockwell Mỹ nghiên cứu chế tạo từ những năm 70. Máy bay được trang bị 4 động cơ phản lực, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h, có khả năng mang tên lửa hành trình và tên lửa tấn công tầm ngắn. B1-B là dòng máy bay được cải tiến từ B1. Không quân Mỹ nhận định B1-B là máy bay ném bom chiến lược ưu việt về nhiều mặt như tốc độ, hành trình bay, và tải trọng bay cũng như khả năng ném bom tầm thấp chớp nhoáng.
B-1B có thể bay trên độ cao gần 6km với khoang bom chứa 35 tấn vũ khí để chờ đợi mệnh lệnh từ các đơn vị mặt đất. Nhờ mang được lượng vũ khí lớn, B-1B trở thành phương tiện không thể thay thế trong các hoạt động chiến sự quy mô lớn.
Video đang HOT
Liệu sự hiện diện của những chiếc máy bay ném bom B-1B của Mỹ có khiến Triều Tiên sợ hãi? Giới phân tích tin rằng, Bình Nhưỡng sẽ chẳng sợ hãi hay bị nhụt chí vì hành động này của Mỹ. Chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un ngày càng tỏ ra thách thức, bạo gan, không nể nang bất kỳ nước nào, kể cả siêu cường Mỹ hay đồng minh lớn nhất là Trung Quốc.
Theo Vnmedia
Siêu bom RBK-500 của Nga hủy diệt xe tăng thế nào?
Siêu bom RBK-500 mang theo 15 quả bom con SPBE-D được trang bị hệ thống dẫn đường độc lập sẽ tự tìm kiếm mục tiêu xe tăng để tiêu diệt.
Loại bom này có tên gọi là RBK-500 SPBE-D. Về bản chất, RBK-500 SPBE-D chỉ đơn thuần là một vật mang hay một quả bom mẹ, nó có chiều dài 2,485m, đường kính thân 0,45m.
Bom được thả từ máy bay ở độ cao từ 400-5000m với tốc độ từ 500-1200km/h.
Bom được tích hợp từ 15 thiết bị chống tăng SPBE-D.
Mỗi thiết bị này có trọng lượng 17,3kg, chiều dài 0,384m, đường kính 0,185m, lượng nổ 5,8kg và 1 lõi xuyên bằng đồng nặng 1kg.
SPBE-D được trang bị hệ thống dẫn đường tích hợp với một đầu dò hồng ngoại kép hoạt động trong dải sóng từ (3-5)mm và từ (8-14)mm cùng với một cảm biến tần số vô tuyến điện.
Sau khi bom mẹ RBK-500 được thả từ máy bay, vỏ bom sẽ tách ra và giải phóng 15 thiết bị SPBE-D.
Mỗi thiết bị này bay trên không với tốc độ rơi từ 15-17 m/s nhờ 3 dù hãm.
Các cảm biến trên cánh của hồng ngoại sẽ quét 1 góc 300 so với phương thẳng đứng với tốc độ 7 vòng/phút để tìm kiếm mục tiêu. Tín hiệu liên tục được gửi về máy tính trên máy bay.
Khi mục tiêu được phát hiện, máy tính xác định điểm tiến công và điều khiển thiết bị tiến công mục tiêu.
SPBE-D sẽ phóng ra lõi đồng nặng 1kg nhằm vào mục tiêu với tốc độ 2km/s. Lõi đồng lao xuống với vận tốc cực lớn xuyên thủng lớp giáp độc nhất RHA có độ dày từ 150-160mm phá hủy hoàn toàn nóc xe tăng và xe bọc thép dù là loại hiện đại nhất.
Khi không tìm được mục tiêu, SPBE-D có khả năng tự hủy để không gây nguy hiểm cho con người và các phương tiện khác trên mặt đất.
Theo_Kiến Thức
Siêu pháo điện từ hủy diệt mục tiêu Pháo ray điện từ bắn đi đầu đạn với tốc độ lên đến 2,2 km mỗi giây có khả năng làm tan chảy thép mà không cần đến thuốc nổ. 8 vũ khí giúp Mỹ khẳng định vị thế siêu cường Vũ khí laser trong không gian, máy bay không người lái có trí thông minh nhân tạo là 2 trong số những...