Từng tạo ra những điều kỳ diệu, giờ đây Apple đang đánh vào nỗi sợ để bán hàng
Thông điệp của Apple khá rõ ràng – thế giới đang ngày càng đáng sợ, hãy mua thiết bị của chúng tôi để có thể sống sót và kể lại câu chuyện của mình.
Chìm nghỉm trong nước, rét cứng người trong tuyết, cháy khô trong sa mạc. Tất cả đều là những tình huống sinh tồn khắc nghiệt. Và đó là cách Apple giới thiệu dòng sản phẩm Apple Watch mới trong sự kiện Far Out vừa qua. Từng là một người tiên phong tiến về tương lai tươi sáng, nhưng màn trình diễn vừa qua của Apple lại vô cùng ảm đạm – nó phản ánh thời đại đầy bất ổn hiện tại của chúng ta, cũng như tận dụng tối đa điều đó để bán hàng.
Như một tuyên bố trước đây của nhà đồng sáng lập Steve Jobs, Apple được lập nên với sứ mệnh biến máy tính cá nhân thành ” chiếc xe đạp trong tâm trí của bạn“, nhưng điều đó giờ không còn nữa. Ngay cả các sáng tạo hàng đầu về thiết kế vốn gắn liền với sản phẩm của Apple cũng không còn khi Jony Ive giờ đã không còn là một phần của công ty.
Trong 40 năm qua, có một lý do khiến Apple trở thành công ty vĩ đại nhất thế giới: truyền đi niềm lạc quan về một tương lai tốt đẹp hơn thông qua các phần cứng được tạo ra nhanh hơn, gọn gàng hơn và có nhiều tính năng hơn bao giờ hết. Chúng mang đến lời hứa về khả năng dễ sử dụng, vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như hiệu quả công việc.
Nhưng trong sự kiện vừa qua, Apple cho thấy một khía cạnh hoàn toàn khác của những phần cứng mới.
Đánh vào nỗi sợ hãi
Mở đầu cho sự kiện Far Out của Apple vừa qua là những câu chuyện về người sống sót. Đây không phải lần đầu Apple đưa câu chuyện về những người sống sót sau cơn đau tim lên sân khấu, nhưng thông điệp không dừng lại ở đó. Một phụ nữ trẻ ngồi trong xác máy bay của cha cô ấy vừa rơi xuống đất – trước khi Apple Watch giúp cô gọi được cho 911. Tiếp theo đó là lời giải thích của Apple cho tính năng đã được phát triển từ nhiều năm nay: Phát hiện Tai nạn (Crash Detection).
Video đang HOT
” Chúng tôi thực sự hy vọng bạn không bao giờ cần đến nó, nhưng bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn một chút mỗi khi bạn bước vào trong ô tô.” Ron Huang, Phó Chủ tịch bộ phận cảm biến và kết nối của Apple cho biết.
Tất nhiên, tính năng Phát hiện Tai nạn trên Apple Watch series 8 này không giúp bạn tránh được tai nạn – đó không phải điều mà Apple muốn nói đến – nhưng điều này ngụ ý một khía cạnh khác: thế giới của bạn đang trở nên nguy hiểm. Bạn cũng đang gặp nguy hiểm. Hãy cố gắng sống sót để kể lại câu chuyện đó.
Bối cảnh đáng sợ này càng rõ nét hơn khi đại dịch Covid-19 mới qua đi và làm không ít người vẫn còn ám ảnh về những gì đã xảy ra. Đó là lúc họ sẽ cần đến tính năng phát hiện thay đổi thân nhiệt mới trên Apple Watch Series 8. Cho dù việc đo nhiệt độ qua da không cho con số chính xác, nhưng việc phát hiện được các thay đổi thân nhiệt cũng có thể giúp người dùng biết được họ có bị ốm hay không.
Nếu bạn còn bất kỳ hy vọng sống sót nào, bạn có thể sẽ quan tâm đến chiếc Apple Watch Ultra mới. Đây gần như là sản ph ẩm thực sự cứng cáp đầu tiên của Apple, được phát triển dành cho các hoạt động ngoài trời, hoàn thiện với la bàn và màn hình sáng hơn cùng các điểm nhấn màu da cam dùng cho các tình huống khẩn cấp.
Nhưng thay vì nhấn mạnh vào yếu tố này, mở đầu cho đoạn video giới thiệu Apple Watch Ultra lại viện dẫn đến đoạn quảng cáo tìm người khám phá Nam Cực của nhà thám hiểm Ernest Shackleton với những từ ngữ như ” hành trình khắc nghiệt“, ” nhiều tháng bao trùm trong bóng tối cùng sự lạnh lẽo và nguy hiểm chực chờ“, “không chắc sẽ trở về an toàn” nhưng hứa hẹn mang lại ” danh dự và sự công nhận cho người thành công“. Một thông điệp đáng sợ khác trong buổi giới thiệu sản phẩm mới vừa qua của Apple.
Cách tiếp cận chưa từng thấy trước đây
Cho dù có thể xem các tính năng mới kể trên là sự tiếp nối cho nỗ lực hướng tới các yếu tố chăm sóc sức khỏe của Apple, nhưng cách tiếp cận nhấn mạnh vào nỗi sợ hãi của công ty cũng làm nhiều người trong ngành phải chú ý. Ramon Llamas, giám đốc nghiên cứu của hãng IDC cho biết: ” Có chút ngạc nhiên khi thấy Apple lại chọn cách tiếp cận gieo hoang mang sợ hãi và định vị thiết bị của mình như phương tiện có thể bảo vệ mạng sống.”
Sự thay đổi của Apple trong cách tiếp thị sản phẩm đến vào lúc họ đang phải đối mặt với một bối cảnh kinh tế mới. Lạm phát gia tăng, khả năng suy thoái kinh tế sẽ làm người dùng khó có thể rút ví chi ra hàng nghìn USD nâng cấp thiết bị mới – đặc biệt là khi nó không có quá nhiều khác biệt so với năm trước.
Mặt khác, việc nhấn mạnh vào tính năng an toàn và sức khỏe có thể giúp Apple gia tăng doanh thu từ các dịch vụ thuê bao. Eric Abbruzzese, giám đốc nghiên cứu của hãng ABI Research cho biết, khả năng kết nối vệ tinh để phát đi tín hiệu SOS chỉ được ” miễn phí trong 2 năm đầu” và sau đó người dùng sẽ phải trả phí thuê bao. Ngoài ra, ” các công cụ sức khỏe mới dường như là một cách khác để bán được thêm dịch vụ Fitness ” của Apple
Thị trường máy tính bảng "hồi sinh" nhờ Covid-19
Do sự bùng phát của dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhu cầu học tập và làm việc từ xa của người dùng cũng tăng cao. Điều đó đã giúp cho thị trường máy tính bảng được "hồi sinh".
Khoảng 2-3 năm trước, thị trường máy tính bảng tại Việt Nam vô cùng ảm đạm khi đây chỉ là cuộc chiến "tay đôi" giữa Apple và Samsung. Vào thời điểm đó, nhiều ông lớn đã tạm ngừng sản xuất máy tính bảng Android, thị phần của máy tính bảng gần như bị Apple nuốt trọn.
Những năm trước, thị trường máy tính bảng tương đối nhàm chán khi đây gần như chỉ là cuộc chiến giữa Apple và Samsung
Tuy vậy, do sự bùng phát của dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhu cầu học tập và làm việc từ xa của người dùng cũng tăng cao. Điều đó đã giúp cho thị trường máy tính bảng được "hồi sinh". Không chỉ riêng tại Việt Nam, nhu cầu của người dùng trên toàn thế giới đối với mặt hàng này đã tăng mạnh trong năm 2021.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IDC, có đến 39,9 triệu chiếc máy tính bảng đã được bán ra trong nửa đầu 2021. Những mẫu máy tính bảng màn hình lớn thậm chí đã trở thành loại sản phẩm "thiết yếu" đáp ứng hàng loạt công việc của người dùng trong mùa giãn cách.
"Nhiều chính phủ và trường học đã đầu tư ngân sách để mua sắm máy tính bảng nhằm phục vụ hoạt động học tập từ xa. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho doanh số của mặt hàng này tăng cao, đặc biệt là ở các thị trường như Mỹ, Tây Âu và châu Á", Anuroopa Nataraj, chuyên viên cấp cao tại IDC nhận định.
Cũng theo chia sẻ từ các chuyên gia, máy tính bảng được ưa chuộng nhờ thiết kế nhỏ gọn và có thể sử dụng một cách linh hoạt. Ngoài ra, tình trạng khan hiếm, tăng giá của nhiều loại linh kiện máy tính cũng khiến cho máy tính bảng trở thành một lựa chọn thay thế hoàn hảo, tiết kiệm chi phí.
Tại Việt Nam, thị trường máy tính bảng năm 2021 cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự trở lại của hàng loạt ông lớn như Huawei, Lenovo và Xiaomi, bên cạnh iPad của Apple và Galaxy Tab của Samsung.
2021 đánh dấu sự trở lại của nhiều nhà sản xuất trong mảng kinh doanh máy tính bảng
Những thiết bị mới cũng liên tục được các hãng giới thiệu ra thị trường, trải dài từ phân khúc giá rẻ cho tới cao cấp. Hiện tại, chỉ với số tiền từ 3-4 triệu đồng, người dùng tại Việt Nam đã có thể dễ dàng lựa chọn nhiều mẫu máy tính bảng khác nhau để phục vụ công việc hoặc học tập.
Trao đổi với Dân trí, đại diện nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam cho biết, trong giai đoạn giãn cách, một số dòng sản phẩm như iPad hay Samsung Galaxy Tab còn rơi vào tình trạng "cháy hàng", cung không đủ cầu. Nguyên nhân được cho là đến từ nguồn hàng khan hiếm ngay từ đầu nước ngoài, nhà sản xuất không đủ linh kiện để lắp ráp và tình trạng ùn tắc hàng hóa.
Với những tín hiệu tích cực như vậy, người dùng hoàn toàn có thể tin tưởng rằng các nhà sản xuất sẽ trở lại mạnh mẽ hơn và ra mắt nhiều mẫu máy tính bảng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Samsung đè bẹp Apple trên thị trường smartphone trong quý 3 Thị trường smartphone toàn cầu rất cạnh tranh và các thương hiệu lớn luôn cảnh giác cao độ trước các đối thủ của mình. Công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng Canalys mới đây đã công bố số liệu thống kê về thị trường smartphone toàn cầu trong quý 3 năm nay. Báo cáo cho thấy do sự thiếu hụt chip, lô...