Từng ra mắt smartphone màn hình gập đầu tiên trên thế giới, kỳ lân công nghệ Trung Quốc vật vã ‘kêu cứu’
Royole, nhà sản xuất đầu tiên đưa smartphone màn hình gập ra thị trường vào năm 2018, giờ đây đang chật vật tìm nguồn vốn duy trì hoạt động.
Tháng 4/2022, Liu Shuwei, một trong những lãnh đạo của kỳ lân công nghệ này đã phải “kêu gọi chiến dịch giải cứu” trên mạng xã hội. “Tôi đề nghị chính phủ chủ động giúp đỡ Royole giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn vốn và thu hút các nhà đầu tư chiến lược”.
Thành lập từ năm 2010 tại Thẩm Quyến, Royole từng gia nhập danh sách các kỳ lân hứa hẹn của lĩnh vực công nghệ Trung Quốc. Các vấn đề của Royole không phải là điều gì bí mật.
Công ty đã tạm dừng trả lương cho một vài giám đốc điều hành trong năm ngoái, thậm chí gần đây còn khuyến khích các nhân viên nghỉ phép chế độ 3 tháng không lương. Chỉ trong vòng 2 năm, Royole đã cắt giảm gần nhân sự, xuống chỉ còn 700 người.
Gian nan con đường phát hành cổ phiếu
CEO Bill Liu, kỹ sư điện từng tốt nghiệp đại học Thanh Hoa và Stanford, thành lập Royole vào năm 2012. Giương cao sứ mệnh là một công ty đổi mới sáng tạo, Royole nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Thậm chí, một quỹ do chính quyền thành phố Thẩm Quyến hậu thuẫn cũng rót tiền vào công ty.
Với nguồn tài chính dồi dào, Royole chi 6 – 7 tỷ NDT (883 triệu USD – 1,03 tỷ USD) xây dựng một nhà máy sản xuất tấm nền, đi vào hoạt động trong năm 2018. Thời điểm đó, kế hoạch phát triển điện thoại gập của công ty gây được nhiều sự chú ý. Những lô hàng khổng lồ bắt đầu xuất xưởng vào năm sau đó, vượt mặt cả Samsung Electronics, ông lớn smartphone và lĩnh vực sản xuất màn hình.
Theo công ty nghiên cứu Itjuzi, Royole được định giá 6 tỷ USD vào tháng 5/2020, đưa công ty vào danh sách những kỳ lân công nghệ. Thời điểm đó, công ty này nổi tiếng không kém hãng sản xuất máy bay không người lái DJI, một kỳ lân khác tại Thẩm Quyến trị giá 22 tỷ USD.
Thế nhưng, câu chuyện về vốn chủ sở hữu của Royole nhanh chóng rẽ vào bước ngoặt u ám. Cuối năm 2020, sàn giao dịch công nghệ STAR tại Thượng Hải nhận đơn đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của kỳ lân này. Công ty tìm cách huy động hơn 14,4 tỷ NDT, nhưng lại rút đơn đăng ký vào tháng 2/2021.
Không rõ lý do đằng sau quyết định rút đơn là gì, nhưng giới phân tích nói rằng công ty đã quá vội vàng đa dạng hoá danh mục kinh doanh trong khi doanh số smartphone còn bấp bênh.
Video đang HOT
Thị phần bị bóp nghẹt bởi các ông lớn
Theo hãng phân tích iResearch, số lượng điện thoại màn hình gập tại Trung Quốc dự báo đạt 13,8 triệu đơn vị vào năm 2025, gấp 12 lần số lượng năm 2020. Nhưng một công ty dữ liệu khác, iiMedia Research lại cho thấy 75% khách hàng thích điện thoại gập của Huawei Technologies và chỉ 2% chọn sản phẩm của Royole.
Thị trường tấm nền cũng được chứng minh là rất khó cạnh tranh. Các hãng sản xuất tấm nền hàng đầu Trung Quốc như BOE Technology Group và China Star Optoelectronics Technology đã phát triển các màn hình gập của riêng họ. Cả 2 ông lớn này đều bắt tay với những gã khổng lồ thiết bị khác, gồm cả Huawei, do đó dư địa cho các startup nhảy vào là rất hẹp.
Thay vào đó, Royole quay sang phân bổ đầu tư với Louis Vuitton và Airbus.
Royole “đã đi quá xa trong việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhưng không phát triển đủ nhanh để bù đắp chi phí”, đại diện một công ty giao dịch tại Thẩm Quyến nhận định.
Với nguồn thu bị ảnh hưởng, công ty báo lỗ ròng hơn 1 tỷ NDT trong năm 2019. Trong khi đó, con số thiệt hại tính tới nửa đầu năm 2020 là 960 triệu NDT còn doanh thu vận hành chỉ đạt khoảng 110 triệu NDT.
Royole không phải doanh nghiệp duy nhất phải vật lộn để mở rộng thị phần. Năm ngoái, hơn 80 công ty khác cũng đã huỷ bỏ kế hoạch niêm yết trên sàn STAR, gấp đôi năm 2020.
Số lượng này gia tăng một phần do Ủy ban chứng khoán Trung Quốc thắt chặt quy định với các vụ IPO những năm gần đây để bảo vệ nhà đầu tư.
Tháng trước, XAG, hãng sản xuất máy bay không người lái nông nghiệp cũng rút lại kế hoạch niêm yết trên sàn STAR. Công ty chật vật mở rộng tệp khách hàng trong bối cảnh DJI đang thống trị thị phần toàn cầu. Hồ sơ IPO cho thấy XAG có khoản lỗ ròng 85 triệu NDT trong nửa đầu năm 2021.
Startup nhận dạng giọng nói Unisound và Hesai Technology, phát triển các cảm biến dành cho xe tự hành, đều huỷ IPO vào năm 2021 và chọn cách kêu gọi vốn bổ sung từ những nhà đầu tư sẵn có.
Báo Hàn: Samsung tụt hậu so với Apple trong lĩnh vực AR/VR vì bị 'ám ảnh' với smartphone gập
Tờ Korea Herald cho rằng bất chấp thị trường smartphone đang trì trệ, Samsung vẫn bị ràng buộc với lĩnh vực di động trong khi các hãng khác đang chạy đua vào thị trường mới như metaverse.
Theo Korea Herald, nỗi ám ảnh về điện thoại thông minh có thể gập lại của Samsung Electronics đang khiến thị trường lo ngại khi gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đang bỏ lỡ những gì sắp tới: Metaverse
Theo công ty theo dõi thị trường TrendForce, Samsung vẫn là thương hiệu smartphone toàn cầu số 1 về thị phần vào năm 2021, nhưng hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh tính theo doanh số chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, so sánh lớn với mức 25,5% của Apple và 35,1% của Xiaomi.
Mặc dù sự tăng trưởng dường như đã dừng lại đối với mảng kinh doanh điện thoại thông minh của mình, nhưng Samsung vẫn đang thúc đẩy các dòng smartphone có thể gập lại để lấy lại động lực, mà không đưa ra thứ lớn tiếp theo (the next big thing) - các thiết bị XR - để đăng nhập vào metaverse.
XR, viết tắt của thực tế mở rộng, là một thuật ngữ bao gồm thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), thực tế hỗn hợp (MR) và mọi thứ ở giữa. Thuật ngữ này đã nổi lên như một khái niệm chính để hiểu về đại dịch, khi mà mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày đều di chuyển sang lĩnh vực trực tuyến hoặc metaverse.
Các đối thủ cạnh tranh của Samsung như Apple, Microsoft, Meta (Facebook sau khi đổi tên) và Sony đang phát triển hoặc đã tung ra thiết bị XR để đưa người dùng vào metaverse. Nhưng Samsung vẫn giữ im lặng về tiến trình của mình. Không rõ liệu công ty có đang phát triển thiết bị XR hay không.
Samsung vẫn mải miết theo đuổi chiến lược smartphone gập.
Đã là người đến sau
Các chuyên gia cho biết, ngay cả khi Samsung phát triển thiết bị XR, công ty vẫn thiếu nội dung và nền tảng để tạo ra một hệ sinh thái metaverse.
"Các công ty công nghệ lớn, thay vì các nhà sản xuất điện thoại thông minh, đang dẫn đầu về các thiết bị XR vì họ có nội dung và nền tảng cần thiết. Google có hệ điều hành Android, Microsoft có Xbox và Sony có PlayStation", Kim Gwang-soo, nhà phân tích tại eBest Investment and Securities, cho biết. Và theo ông, rất rủi ro khi Samsung tung ra thiết bị XR, vì vậy công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng điện thoại thông minh có thể gập lại.
Statista, một công ty dữ liệu thị trường của Đức, dự đoán rằng thị trường XR toàn cầu sẽ tăng gấp 10 lần lên 300 tỷ USD vào năm 2024, từ 31 tỷ USD vào năm 2021. Số lượng thiết bị XR, ở mức 10 triệu chiếc vào năm 2021, dự kiến sẽ tăng lên 70 triệu năm 2030. Và các nhà phân tích dự đoán thiết bị XR dự kiến sẽ thay thế một phần PC và điện thoại thông minh để trở thành thiết bị CNTT chủ đạo.
Để nắm bắt thị trường thiết bị XR đang bùng nổ, vào tháng 11, Samsung đã đầu tư muộn màng vào DigiLens, một công ty khởi nghiệp sản xuất kính XR có trụ sở tại California.
Tuy nhiên, cuộc đua dành cho thiết bị XR đã bắt đầu, với những người chơi lớn đã đưa ra cam kết một cách nghiêm túc.
Cuộc đua metaver đã bắt đầu, nhưng Samsung ở đâu?
Những người khác trong cuộc đua
Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) được tổ chức ở Las Vegas vào đầu tháng này, các thiết bị XR do một loạt công ty Nhật Bản phát triển đã chiếm được nhiều sự chú ý. Tại sự kiện này, Sony đã trình làng tai nghe chơi game PS VR2 gắn màn hình OLED hỗ trợ tốc độ khung hình 120Hz, góc nhìn rộng 110 độ và độ phân giải 4K. Shiftfall, một công ty con của Panasonic, đã giới thiệu một thiết bị XR siêu nhẹ và siêu phân giải mang tên Meganex.
Trong khi đó, Apple dự kiến sẽ giới thiệu một thiết bị XR vào quý 4 năm nay với trọng lượng chỉ 300-400 gram. Máy dự kiến sẽ được trang bị chip mạnh mẽ như M1, màn hình 4K và cảm biến 3D theo dõi chuyển động.
Còn tại Meta, một tai nghe VR cao cấp mới có tên mã là Project Cambria đang được phát triển, dự kiến ra mắt trong năm nay. Thiết bị, được lắp đặt với các cảm biến bên trong, theo dõi các biểu hiện trên khuôn mặt của người dùng và mô tả chúng theo khuôn mặt của các nhân vật trong metaverse.
Các chuyên gia cho biết, để Samsung duy trì sự cạnh tranh phù hợp, họ cần phải tìm một "đối tác XR" với nội dung hoặc nền tảng để đổi lấy kiến thức chuyên môn về chip, như đã chứng kiến sự hợp tác giữa Qualcomm và Microsoft.
Qualcomm, nhà sản xuất chip viễn thông lớn nhất thế giới, đã hợp tác với Microsoft để xâm nhập thị trường metaverse. Dựa trên kinh nghiệm phát triển XR1 và XR2, chip cho các thiết bị AR và VR, Qualcomm đang phát triển một chip AR mới cho kính AR của Microsoft. Con chip mới sẽ cho phép kính AR của Microsoft tiêu thụ ít điện năng hơn, có nghĩa là thiết bị có thể trở nên nhẹ hơn nhiều với hệ thống pin nhỏ hơn.
Một thời cạnh tranh màn hình gập với Samsung, giờ đây công ty Trung Quốc này còn không đủ tiền trả lương nhân viên Nhiều nhân viên Royole cho biết, họ đã không nhận được lương từ tháng 10 cho đến nay. Là công ty giới thiệu thiết bị màn hình gập đầu tiên trên thế giới và từng được xem như đối thủ tiềm tàng của Samsung trong lĩnh vực này, thế nhưng một báo cáo mới đây cho thấy, hãng Royole Corporation của Trung Quốc...