Từng mất tới 9 tháng mới dọn xong Tử Cấm Thành: 250.000 mét khối rác được đưa đi, số lượng người tham gia “tổng vệ sinh” gây choáng
Tử Cấm Thành là một trong những cung điện có bề dày lịch sử lâu đời nhất thế giới. Nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Cố Cung hiện là một địa điểm du lịch thú vị của du khách thế giới. Tồn tại hơn 600 năm, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, Tử Cấm Thành luôn là cái tên thu hút sự chú ý của du khách muôn phương.
Để bảo tồn một nét đẹp lịch sử, người dân Trung Quốc có những dịp dọn dẹp triệt để, trả lại sự sạch sẽ, uy nghiêm của nơi đây. Đây cũng là cách mà chính phủ Trung Quốc thể hiện sự tự hào cũng như trách nhiệm của họ về Cố Cung. Đồng thời, việc dọn dẹp Cố Cung sạch sẽ cũng giúp du khách có cái nhìn tích cực, tốt đẹp về đất nước tỷ dân.
Vào năm 1949, một cuộc dọn dẹp quy mô lớn ở Cố Cung. Mục đích của việc này là để dọn sạch lượng lớn rác thải đã tích tụ trong Tử Cấm Thành nhiều năm bao gồm các di tích bị hư hỏng, gỗ mục nát, giấy mục nát… Việc dọn dẹp giúp giữ nguyên giá trị, đảm bảo tính toàn vẹn, bền vững của Tử Cấm Thành.
Quy mô khủng của cuộc dọn dẹp năm 1949
Công việc dọn dẹp Tử Cấm Thành bắt đầu vào tháng 4 năm 1949 và kéo dài tận 9 tháng. Số lượng người tham gia gây choáng váng vì lên tới 70.000 người dưới sự lãnh đạo của Bộ văn hóa và Chính quyền thành phố Bắc Kinh. Người dọn dẹp bao gồm sinh viên, nhân viên văn hóa, nông dân, tạp vụ… và nhiều nhóm khác ở Bắc Kinh. Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh, đội ngũ công an cũng xuất hiện và làm nhiệm vụ.
Công việc bắt đầu từ ngoại vi Tử Cấm Thành rồi tiến dần vào bên trong. Mục đích chính là dọn sạch mọi bụi bẩn, rác thải đã tích tụ nhiều năm nên những người tham gia đã chuẩn bị các dụng cụ đa dạng. Từ chổi, búa, xẻng, cây lau nhà tới các máy móc như máy xúc đều được huy động. Họ phải đảm bảo làm sạch Tử Cấm Thành ở mọi ngóc ngách như sàn, tường, gạch…
Điều khó khăn nhất với những người tham gia dọn dẹp là bên trong Tử Cấm Thành. Để bảo vệ các cổ vật, di tích còn sót lại, nhân viên dọn dẹp phải cẩn thận từng li từng tí. Họ cũng cân nhắc khi sử dụng chất tẩy rửa để tránh làm hư hỏng các đồ vật. Thậm chí họ còn phải dùng bàn chải đánh răng để cọ rửa trong những khung tranh chạm khắc.
Kết quả đáng trầm trồ
Sau 9 tháng “tổng vệ sinh”, kết quả khả quan mà 70.000 người mang lại là 250.000 mét khối rác được loại bỏ. Những rác thải này chủ yếu là gạch vỡ, lá cây, giấy vụn… nhưng cũng đủ gây sốc vì số lượng.
Cuộc “tổng vệ sinh” này còn tìm thấy rất nhiều cổ vật giá trị. Theo thống kê có tới 2983 mẫu cổ vật được giữ lại bao gồm đồ sứ, đồ đồng, ngọc bích, thư pháp, tranh vẽ… Hầu hết đây là những mẫu vật đã thất lạc rất nhiều năm và khi “tổng vệ sinh” mới tìm thấy.
Qua lần dọn dẹp này, người ta cũng ghi chép lại cẩn thận tình trạng của từng tòa nhà. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc sửa chữa, bảo vệ Cố Cung.
Khó có thể phủ nhận những ý nghĩa to lớn mà cuộc “tổng vệ sinh” Cố Cung năm 1949 đạt được. Tới nay, Tử Cấm Thành vẫn là một trong những địa điểm hút khách du lịch. Tử Cấm Thành vốn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp nên vẫn luôn là chủ đề gây tò mò cho du khách thế giới. Cung điện nguy nga, huyền bí này tồn tại hơn 600 năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn luôn được nhắc đến là một công trình huyền thoại của đất nước tỷ dân.
Bức tranh kỳ lạ trong Tử Cấm Thành gây tranh cãi suốt 300 năm, phóng đại gấp 10 lần mới khám phá được bí ẩn: Hóa ra có mối liên quan với cuộc đời họa sĩ
Trong Tử Cấm Thành từng có một bức tranh kỳ lạ mang tên "Ong và hổ" gây tranh cãi suốt thời gian dài.
Hiện bức tranh được đặt tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).
Được biết, tác giả của bức tranh là Hua Yan (1682 - 1756), quê ở tỉnh Phúc Kiến. Ông là một họa sĩ nổi tiếng dưới triều nhà Thanh.
"Ong và hổ" - Bức tranh kỳ lạ gây tranh cãi suốt nhiều thế kỷ
Bức tranh "Ong và hổ" trong Tử Cấm Thành đã có lịch sử gần 300 năm kể từ khi nó được tạo ra. Tuy nhiên đến nay vẫn có nhiều tranh cãi, nghi ngờ về nội dung xung quanh bức tranh.
Ban đầu, bức tranh không phải là một tác phẩm nghệ thuật được mọi người coi trọng. Thậm chí còn bị đánh giá là một tác phẩm ngớ ngẩn, kỳ quặc khi được phát hiện vào đầu thế kỷ 18.
Đến đầu thế kỷ 19, "Ong và hổ" bắt đầu gây sự chú ý. Trong thời kỳ này, một số học giả nghiên cứu để đi tìm nội dung bí ẩn phía sau. Đặc biệt, hình ảnh con hổ trong bức tranh là vấn đề được đem ra bàn cãi, mổ xẻ.
Trong văn học, nghệ thuật và tôn giáo Trung Quốc, hổ là con vật thể hiện sức mạnh, quyền uy. Hổ được coi là linh thú bất khả xâm phạm, là biểu tượng chống lại những điều xấu xa, bảo vệ cái thiện. Hổ thường xuất hiện với dáng đứng hiên ngang, đôi mắt sắc lẹm, bộ lông dày mượt cùng các hoạt động dũng mãnh như: Vồ mồi, săn bắt, nô đùa,...
Tuy nhiên, trong bức tranh "Ong và hổ", con hổ xuất hiện rất lạ. Hổ không có dáng đi lẫm liệt mà đầu cúi phía trước, móng vuốt có miếng đệm dày giống như con mèo. Nếu không có bộ lông vằn đặc trưng, nhiều người còn lầm tưởng đây là một con mèo bị ốm. Hổ trong bức tranh "Ong và hổ" có ánh mắt sợ hãi, rụt rè; móng vuốt cụp vào trong. Trông nó vừa đáng thương vừa buồn cười!
Bức tranh "Ong và hổ" trong Tử Cấm Thành từng là chủ đề được bàn cãi
Các học giả nhận định con hổ trong tranh không tuân theo quy luật tự nhiên. Thế nhưng nhiều chuyên gia khác lại cho rằng chú hổ này là sản phẩm của trí tưởng tượng. Vì thế, Hua Yan không cần phải tuân theo quy luật tự nhiên. Họ cũng cho rằng vì là một bức tranh ngẫu hứng nên dĩ nhiên chẳng chứa đựng hàm ý sâu xa gì.
Thế nhưng, có một điều đặc biệt mà mãi về sau người ta mới phát hiện ra, đó là một con ong đằng sau con hổ. Thoạt đầu, mọi người nghĩ có lẽ do lưu truyền quá lâu nên bức tranh đã cũ, xuất hiện chấm đen nhỏ. Nhưng đó không phải là vết bẩn, vết nấm mốc. Khi mang đi trùng tu, họ đã phóng tranh to gấp 10 lần và phát hiện ra đó là một con ong nhỏ. Đến lúc này, bức tranh mới thật sự hoàn thiện và người ta vô cùng ngưỡng mộ trước tài tình của họa sĩ Hua Yan.
Đằng sau bức tranh là cuộc đời nhiều oan trái của tác giả
Nhiều người cho rằng, qua hình ảnh con hổ, Hua Yan đang ngụ ý chính bản thân. Rõ ràng ông là người có tài năng nhưng vẫn phải bán tranh để kiếm sống. Ông phải chịu đựng nhiều khổ cực, bị người đời coi thường và con hổ trong bức tranh là biểu hiện nội tâm của Hua Yan.
Tuy nhiên trong tranh, con hổ và con ong đối mặt với nhau và đấu tranh không ngừng. Điều này thể hiện tinh thần sống ngoan cường, bất khuất. Đồng thời thể hiện sự dũng cảm, kiên trì đối mặt trước mọi khó khăn, thách thức.
Tác giả Hua Yan sinh ra trong một gia đình nghèo tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Cha mẹ ông là nông dân và làm thêm công việc làm giấy viết. Mặc dù gia đình không khá giả nhưng cha mẹ vẫn cho ông học hết bậc tiểu học. Sau này khi cha mất đi, ông phải bỏ học giữa chừng, về nhà theo nghề làm giấy cùng người chú.
Từ nhỏ, Hua Yan đã yêu thích hội họa và văn học. Ông bắt đầu vẽ tranh từ rất sớm. Ngay cả khi đang làm việc, ông cũng vẽ lên bất cứ đâu như trên nền đất, tường nhà hay nền cát.
Trong một lần khi đang nguệch ngoạc trên tường, một họa sĩ đi ngang qua nhìn thấy đã rất ngạc nhiên. Sau đó, vị họa sĩ nhận Hua Yan làm học viên và đầu tư cho ông học vẽ bài bản. Nhờ đó, kỹ năng hội họa của ông được cải thiện. Hua Yan nhanh chóng trở thành một họa sĩ nổi tiếng. Các tác phẩm của ông tạo được tiếng vang lúc bấy giờ. Hua Yan còn được Hoàng đế Khang Hy đánh giá cao và ông trở thành một trong những họa sĩ phục vụ trong cung đình.
Hua Yan có rất nhiều những bức họa nổi tiếng
Sau khi tên tuổi Hua Yan được nhiều người biết đến, tranh của ông bán rất chạy. Nhưng vào năm Khang Hy thứ 12, một gia tộc tại tỉnh Chiết Giang mời Hua Yan đến để vẽ 4 bức tranh lớn treo trên tường nhà thờ tổ đường.
Tuy nhiên, do xuất thân thường dân của ông nên sau đó, họ đã từ chối thẳng thừng. Thay vào đó, họ mời một họa sĩ họ Trương đến để vẽ. Điều này khiến ông cảm thấy xấu hổ ê chề. Không chịu được, ngay nửa đêm hôm đó, Hua Yan đã cầm đuốc vẽ 4 bức tranh lên 4 bức tường của nhà tổ đường.
Hua Yan biết hành động này là phạm pháp, có thể dẫn tới thảm họa nên ông đã bỏ trốn, rời khỏi quê hương. Hua Yan quyết định tới Hàng Châu để tìm kiếm cơ hội phát triển tốt hơn. Lúc này, ông đã không còn trẻ tuổi. Nhưng nhờ tài năng của mình nên ông đã kết bạn được với nhiều người có tiếng tăm trong giới nghệ thuật.
Dưới ảnh hưởng và sự động viên, khích lệ của những người bạn, Hua Yan bắt đầu rẽ hướng sang nghiên cứu thơ ca. Ông nung nấu khát vọng trở thành người tài giỏi như họ. Nhưng đáng tiếc là ông không thành công dù đã rất nỗ lực và chăm chỉ. Sau này, để mưu sinh, ông bắt buộc phải rao bán những bức tranh cũ của mình trên phố với giá rẻ mạt.
Có thể thấy, bức tranh "Ong và hổ" là một di tích văn hóa vô cùng quý giá, là đóng góp lớn đối với hội họa Trung Quốc cổ đại. Sức hấp dẫn, độc đáo mà nghệ thuật mang lại cùng nội hàm tư tưởng sâu sắc dường như mở ra một cánh cửa bí ẩn xuyên thời gian, không gian giúp chúng ta cảm nhận được nhiều điều thú vị.
Tại sao những vạc nước trong Tử Cấm Thành không hề bị đóng băng suốt 600 năm? Khoảng 300 vạc nước khổng lồ rải rác trong Tử Cấm Thành không hề đóng băng suốt 600 năm qua, tất cả là nhờ vào một bí kíp cực kỳ đơn giản. Tử Cấm Thành là hoàng cung của các hoàng đế triều đại nhà Minh và nhà Thanh, đồng thời cũng là một trong những công trình mang tính biểu tượng trong...