Từng là đối tác chiến lược của nhau, vì sao mối quan hệ Apple – Nvidia đổ vỡ và biến thành kẻ thù?
Quan hệ đối tác giữa Apple và Nvidia không được êm đẹp cho lắm và có vẻ như lãnh đạo của hai bên không hề ưa nhau.
Trả lời câu hỏi này, kỹ thuật viên máy tính Yowan Rajcoomar đã kể lại quá khứ hợp tác không thành công giữa Nvidia và Apple, kéo theo một loạt các mâu thuẫn sau này.
Xưa kia, Nvidia đã từng là đối tác chiến lược của Apple. Họ cung cấp chip đồ họa chuyên dụng cho một số máy tính của Apple và chúng mang đến hiệu năng tốt hơn so với các sản phẩm sử dụng chip đồ họa Intel.
Hai bên đã hợp tác suôn sẻ cho đến năm 2008 khi Nvidia chuyển đổi công nghệ sản xuất từ tiến trình 90nm sang 80nm. Đó là giai đoạn hỗn loạn đối với Nvidia, series GPU GeForce 8 hoạt động không ổn định và dễ bị hỏng. Chúng không chỉ tiêu thụ nhiều năng lượng, chạy nóng mà còn có một lỗi thiết kế nghiêm trọng. Khoanh vùng màu đỏ ở hình ảnh bên dưới là các chấu kết nối giữa khuôn với đế GPU. Thiết kế không chắc chắn của Nvida đã khiến các chấu này va đập và dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Điều này khiến toàn bộ GPU bị hỏng.
Khi đó, Apple đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề vì sử dụng GPU GeForce 8600M GT trong dòng MacBook 2008. Khách hàng của Apple thường xuyên phản hồi về tình trạng video bị méo, thậm chí màn hình mất tín hiệu hiển thị. Sự cố đã được truyền thông đưa tin rộng rãi cách đây 10 năm và được mệnh danh là “Bump Gate”. Do đó, Apple buộc phải thu hồi một lượng lớn MacBook đã bán ra thị trường và cung cấp sửa chữa miễn phí cho khách hàng.
Vào tháng 7 năm 2008, Nvidia đã công khai thừa nhận một số bộ xử lý đồ họa của họ có khả năng cao bị lỗi và đổ thừa nguyên nhân do quá trình đóng gói. Đồng thời, Nvidia cũng đảm bảo với Apple rằng máy tính Mac không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Apple đã mở một cuộc điều tra và xác định rằng MacBook của họ có bị ảnh hưởng. Không lâu sau, Apple loại bỏ Nvidia làm đối tác chiến lược và một chuỗi các mâu thuẫn bắt đầu xảy ra từ đây.
Video đang HOT
Vào khoảng năm 2014, Nvidia đã tham lam và sử dụng bằng sáng chế của họ để kiện Qualcomm và Samsung. Sở dĩ Nvidia làm vậy vì Apple sử dụng chip Samsung trên iPhone, một sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nvidia cho rằng họ phải được nhận một khoản phí cấp phép, bởi Qualcomm và Samsung đã ứng dụng sáng chế của họ trong hoạt động sản xuất của mỗi bên. Vụ kiện cuối cùng đã được tòa án bác bỏ và Apple lại đứng về phía Samsung khiến mối quan hệ giữa Apple và Nvidia trở nên chua chát.
Apple cũng đã ký kết một thỏa thuận với AMD, chọn AMD làm đối tác chiến lược thay vì Nvidia, cung cấp GPU cho các sản phẩm máy tính của Apple. Lý do cụ thể được nêu ra liên quan đến vấn đề kỹ thuật, rằng GPU của Nvidia tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với GPU của AMD và thiếu hỗ trợ DisplayPort 1.3 cần thiết để điều khiển hai màn hình 5K. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn hiểu rằng Apple hợp tác với AMD vì họ nhận được những thỏa thuận tốt hơn và “mối tình” với Nvida đã chấm dứt.
Trả lời thêm vào chủ đề này, một thành viên khác tên Mathieu Bélanger lại có góc nhìn khác bênh vực Nvidia. Người này nói rằng vấn đề lỗi chip xảy ra năm 2008 đã bị Apple làm phóng đại và một phần lỗi lầm cũng thuộc về Apple bởi MacBook của Apple làm mát cực kỳ kém.
Bélanger cũng đề cập thêm một lý do khiến Apple muốn bỏ rơi Nvidia, là vì NVidia đã phát hành một thông cáo báo chí nói rằng Apple đang khiến sản phẩm của Nvidia bị coi là sản phẩm giá rẻ.
Hầu hết MacBook của Apple đều làm mát kém (tản nhiệt không tốt và quạt chỉ quay khi nhiệt độ CPU cao hơn 82C). Nhiều máy tính xách tay khác dùng GPU GeForce 8 series không bị làm sao vì chúng được làm mát đúng cách. Apple tự làm các trình điều khiển và quyết định việc hỗ trợ chip.
Gần đây nhất, vào khoảng cuối năm 2018, Apple còn gây khó dễ đối với những người dùng muốn sử dụng card đồ họa gắn ngoài của Nvidia với máy tính Mac. Kể từ khi bản cập nhật macOS 10.14 Mojave được phát hành, hệ điều hành của Apple không còn hỗ trợ trình điều khiển tương thích với các eGPU của Nvidia.
Mọi chuyện trở nên xấu đi khi macOS 10.14 hỗ trợ phần lớn card đồ hoạ của AMD, từ cũ đến mới nhưng lại chỉ hỗ trợ 2 card đồ họa của Nvidia là GTX 680 và Quadro K500 và chúng đều là hàng cổ. Điều này chứng tỏ mối quan hệ giữa Nvida và Apple đã chuyển từ “không yêu” sang “ghét”.
Nhiều khách hàng của Apple đã thực sự tức giận và họ đang kêu gọi một chiến dịch phản đối tập thể trên mạng xã hội với hashtag #unblockNVIDIA.
Đến thời điểm hiện tại, hàng nghìn người đã tham gia chiến dịch #unblockNVIDIA. Họ đã cùng nhau ký chung vào một đơn kêu gọi Apple mở cửa cho các sản phẩm của Nvidia nhưng đến hiện tại Apple vẫn chưa phản hồi.
Kể ra thì Apple cũng hơi quá đáng trong việc này, yêu hay không yêu Nvidia nói một lời thôi. Cứ im lặng mà hành động kiểu này khách hàng lại phải chịu thiệt.
Theo Genk
Lộ thông tin về NVIDIA GeForce GTX 1660: Turing, 1408 nhân CUDA, 6GB VRAM, 220 USD
NVIDIA sẽ sớm giới thiệu chiếc card đồ họa GeForce 1660 mới nhất trong tương lai gần. Chiếc card này được định hướng với khoảng giá 250 USD. Giờ đây, những thông tin của chiếc card đồ họa tầm trung này đã xuất hiện trên trang WCCFTech .
Theo nguồn tin, NVIDIA GeForce GTX 1660 sẽ sử dụng kiến trúc GPU Turing TU116-300. Kiến trúc TU116 này gần đây đã được NVIDIA đưa lên GTX 1660 Ti ra mắt hồi tháng trước. Và dĩ nhiên, GeForce GTX 1660 sẽ là một phiên bản cắt giảm của Ti, nhưng có vẻ như là không nhiều như dự kiến.
Thông số cụ thể của GeForce GTX 1660 bao gồm 1408 nhân CUDA (11 SM, trong khi GTX 1660 Ti lại có 12 SM), 88 TMU và 48 ROP. Chiếc card này có mức xung cơ bản là 1530 MHz và sẽ đạt 1785 MHz khi boost. Tùy thuộc vào mỗi mức giá của những bên thứ ba mà chiếc card sẽ có mức xung bao nhiêu. Bên cạnh đó, nó cũng có 6 GB VRAM, tuy nhiên lại sử dụng GDDR5 thay vì GDDR6. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt chính giữa GTX 1660 Ti và GTX 1660.
Bộ nhớ 6 GB GDDR5 này vẫn sẽ hoạt động ở mức bus 192 bit nhưng bởi vì có xung nhịp thấp hơn (8 Gbps so với 12 Gbps), nên băng thông chỉ ở mức 192 GB/s. Dù là phiên bản rút gọn nhưng GTX 1660 vẫn yêu cầu đường cấp nguồn 8-pin để khởi động và cũng có thể có mức TDP tương đương với GTX 1660 Ti. Mức giá khởi điểm của chiếc card này là 220 USD (khoảng 5,1 triệu đồng), rẻ hơn 30 USD so với giá của GTX 1060 khi ra mắt (không tính bản Founder Edition), mà vẫn có hiệu năng tương đương GTX 1660 Ti hoặc GTX 1070 và hơn một chút so với GTX 1060.
Với mức giá này, có thể NVIDIA muốn cạnh tranh với chiếc card Radeon RX 590 có giá 279 USD của AMD. Rõ ràng, GeForce GTX 1660 cung cấp hiệu năng tốt hơn cũng như giá thấp hơn so với đối thủ. Thực tế, điểm quan trọng trong dòng GeForce 16 đó chính là việc NVIDIA hướng đến phân khúc giá rẻ, vốn luôn chiếm phần lớn trong thị trường gaming. NVIDIA cũng đã chiếm được một thị phần lớn trong phân khúc này ngay cả trong thời kì khủng hoảng ở quý trước.
GeForce GTX 1660 sẽ được bán ra vào ngày 14/03 sắp tới. Và nguồn tin xác nhận rằng, NVIDIA sẽ tung ra GeForce GTX 1650 vào tháng Tư năm nay.
Theo VnReview
Tiền ảo giảm giá ảnh hưởng mạnh tới tình hình tài chính của Nvidia Những sản phẩm mới có công nghệ Ray Tracing mới cũng không làm Nvidia vực dậy được. Đầu quý trước, Nvidia thông báo rằng doanh thu của hãng sẽ không đạt được kì vọng, và đến nay thì ta đã biết được rằng hãng không hề nói đùa. Tính đến ngày 27 tháng 1, doanh thu quý của Nvidia dừng lại ở mức...