Từng không thích nấu ăn, lấy chồng xong trên mâm cơm luôn có món này
Nhìn những mâm cơm đơn giản nhưng ngon miệng, đã mắt của chị Thu (Hà Nội), dân mạng được phen khen nức lời.
Bận bịu với công việc ở cơ quan, lại có 2 con nhỏ nhưng chị Thu (33 tuổi, Mỹ Đình – Hà Nội) ngày nào cũng rất chăm chỉ vào bếp nấu ăn cho gia đình. Chị chia sẻ, vì 2 vợ chồng đều đi làm, 2 bé đi học, buổi tối là bữa duy nhất cả nhà ăn với nhau, nên dù bận rộn mấy chị cũng cố gắng nấu bữa cơm này.
Bất ngờ là, chị tâm sự, trước đây bản thân chưa bao giờ thích nấu ăn. Nhưng khi xây dựng gia đình, nhất là lúc có con nhỏ, chị chăm vào bếp hơn, ai cũng hào hứng chào đón bữa cơm chiều, vì thế, chị dần thích thú với việc này.
Chị Thu và hai con gái
Mỗi ngày, trở về nhà lúc 6 giờ tối, còn tắm rửa cho các con nên 8X sẽ tranh thủ sơ chế nguyên liệu từ hôm trước, để khi cần là chỉ việc nấu ngay. Hoặc bà mẹ 2 con sẽ lựa chọn nấu các món đơn giản để tiết kiệm thời gian. Đến 7 giờ 30 là cả nhà có cơm thưởng thức rồi.
“Mình không quá chi li tính số tiền cho từng bữa ăn, bữa nọ bù bữa kia, miễn sao đủ dinh dưỡng cho cả nhà là được, không quá tiết kiệm cũng không quá hoang phí nữa”, chị Thu chia sẻ về việc tính toán giá tiền của mỗi bữa ăn.
Video đang HOT
Đúng chuẩn là một bà mẹ công sở nên khi nấu ăn, chị Thu luôn hướng đến tiêu chí nhanh, gọn và đủ chất. Dù nấu ít hay nhiều nhưng quan trọng nhất với bà mẹ đảm này là các món phải phù hợp với khẩu vị của 2 vợ chồng và 2 con. Chất xơ, đạm, béo cũng luôn được chị cân bằng trong mỗi bữa ăn.
Khi đăng những mâm cơm của mình lên facebook, bà mẹ 2 con được hội chị em nội trợ khen nức lời vì trông ngon miệng, bắt mắt. Không chỉ thế, dân mạng tinh mắt còn nhận ra, mâm cơm nào nhà chị Thu cũng có món cá. Lý giải điều này, 8X cho biết, đó là do chiều theo sở thích của chồng. “Trong gia đình có 2 bạn nhỏ, nên mình cố gắng nấu đủ các món rau, thịt, cá… và đảm bảo mềm, dễ ăn, ngon miệng. Còn chồng mình thì thích cá nên hầu như cá luôn xuất hiện trên mâm”, chị nói.
Chị cũng dành thời gian để lên kế hoạch nấu ăn, thực đơn cho 2-3 ngày. Làm việc này sẽ giúp chị có thể định hình được các món mình sẽ nấu trong vài ngày, tránh cho việc lặp món, giúp bữa nhà luôn tươi mới, ngon miệng, không chán ăn.
Vào những ngày mùa hè như vừa rồi, gia đình rất thích ăn canh chua nên chị thường xay cua lọc sẵn, cho vào từng hộp để ngăn đá, để lúc nấu chỉ việc lấy ra rã đông. Còn những ngày mát trời, chị sẽ tăng cường làm các món kho, om cho phù hợp thời tiết, chồng và các con cũng thấy hấp dẫn hơn.
Ngoài các bữa cơm bình thường, 8X còn hay nấu lẩu, bún đậu, phở để ăn sáng, hoặc đôi khi đổi món cho các con bằng bánh tart, hay khoai tây chiên, cánh gà chiên…
Cũng nhờ có sự chăm chỉ vào bếp hàng ngày, chị Thu từ một người không thích nấu ăn, đến giờ chị đã có thể làm được rất nhiều món ngon và hấp dẫn. Đến nỗi chồng chị lúc nào cũng chỉ muốn về nhà ăn cơm vợ nấu.
“Hồi mới lấy chồng, mình mới bắt đầu học nấu nhiều món ăn hơn. Có món chưa được đạt, chồng vẫn cố ăn nhưng mình thấy cũng khổ sở lắm. Sau này hợp khẩu vị hơn, đa dạng món hơn, thì anh bảo luôn muốn về nhà ăn tối, vì cả ngày chỉ có một bữa cơm gia đình”, chị Thu tâm sự.
Bún đũa Nét ẩm thực thành nam
Bún là món quen thuộc với chúng ta đã từ nghìn năm. Có biết bao món ăn từ bún: nào là bún cá, bún riêu, bún đậu, bún bò...Nhưng có một món bún làm mê mẩn những người dân Thành Nam, mà lại ít ai nhắc đến là món "bún đũa".
Mặc dù món bún ở đâu cũng có nhưng món bún đũa ở Nam Định có nét khác biệt. Sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không nhũn. Bún đũa Nam Định dễ ăn không chỉ bởi vị thanh thanh nhẹ nhàng mà còn bởi vị thơm của cua và các gia vị món ăn này.
bún đũa nam định
Muốn ăn bún đũa, bạn không thể tìm thấy trong thực đơn của nhà hàng hay khách sạn mà chỉ có ở chợ và quán vỉa hè của Nam Định. Khác với các loại bún khác, do sự "cường tráng" của sợi bún đũa mà người ăn, dù là người bình dân hay người thanh lịch đều không bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức. Bún đũa kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng. Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy có thể rau muống, rau cải,... đến mùa rau rút thì thêm vài cọng để tăng thêm hương vị cho bát bún. Nồi riêu cua bao giờ cũng vàng, màu mỡ phi hành và chút gạch cua khêu từ mai cua, nó óng ánh, hấp dẫn, thơm tho, béo ngậy. Mặt nồi riêu bao giờ cũng nổi chìm lập lờ từng mảng gạch cua, mới trông đã thấy xôm xốp, ngọt ngào. Thứ rau gia vị ăn kèm không thể thiếu là kinh giới, tía tô, rau mùi ta, rau húng láng, rau ngổ ba lá xanh rờn...và thậm chí có thể thêm vài cây giá sống.
Thưởng thức một bát bún đang bốc khói với những sợi bún trắng to, nổi bật trên những những mảng gạch cua hồng hồng, một ít màu trắng của cọng giá và màu xanh của rau, húp một ít nước béo đậm đà kèm theo chút gia vị ớt khô chưng mỡ sẽ ngon dần đến rân rân cảm giác vô cùng thú vị.
Bún đũa Thành Nam mùa nào cũng được ưa chuộng cũng bởi ăn không quá no, nó rẻ hơn phở mà vẫn ngon lành, nhẹ nhàng hơn xôi và cũng không cầu kỳ như bún chả hay mỳ vằn thắn. Món bún đũa ấy ít khi nóng bỏng lưỡi. Không sao, thì chỉ là tạm lót lòng, cho đôi chân duỗi ra tí chút, đâu phải bữa tiệc linh đình mà kén chọn, chê bai. Tuy vậy, nhưng bát bún đũa riêu cua bình dị ấy có khi còn theo ta bao năm tháng sau này nữa cũng chưa biết chừng, nó sẽ thành kỷ niệm trên nẻo đường quê thân tình nồng đượm.
Mặc dù là món quà lót dạ bình dân, nhưng bún đũa đã trở thành một nét ẩm thực trong cuộc sống của người Thành Nam.
5 món Bắc chinh phục thực khách nhờ hương vị mắm tôm Cũng như nước mắm, mắm tôm là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt nói chung và Bắc Bộ nói riêng. Các món ngon kích thích vị giác gồm bún đậu, chả cá Lã Vọng, giả cầy... Với hương vị quyến rũ của mắm tôm, bún đậu là món Việt được lòng thực khách trong nước và quốc tế. Mắm tôm...