Tùng Dương – Những nấc thang đi lên, không có hồi kết
Vừa qua, chương trình trực tiếp Con đường âm nhạc với chân dung âm nhạc Tùng Dương đã để lại nhiều cảm xúc cho khán giả xem truyền hình.
Sau chương trình này, Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã có cuộc trò chuyện với ca sĩ Tùng Dương.
Muốn tồn tại thì phải không ngừng vận động
* Trong suốt 2 năm vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường âm nhạc dường như đóng băng, nhưng Tùng Dương thì lại có rất nhiều ý tưởng để liên tục đem đến những sản phẩm âm nhạc mới. Vậy anh có sợ mình ôm đồm quá không khi thể hiện nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, ở nhiều vai trò khác nhau và nhiều cách tiếp cận khác nhau?
- Dù không phải là một nhà sản xuất âm nhạc chính thống, nhưng Dương luôn nhìn và hiểu những sản phẩm mình làm dưới góc độ của một nhà sản xuất, và có những ý tưởng trong âm nhạc để phản ánh đúng suy nghĩ của mình trong thời điểm đó.
Tùng Dương đầy cảm xúc khi trình bày ca khúc “Mẹ tôi” (Sáng tác: Trần Tiến)
Dịch bệnh tới khiến chúng ta phải thay đổi cái nhìn. Chúng ta nhìn lại chính mình, có không gian, thời gian tĩnh hơn để khám phá nội tâm mình nhiều hơn, trau dồi nhiều hơn. Từ đây lại giúp chúng ta có nhiều ý tưởng dồi dào hơn. Hơn nữa, Dương nghĩ rằng một người nghệ sĩ trong thời đại công nghệ 4.0 cũng cần phải nhanh nhạy với thời cuộc, nhạy bén với thị trường.
Giống như một ca khúc mà Dương đã hát về “trí tuệ nhân tạo”, chúng ta luôn mơ đến một ngày con người có thể thống trị máy móc. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là trí tuệ cùng trái tim của con người giúp chúng ta chế ngự máy móc để cùng tạo ra những giá trị thiết thực.
* Vừa qua, chương trình trực tiếp “Con đường âm nhạc” với chân dung âm nhạc Tùng Dương đã để lại nhiều cảm xúc cho khán giả xem truyền hình. Anh có thể nói gì qua chương trình này?
- Như các bạn đã thấy, Tùng Dương đã cống hiến cho khán giả toàn quốc trên sóng truyền hình quốc gia. Tuy không thể đem đến đầy đủ hết những tác phẩm mà Dương muốn hát nhưng vẫn là điều hết sức đặc biệt, bởi đây có lẽ là lần đầu tiên khán giả được xem và nghe Dương hát trực tiếp nhiều ca khúc ngay trên màn ảnh nhỏ như vậy. Và qua sóng truyền hình, họ đã coi đó như một bữa tiệc âm nhạc thăng hoa của Dương và qua đó họ cũng hiểu hơn con đường của Tùng Dương bằng âm nhạc.
Tùng Dương biểu diễn trong “Con đường âm nhạc” tối 27/11/2021
* Trong chương trình, bức tranh âm nhạc của Tùng Dương được hiện lên qua những bản phối khí rất mới mẻ, và có cả những ca khúc mới nữa. Anh tâm đắc nhất là ca khúc nào trong cả chặng đường âm nhạc của mình?
Video đang HOT
- Dương nghĩ là mỗi giai đoạn đi qua thì Dương lại đánh dấu cột mốc quan trọng và vẽ ra chân dung của mình đầy đủ hơn. Những sản phẩm âm nhạc cũ đã từng được giải thưởng Cống hiến như album Li ti, Những ô màu khối lập phương v.v… giống như khoảng thời gian Tùng Dương khám phá ra chính mình khi được làm nghệ thuật. Đến thời điểm hiện tại, khi đã là một người đàn ông chín chắn, trưởng thành, đã vẽ nên những bức tranh rộng lớn hơn về Human, về Con người thì đó là một sự thay đổi toàn vẹn hơn của chính mình, là những nấc thang để mình đi lên và không bao giờ có hồi kết trong hành trình âm nhạc.
Chính vì vậy, khi nhìn lại hành trình 20 năm Dương luôn trân quý từng sản phẩm. Dù có những sản phẩm cũ lúc này nhìn lại mình chưa thực sự ưng ý nhưng nó là trải nghiệm, là sự tận hiến của mình ở chính thời điểm đó. Cuộc đời vốn luôn luôn là guồng quay của sự vận động, và người nghệ sĩ muốn tồn tại thì phải không ngừng vận động và sáng tạo.
Ca khúc “Giấc mơ trưa” (Giáng Son) lần đầu tiên được Tùng Dương biểu diễn với phần dàn dựng công phu
Dùng kênh YouTube để đến gần khán giả hơn
* Thực hiện chương trình trong thời điểm dịch bệnh không có khán giả và thực hiện gấp rút, song chương trình “Con đường âm nhạc”, tôn vinh ca sĩ Tùng Dương chẳng khác nào một concert được đầu tư chỉn chu. Chắc hẳn việc cất tiếng hát trên một sân khấu như thế mang lại cho anh nhiều cảm xúc khác biệt?
- Trong mỗi một chương trình thì Dương đều chuẩn bị rất kỹ càng, về hình ảnh, về nội dung, về phần tập luyện. Dù chỉ có khoảng 11 tới 12 tiết mục thôi nhưng những phần hòa âm, phối khí của nhạc sĩ Hồng Kiên hết sức trau chuốt và cũng đầy đặn, mới mẻ hơn. Nhạc sĩ Hồng Kiên đã chắp cánh bằng những bản hòa âm mới đầy màu sắc.
Với hơn 10 liveshow Dương vừa là đạo diễn vừa là biên tập cho chính mình thì Dương chính là người hiểu mình nhất, Dương sẽ biết đoạn nào là điểm kết nối của chương trình. Dương cảm thấy tự mình sẽ vẽ ra được đúng nhất những điều mình mong muốn.Điểm quan trọng nhất, hồn cốt trong một chương trình tôn vinh nghệ sĩ chính là tinh thần, là màu sắc của người nghệ sĩ đó. Và mình phải làm sao kết nối được lúc thăng lúc trầm của cả một chương trình ca nhạc.
Chương trình được đầu tư chỉn chu, kỹ càng về sân khấu, hình ảnh, nội dung
Lần này đúng là thực sự đặc biệt đối với Dương khi thiếu đi những tiếng vỗ tay của khán giả sau khi hát xong. Dương thật sự rất nhớ những tiếng vỗ tay nồng nhiệt đó. Nó là hiệu ứng làm cho người nghệ sĩ thăng hoa tột độ, là sự tán thưởng kịp thời, là chất xúc tác giúp mình nuôi ngọn lửa trong suốt đêm diễn. Nhưng lúc đó Dương lại nghĩ khán giả cả nước đang xem mình qua màn ảnh nhỏ, mình đang biểu diễn không chỉ giới hạn trong một khán phòng, nên mình lại càng phải cố gắng hơn nhiều, phải làm tốt nhất và bỗng nhiên cảm thấy áp lực nhiều hơn.
* Thời gian gần đây anh khá quan tâm đến việc xây dựng, chăm sóc kênh YouTube và mạng xã hội, cũng như thể hiện những ca khúc đa dạng, mang tính đại chúng hơn. Điều này thể hiện sự thay đổi tư duy làm nghề và tìm cách tiếp cận nhiều công chúng hơn, thay vì chỉ cần một lượng khán giả trung thành?
- Dương nghĩ mình đi một con đường độc đạo riêng của mình nhưng không có nghĩa mình để “cái tôi” của mình quá lớn. Nếu chúng ta bảo thủ và nghĩ mình giỏi giang không cần học hỏi thêm từ ai thì chúng ta sẽ bị dừng lại. Và nhờ có những người trẻ hơn mình, mình cộng tác với họ, họ lại truyền cho mình những năng lượng tích cực và trẻ trung.
Trong thời đại công nghệ 4.0 mà chúng ta không sử dụng hết khả năng của mình, hết biên độ của mình để sản xuất âm nhạc cũng như hình ảnh của mình tốt nhất có thể thì người nghệ sĩ sẽ không thể theo được thời đại. Với kênh YouTube thì Dương cũng chăm chút cho nó, Dương mong muốn đó là không gian riêng của mình, là thế giới riêng của mình để khán giả dễ dàng tìm thấy mình hơn và mình cũng có thể đến gần khán giả hơn.
* Cám ơn anh về cuộc trò chuyện này.
Tùng Dương nhận 'mưa lời khen' từ các nghệ sĩ gạo cội
Chân dung âm nhạc và con người của Tùng Dương được bóc tách, giải mã qua từng mối duyên âm nhạc trong liveshow Con đường âm nhạc tối 27-11.
"Con đường âm nhạc" với chân dung âm nhạc Tùng Dương đã để lại nhiều cảm xúc cho khán giả.
Trong 2 giờ, Tùng Dương mang đến cho khán giả những giai điệu quen thuộc của những ca khúc từng gắn bó với tên tuổi của anh: "Ôi quê tôi", "Mẹ tôi", "Mưa bay tháp cổ", "Chảy đi sông ơi", "Trời và đất"", Con cò", "Quê nhà", "Ngày chưa giông bão"... Những ca khúc này đủ mang đến cho khán giả chân dung của một nghệ sĩ gai góc, cá tính, độc, lạ.
Tùng Dương nhận được "mưa lời khen" của các nghệ sĩ gạo cội
Có lẽ điểm nhấn trong "Con đường âm nhạc" của Tùng Dương là đưa ca khúc "Ngày chưa giông bão" - một sáng tác của ca nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh lên sân khấu. Tùng Dương là người rất giỏi để biến ca khúc hit của người khác trở thành bản hit của mình.
Nếu ai đó từng nghi ngờ rằng âm nhạc Tùng Dương kén khán giả, không đại chúng, thì đã có thể thay đổi suy nghĩ với ca khúc này.
Điều đó cũng thấy, dù hát thể loại gì đi nữa, Tùng Dương vẫn chủ định đến thẳng với trái tim người nghe. Anh không quá đề cao cái tôi, không cố chấp để đứng ngoài cuộc với thị trường âm nhạc.
Tùng Dương là người rất giỏi để biến ca khúc hit của người khác trở thành bản hit của mình
"Tôi vẫn luôn chọn con đường độc đạo, nhưng độc đạo không có nghĩa mình bảo thủ, không có nghĩa rằng mình chỉ biết bản thân và nghĩ mình là một cái gì đó nó rất ghê gớm, độc chiêu, độc tôn. Tôi thấy các bạn trẻ rất nhiều người giỏi, cá tính. Tôi muốn được cộng tác với những bạn nghệ sĩ trẻ vì họ mang cho mình sự tươi mới, nguồn năng lượng mới" - nam ca sĩ tâm sự.
Trải lòng về ký ức tuổi thơ và người có ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp âm nhạc của mình, Tùng Dương cho biết, lúc 4 tuổi anh đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Nam ca sĩ nhạy cảm đặc biệt với âm nhạc, thường xuyên nghe và hát theo.
Bố anh chính là người biết con trai của mình có năng khiếu và đã cho Tùng Dương học nhạc, tham gia biểu diễn tại rất nhiều cuộc thi hát của lứa tuổi nhi đồng.
"Ngày xưa bố mẹ đi nước ngoài thường hay gửi băng đĩa cho Dương nghe và học tập, bắt chước các diva của Việt Nam. Dương nghĩ khả năng bắt chước cũng rất là quan trọng. Bởi đó cũng là cách mà chúng ta học hỏi kinh nghiệm từ những người thần tượng của mình" - Tùng Dương nhớ lại.
Thế nhưng người có ảnh hưởng đối với nam ca sĩ là ông trẻ - cố nhạc sĩ Trần Hoàn. "Trong một lần ông nghe Dương hát, ông bảo thằng bé này hát được, giọng tốt, mỗi tội bé như cái kẹo như thế này sao mà có thể có sức khỏe để hát được. Nghệ thuật rất là chông gai, nếu cháu không tập luyện thì sau này sẽ không thể theo đuổi được nghệ thuật. Dương luôn luôn tâm niệm lời ông nói và đến bây giờ đã rất vững vàng. Tôi hiểu để đạt được những vinh quang luôn phải rèn luyện và vượt qua thử thách khó khăn khắc nghiệt" - nam ca sĩ tâm sự.
Nhắc về những ngày đầu tiên khi tham gia Sao Mai Điểm Hẹn 2004, Tùng Dương kể bằng sự nhạy cảm khi làm nghệ thuật, Lê Minh Sơn là người đầu tiên "khai thác" Tùng Dương và đưa cho anh ca khúc "Ôi quê tôi".
"Cuộc đời đã cho Tùng Dương những mối duyên, những cuộc gặp gỡ rất thú vị, thi vị trong âm nhạc. Một lần Dương hát trong một chương trình, anh Lê Minh Sơn ngồi dưới nghe và anh thốt lên thằng bé này hát hay quá! Anh phát hiện ra có thể hát âm nhạc của mình và anh chủ động đưa bài hát "Ôi quê tôi". Dương rất vui khi nhạc sĩ Lê Minh Sơn đã chuẩn bị bài để Dương có hành trang bước vào Sao Mai. Mặc dù sau này Dương hợp tác với rất nhiều người nhưng Dương vẫn rất trân trọng quãng thời gian đó đã có mối duyên cộng tác với nhạc sĩ Lê Minh Sơn"- nam ca sĩ chia sẻ.
Tùng Dương mang đến cho khán giả chân dung của một nghệ sĩ gai góc, cá tính, độc, lạ.
Trong liveshow của mình, Tùng Dương cũng nhận được "mưa lời khen" của các nghệ sĩ gạo cội.
Trần Tiến chia sẻ về Tùng Dương: "Có một ngày, một chàng trai trẻ đến xin tôi bài "Quê nhà". Bài này là một bài tự sự không có đất để diễn, thế nhưng cậu ấy vẫn cứ hát, và bài hát đã thành công dữ dội, chàng trai trẻ đã ẵm giải nhất Tiếng hát truyền hình năm đó. Lý do duy nhất là chàng trai đã không diễn mà để cho trái tim tự nức nở với khán giả. Nghệ thuật vốn là duyên trời. Nếu chúng tôi không vô tình gặp nhau, khán giả sẽ chẳng có ai biết tôi có bài "Quê nhà", "Mẹ tôi" đã cất giấu chục năm. Mà cũng chẳng ai biết có một chàng trai trẻ cá tính, bướng bỉnh và độc lập dám hát những bài hát không có tính sân khấu, lên sân khấu làm cho nhiều người rơi nước mắt"- nhạc sĩ Trần Tiến tâm sự về Tùng Dương.
Nghệ sĩ Dương Thụ nhận xét Tùng Dương là người nghệ sĩ chẳng bao giờ chịu ngồi yên, luôn luôn chuyển động.
"Anh ấy chủ động vạch ra con đường của mình và luôn biết cách tạo ra sự khác biệt từ trang phục đến cách chọn bài vở. Những ý tưởng trên sân khấu luôn cho thấy Tùng Dương có tính khác biệt. Một con người không bao giờ bằng lòng với những cái đã có và luôn luôn đi tìm cái mới"
Trong khi đó, nhạc sĩ Nguyễn Cường cho rằng "Tùng Dương hát hay, rất rất hay" và ông có niềm hạnh phúc rất lớn khi những tác phẩm của mình đến với khán giả qua giọng hát của anh.
Tùng Dương sau 20 năm ở nhạc Việt Hơn 20 năm làm nghề, Tùng Dương phát hành 7 album, tổ chức 10 live show và nhận nhiều giải thưởng uy tín. Nam ca sĩ đã đi một quãng đường mỹ mãn cùng âm nhạc. Live show Con đường âm nhạc kể lại quãng đường hoạt động chuyên nghiệp của Tùng Dương - từ cậu bé 7-8 tuổi bộc lộ tố chất...