Tung đống tiền mua bằng sáng chế Mỹ, Huawei vẫn tụt hậu so với đối thủ Mỹ?
Tốc độ mua bằng sáng chế của Huawei từ các công ty Mỹ đã lên cao đến mức độ chính phủ Mỹ phải sợ hãi.
Ảnh: Bloomberg
Công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies, biểu tượng của sự cạnh tranh trong ngành công nghệ cao giữa Mỹ và Trung Quốc, có nhiều bằng sáng chế hơn bất kỳ công ty công nghệ toàn cầu nào trong năm 2018. Thế nhưng nếu xem xét kỹ hơn, Huawei vẫn tụt lại so với các đối thủ Mỹ về chất lượng bằng sáng chế.
Chỉ khoảng 21% các bằng sáng chế mà Huawei có được có thể được xếp vào diện đổi mới dù chịu rất nhiều áp lực từ phía chính phủ Mỹ, theo các nghiên cứu viên.
Cùng lúc đó, tốc độ mua bằng sáng chế của Huawei từ các công ty Mỹ đã lên cao đến mức độ chính phủ Mỹ phải sợ hãi.
Danh sách doanh nghiệp có nhiều bằng sáng chế đã thay đổi chóng mặt từ năm 2005 khi mà bản danh sách này được dẫn đầu bởi Philips của Hà Lan, Panasonic của Nhật và Siemens của Đức.
Video đang HOT
Trong năm 2005, Huawei thậm chí còn không trong nhóm 20 doanh nghiệp có nhiều bằng sáng chế nhất, thế nhưng từ cuối thập niên 2000, Huawei đã dần thăng hạng trong danh sách này. Công ty đã đứng đầu danh sách trong 4/5 năm gần đây.
Huawei mua 5.405 bằng sáng chế quốc tế trong năm 2018, gấp đôi so với Mitsubishi Electric của Nhật ở vị trí thứ 2 và hãng chip Intel của Mỹ ở vị trí thứ 3.
Tuy nhiên sự trỗi dậy của Huawei trong danh sách các doanh nghiệp có nhiều bằng sáng chế nhất không nhất thiết đồng nghĩa với hoạt động đổi mới “thăng hạng”.
Chất lượng bằng sáng chế nói lên câu chuyện khác, theo phân tích của Patent Result. Patent Result đã đánh giá chất lượng của bằng sáng chế mà Huawei mua từ Mỹ dựa trên tiêu chí nguồn gốc, ứng dụng công nghệ. Kết quả chỉ 21% bằng sáng chế của Huawei được đánh giá có chất lượng cao, hoặc có ý tưởng thực sự đổi mới, tỷ lệ thấp hơn nhiều nếu so với con số 32% của Intel và 44% của Qualcomm.
Việc mua bằng sáng chế có thể là một cách phổ biến cho một công ty nhằm leo lên những nấc thang cao hơn trong ngành công nghệ. Tuy nhiên Huawei có phần khác biệt với nhiều công ty IT khác của Trung Quốc ở chỗ Huawei nhiệt tình mua bằng sáng chế hơn cả. Công ty thương mại điện tử nổi tiếng Alibaba đã mua 43 bằng sáng chế từ các công ty lớn của Mỹ còn Tencent, một công ty lớn khác của Trung Quốc, chỉ mua có 1 bằng sáng chế.
Huawei cũng không ngừng “chiêu dụ” nhân tài từ các công ty công nghệ Mỹ. Các kỹ sư và chuyên gia công nghệ Mỹ được Huawei tuyển dụng hiện đang giữ vị trí then chốt trong đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty.
Patent Result đã chọn ra 30 kỹ sư xuất sắc nhất của Huawei bằng việc sử dụng đánh giá tác động của các bằng sáng chế lên các công nghệ được Huawei phát triển. Danh sách này áp đảo bởi sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp ngoại, chủ yếu đến từ Bắc Mỹ.
17 kỹ sư đã tạo ra 370 bằng sáng chế chất lượng cao, trong đó có cả bằng sáng chế cùng được nộp với đồng nghiệp. Những kỹ sư được tuyển dụng từ doanh nghiệp Mỹ như Motorola hay nhiều công ty IT khác hiện đang giữ vai trò chủ lục đằng sau thành công công nghệ của Huawei.
Việc Trung Quốc nỗ lực toàn diện đến như vậy đã khiến cho giới chức Mỹ phải dè chừng. Phía Mỹ đã ngày một thận trọng với lo ngại rằng công nghệ sẽ bị đánh cắp một cách bất hợp pháp. Trong tháng 5/2019, Huawei đã bị đưa vào danh sách theo dõi, chính phủ Mỹ cấm doanh nghiệp Mỹ bán công nghệ cho Huawei.
Theo BizLive
Intel và nhiều công ty công nghệ lớn 'lách luật' để bán công nghệ Mỹ cho Huawei
Lý do khiến họ có thể lách luật được là bởi sản phẩm bán bởi các công ty con ở nước ngoài không bị coi như sản phẩm Mỹ, chính vì vậy họ tiếp tục bán cho Huawei mà không sợ bị trừng phạt.
Ảnh: Nikkei
Theo báo New York Times trích nguồn tin từ 4 người có nguồn tin thân cận với vụ việc, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ vẫn tiếp tục "phớt lờ" lệnh cấm từ phía chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump để bán linh kiện cho Huawei.
Cụ thể, từ tháng 5/2019 khi mà doanh nghiệp Mỹ chính thức bị cấm bán linh kiện, công nghệ Mỹ cho Huawei, nhiều doanh nghiệp như Intel hay Micron vẫn tìm được cách để tiếp tục bán cho Huawei. Hoạt động bán công nghệ Mỹ cho Huawei được bắt đầu từ khoảng 3 tuần trước đây.
Lý do khiến họ có thể lách luật được là bởi sản phẩm bán bởi các công ty con ở nước ngoài không bị coi như sản phẩm Mỹ, chính vì vậy họ tiếp tục bán cho Huawei mà không sợ bị chính quyền Tổng thống Trump trừng phạt.
Cổ phiếu công ty Micron Technology tăng khoảng 10% trong phiên ngày thứ Ba sau khi hãng sản xuất chip này công khai công bố hãng đã khôi phục lại việc bán hàng cho Huawei Technologies và nhu cầu đối với sản phẩm chip của công ty sẽ vẫn tăng trở lại trong năm nay.
Giám đốc điều hành của Micron, ông Sanjay Mehrotra, cho biết rằng hãng sản xuất chip cho điện thoại thông minh và một số thiết bị khác đã khôi phục lại việc bán hàng cho Huawei trong 2 tuần gần nhất sau khi xem xét lại lệnh cấm từ phía Mỹ về việc cấm bán công nghệ Mỹ cho công ty viễn thông Trung Quốc.
Ông Mehrotra tuyên bố: "Chúng tôi quyết định rằng chúng tôi có thể hợp pháp bán những sản phẩm hiện tại bởi nó không chịu ràng buộc bởi quy định cấm xuất khẩu cũng như danh sách hạn chế. Tuy nhiên, bất ổn xung quanh Huawei đang ngày một tăng lên và chúng tôi không thể dự báo cụ thể về khối lượng và thời gian mà chúng tôi sẽ có thể chuyển hàng đến Huawei".
Đối với quý kinh doanh gần nhất, kết quả kinh doanh của Micron vẫn vượt dự báo của giới chuyên gia. Ông Mehrotra cho biết Huawei là khách hàng số 1 của công ty và lệnh cấm của chính quyền Mỹ khiến cho công ty thiệt hại khoảng 200 triệu USD trong quý vừa qua.
Theo bizlive
Huawei tuyên bố không cần đến doanh nghiệp Mỹ để phát triển Trong một thư ngỏ gần đây, chủ tịch công ty viết: 'Chúng tôi thực chất đã dự báo về điều này trước nhiều năm và chúng tôi đã có kế hoạch dự phòng'. Ông Nhậm Chính Phi - Ảnh: Nikkei Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Huawei Technologies, ông Nhậm Chính Phi, đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Tổng...