Từng bĩu môi chê em dâu ‘quê một cục’ đi ăn gói đồ thừa mang về, chị chồng sượng sùng khi cầm trên tay phong bì 1 tỷ
‘Cô Lan trông xinh xắn, đài các thế kia mà hành động quê mùa nhỉ? Ăn nhà hàng mà cũng xin túi mang thức ăn thừa về, chắc đi ăn cỗ thì lấy hết phần người ta’ – chị chồng cười.
Bạn gái của Tuấn tên là Lan, từng tốt nghiệp tại một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội. Lan là một cô gái tỉnh lẻ lên thành phố học tập và lập nghiệp. Còn Tuấn đúng chuẩn là “city boy”.
Ngày Tuấn thông báo với gia đình là đã có người yêu, Thủy – chị gái của anh nằng nặc đòi xem mặt trước. Vì chiều lòng cô chị, Tuấn đành sắp xếp 1 buổi ăn trưa tại nhà hàng.
Hôm ra mắt chị gái Tuấn, khi vừa thấy Lan xuất hiện, Thủy đang uống nước bỗng phì cười. Nước trong miệng cô phun hết ra ngoài. Lan lúng túng chạy đi xin giấy ăn cho Thủy.
Khi Lan vừa đi khỏi bàn, Thủy đã quay sang lắc đầu: “Mắt chú chọn bạn gái thế nào vậy? Nhìn quê một cục. Trông cũng xinh xắn đấy, nhưng thời nào rồi còn mặc quần âu, áo sơ mi. Đi ra mắt chứ có phải đi xin việc đâu. Cái áo thì cũ rích ra…”.
Tuấn lườm lại chị, anh chưa kịp phản bác thì đúng lúc đó Lan trở lại bàn ăn nên 2 người không nói nữa.
Suốt bữa ăn, Thủy hỏi cặn kẽ Lan xem cô làm ở đâu, lương tháng bao nhiêu, gia cảnh nhà như thế nào, bố mẹ làm gì, có lương hưu không… Cách đặt câu hỏi của Thủy khiến Lan có phần khó chịu, còn Tuấn lẳng lặng véo chân chị gái để ra hiệu, nhưng Thủy xem chừng ngó lơ em trai.
Lan khó chịu nhất là câu hỏi thẳng thắn đến thô lỗ của Thủy: “Chị hỏi thật nhà em có giàu không? Chứ xuất thân của Tuấn em trai chị thì em biết rồi đấy, nó mà lấy vợ không môn đăng hộ đối thì thiệt thòi lắm. Đẹp trai, nhà mặt phố, mác Hà Nội cơ mà…”.
Video đang HOT
Đối diện trước câu hỏi có phần khoe mẽ của Thủy, Lan cũng không giấu giếm: “Nhà em bố mẹ đều làm nông nghiệp bình thường thôi chị ạ. Nuôi 2 chị em em ăn học nên cũng vất vả. Làm nông thì lấy đâu dư giả, bữa nay chưa biết bữa mai…”. Thủy mới nghe đến đó thôi cô đã nhún vai thở dài.
Hôm đó, Thủy gọi khá nhiều món, cho nên cuối bữa ăn còn thừa rất nhiều. Có những đĩa hầu như còn nguyên, không ai đụng đũa. Lan thấy tiếc nên mới nói nhân viên nhà hàng là muốn đưa đồ về và họ biết ý mang cho cô mấy hộp để đựng. Phải mất 4 chiếc hộp mới đựng hết số đồ thừa đó.
Thủy thấy thế bĩu môi, nói thẳng trước mặt Lan: “Cô Lan trông xinh xắn thế kia mà hành động quê mùa nhỉ? Ăn nhà hàng mà cũng xin túi mang thức ăn thừa về, chắc đi ăn cỗ thì lấy hết phần người ta”. Nhưng đổi lại, Lan chỉ cười trừ. Còn Tuấn thì đi thanh toán. Bữa ăn trưa đó hết 4 triệu.
Về nhà, Thủy một mực phản đối Tuấn yêu Lan. Cô nói với mẹ mình rằng, phong cách sống của Lan và gia đình quá khác biệt. Hơn nữa hoàn cảnh của nhà Lan không hề “môn đăng hộ đối” với gia đình. Nếu Tuấn xác định mối quan hệ lâu dài với Lan thì chỉ có anh thiệt.
Tuy nhiên, mẹ cô lại là người hiểu chuyện. Bà đã gọi Lan đến nhà ăn cơm mấy lần. Thấy tính cách cô tốt nên vẫn đồng ý cho Tuấn yêu và cưới Lan.
(Ảnh minh họa)
Đến nay, vợ chồng Tuấn đã lấy nhau được 2 năm và sinh được 1 bé trai kháu khỉnh. Nhưng Thủy vẫn không hết khinh thường em dâu. Cô thường chê cách ăn mặc của Lan, khi thì lôi chuyện hôm gặp mặt ở nhà hàng ra nhai đi nhai lại để chế giễu em dâu. Tuy nhiên, Lan chẳng buồn phản bác lại chị chồng nửa lời.
Tháng trước chồng Thủy về báo nợ khiến gia đình 2 bên sốc và sửng sốt. Công việc làm ăn không thuận lợi, anh buộc lòng phải vay nặng lãi để bù vào. Nhưng không ngờ lãi mẹ đẻ lãi con, đến mức chồng Thủy không thể xoay xở được nữa.
Khi làm ăn phát đạt thì bạn bè của vợ chồng Thủy rất đông. Họ thường lui tới nhà cô ăn uống, mở tiệc tùng sang chảnh. Nhưng khi chồng Thủy vỡ nợ, thì gọi ai để vay tiền cũng không được. Người thì nhăn nhó than khổ rằng cũng bí tiền không kém, kẻ thì cắt đứt luôn liên lạc với vợ chồng cô.
Cuối cùng Thủy đành về “ăn vạ” bố mẹ đẻ. Cô khóc lóc, mếu máo, nói rằng bố mẹ không cứu thì chồng cô đi tù mà cô cũng không sống nổi với bọn đòi nợ. Thương con, mẹ Thủy thu vén hết của cải cũng chỉ được gần nửa số nợ. Còn lại Thủy vẫn phải chạy vạy vay thêm.
Giữa lúc đang bối rối không biết vay ai, thì Lan đi từ trên nhà xuống đặt vào tay Thủy một phong bì dày cộm. Cô nói: “Trong đây em có 200 triệu và cuốn sổ tiết kiệm khoảng 800 triệu nữa. Đây là số tiền bố mẹ em cho ngày cưới để sau này bọn em có vốn làm ăn. Bọn em dự định mua nhà nhưng giờ chị cần hơn thì cứ dùng trước ạ”.
Thủy há hốc mồm vì không ngờ em dâu mình lại giàu có như thế. Cô quay sang nhìn mẹ mình. Bà biết con gái đang nghi ngờ điều gì nên nói luôn: “Tao không có tiền mà cho vợ chồng nó đâu. Con Lan nó kiếm tiền giỏi, lại biết tiết kiệm. Gia cảnh nhà bố mẹ nó cũng đàng hoàng, chứ không như mày nghĩ. Hôm rước dâu mà mày chịu về nhà nó có khi còn ngạc nhiên hơn đấy. Họ có điều kiện gấp mấy lần nhà mình.
Đây cũng là bài học cho mày. Từ nay đừng nhìn mặt mà bắt hình dong. Cũng bỏ cái thói khinh thường người khác đi. Đấy mày xem, những đứa bạn mày thường chơi bời, tạo quan hệ thân thiết, lúc khó khăn có thấy mặt ai không?…”.
Nghe mẹ nói, Thủy bật khóc nức nở. Cô hối hận vì đã khinh thường em dâu. Còn Lan, cô vốn chẳng để tâm đến những lời nói của chị mình. Việc của cô là sống hạnh phúc bên chồng và các con là đủ rồi.
Cỗ quê
Không chỉ riêng Bắc Giang, nhiều địa phương trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, đấy là điều đáng mừng.
Nông thôn mới đúng là làm thay đổi diện mạo làng quê, nông thôn mới - sức sống mới. Nhưng có một điều chưa thay đổi là mấy, mà thực sự ai cũng muốn thay đổi nhưng không ai dám đi đầu, đó là có quá nhiều cỗ quê.
Nhiều người bảo ở quê chẳng đi làm ăn công cán gì mà "mật độ" ăn cỗ dày không kém người thành phố, người lắm mối quan hệ. Trước kia có cỗ chỉ mời gói gọn cô dì chú bác họ hàng; giờ mời rộng sang cả hai bên thông gia, bà con chòm xóm.
Trước cỗ đơn giản năm, ba mâm; giờ càng nhiều mâm càng... oách. Trước cỗ đơn giản, gọi là có chén rượu nhạt, con gà, đĩa đậu; giờ có nhà ngả cả con lợn. Trước cỗ ăn vào giờ trưa; nay từ tám, chín giờ sáng đã bắt đầu, thành ra nhiều người quá chén, mất việc cả ngày v.v...
Có một điều thay đổi đáng kể nữa là tập tục đi ăn cỗ ở nhiều làng quê giờ cũng khác. Trước ăn cỗ giỗ nhiều người mang thẻ hương, ít hoa quả làm lễ; nay cứ phong bì đi cho tiện. Trước cỗ cưới nhiều nơi nhiều nhà, dòng họ tổ chức góp gạo mừng; nay cũng đơn giản hóa, đưa vào phong bì tất. Thành thử ra, cái gì cũng quy ra phong bì trong khi ở quê, có phải ai cũng có lương hưu, có thu nhập để làm phong bì.
Cứ tính toán một tháng vài đám cỗ quê: Cỗ cưới, cỗ giỗ, cỗ nhà mới, cỗ đầy tháng, cỗ đồng tuế, đồng ngũ, đồng học... chưa kể thăm hỏi đau ốm, không ít người "méo mặt", phải đi vay tiền đi ăn cỗ. Mà không đi không được, trong làng ngoài xã nay giáp mặt, mai gặp mặt, không đi khó ăn khó nói.
Về cơ bản, ai cũng muốn thay đổi, giản tiện hóa việc ăn uống ở quê. Bởi vừa phải lo tiền đi ăn cỗ, vừa lo có tiền làm cỗ để mời xóm làng, một vòng quay luẩn quẩn, mỏi mệt nhưng để cải tiến hay buông bỏ lại không ai dám làm.
Các làng, xã, địa phương đang xây dựng nông thôn mới. Có lẽ ngoài những tiêu chí cứng mang tính pháp lệnh, nên chăng thay đổi thói quen và cải tiến việc ăn cỗ ở mỗi làng quê sao cho đơn giản, tiết kiệm và thực sự chân thật. Chứ cứ bệnh "thành tích", làm cỗ to mà cũng là một sự trả nợ miệng nhau, mệt mỏi lắm thay!
Mưu "hiểm" của chị chồng 'Chỉ mỗi việc ăn với học cũng không nên thân' - từ bé đến lớn, Trang được nghe câu mắng này của mẹ không biết bao nhiêu lần. Trang thông minh, học giỏi nhưng bản tính lười biếng thì không ai uốn nắn được. Ảnh minh họa. Ỉ lại nhà có giúp việc nên cô chưa bao giờ mó tay vào việc nhà,...