Tundra Sustainable sau sáp nhập: 5/10 khoản đầu tư lớn nhất là cổ phiếu Việt Nam
Quy mô danh mục của quỹ đã tăng từ 120 triệu USD trước sáp nhập lên gần 160 triệu USD cuối tháng 9.
Việt Nam vẫn là thị trường lớn thứ 2 Tundra Sustainable của với tỷ trọng 25%.
Việt Nam có đến 5 đại diện nằm trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại.
Sau sáp nhập, quy mô danh mục Tundra đạt 160 triệu USD
Ngày 4/9, Tundra Fonder AB đã thực hiện sáp nhập các quỹ thành viên vào 1 quỹ duy nhất là Tundra Sustainable Frontier Fund. Nhờ việc sáp nhập, quy mô danh mục của quỹ đã tăng từ 120 triệu USD hồi cuối tháng 8 lên gần 160 triệu USD vào cuối tháng 9 vừa qua. Trong 1 tháng qua, quỹ chỉ rót vốn vào 2 khoản đầu tư mới là Century Pacific (Philippines) và Interloop (Pakistan).
Báo cáo tháng 9, Tundra Sustainable ghi nhận giá trị tài sản ròng (NAV) tăng 3,7%. Đà tăng này vượt trội so với các chỉ số tham chiếu như MSCI Frontier Markets Net TR chỉ tăng 0,1% và MSCI Emerging Markets Net TR giảm 1,6%.
Quỹ nhận thấy thị trường cận biên đã tăng tốt hơn so với phần còn lại của thế giới, các thị trường này thường diễn biến riêng biệt do phần lớn được kiểm soát bởi nhà đầu tư nội địa (chiếm 80-90% lượng giao dịch). Ngoài ra, lãi suất các thị trường này đều giảm khiến các nhà đầu tư trong nước chuyển đổi một phần vào thị trường chứng khoán.
Nhờ kết quả khả quan trong tháng 9, danh mục Tundra Sustainable có mức tăng trưởng 3,3% kể từ đầu năm.
Video đang HOT
Hiệu quả hoạt động của Tundra Sustainable kể từ 2013 đến nay.
Thị trường lớn nhất của quỹ vẫn là Pakistan khi chiếm tỷ trọng 27%, Việt Nam xếp thứ 2 với tỷ trọng 25%… Về phân bổ ngành, các cổ phiếu ngành tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất với 28%, tiếp đến là ngành công nghệ thông tin với 18% và chăm sóc sức khỏe 16%… Tiền mặt chiếm khoảng 7% danh mục.
Phân bổ tài sản của Tundra Sustainable tại cuối tháng 9.
Cổ phiếu Việt Nam hỗ trợ đà tăng của Tundra
Tundra Sustainable cho biết đà tăng tốt trong tháng vừa qua chủ yếu nhờ các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu có đóng góp lớn nhất là Systems (Pakistan) với mức tăng 22% trong tháng, đây đang là khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục của quỹ.
Cổ phiếu từ thị trường Việt Nam cũng đóng góp lớn cho đà tăng chung. Trong đó, cổ phiếu LienVietPostBank (UPCoM: LPB) tăng 24% trong tháng và đang chiếm tỷ trọng 3,3% trong danh mục quỹ ngoại. Cổ phiếu Hoa Sen Group (HoSE: HSG) tăng mạnh nhất với 38% và chiếm tỷ trọng 1,5%.
Các khoản đầu tư lớn nhất và hiệu suất trong tháng 9.
Xét trong top 10 cổ phiếu lớn nhất, Việt Nam có đến 5 đại diện. Trong đó cổ phiếu FPT đứng thứ 2 trong danh mục quỹ ngoại với tỷ trọng 7,8%; tiếp đến là các cổ phiếu LPB, Hòa Phát (HoSE: HPG), Masan Group (HoSE: MSN) và Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV)
Việt Nam tiếp tục là thị trường lớn thứ 2 của Tundra Sustainable với tỷ trọng 25% (khoảng 40 triệu USD), tăng so với mức 20% trước sáp nhập. Cũng trước sáp nhập, Việt Nam chỉ có 2 cổ phiếu nằm trong top 10 là FPT và LPB.
Sau 9 tháng, quỹ PYN Elite đã có lãi, duy trì dự báo VN-Index sẽ đạt 1.800 điểm
Sau 9 tháng năm 2020, cuối cùng quỹ PYN Elite đã thoát cảnh tăng trưởng âm. Trong đó, công lao chủ yếu tới từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Chỉ số VN-Index tăng 2,7% trong tháng 9/2020 nhưng vẫn giảm 5,8% kể từ đầu năm tới nay. Hiệu suất đầu tư của PYN Elite trong tháng 9 đạt 4,9% và tăng trưởng dương 2,4% kể từ đầu năm tới nay. Trước đó, tính tới cuối tháng 8, hiệu suất đầu tư của PYN là -2,38%.
Việc PYN Elite đang có hiệu quả đầu tư cao hơn chỉ số xuất phát từ việc tăng tỷ trọng nắm giữ nhóm cổ phiếu ngân hàng gồm 7 mã, chiếm tỷ trọng 33,4% trong danh mục. Các cổ phiếu này đã tăng giá khoảng 12% trong tháng 9 so với tháng trước đó và tăng 24% kể từ đầu năm tới nay.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu có đóng góp tích cực cho đà leo dốc của PYN là MWG (tăng 12% trong tháng 9) và ACV ( 15,3%).
Hiệu suất đầu tư của PYN Elite qua các tháng
Trong Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục đầu tư của PYN Elite có sự hiện diện của 6 cổ phiếu ngân hàng, bao gồm VietinBank, TP Bank, HD Bank, Bản Việt, LienVietPost Bank và MB.
Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục đầu tư của PYN Elite
Trong Thư gửi nhà đầu tư tháng 9/2020, PYN Elite nhận định, Việt Nam là câu chuyện thành công mới tại châu Á. Theo đó, đà tăng trưởng của Việt Nam dựa trên nền tảng vững vàng. Thị phần thương mại toàn cầu của Việt Nam tăng từ mức 0,48% năm 2010 lên 1,45% năm 2020. Giá trị xuất khẩu cùng giai đoạn tăng từ 70 tỷ USD lên 270 tỷ USD.
Việt Nam có sự đầu tư đúng mực vào việc phát triển các lĩnh vực ưu tiên, nhất là công nghệ. Mỗi năm, có khoảng 55.000 kỹ sư IT tốt nghiệp tại đây. Trong 5 năm qua, tăng trưởng thu nhập trung bình của người dân đạt tốc độ 10,2%/năm. Tuy nhiên, tiền lương và thu nhập leo dốc chưa ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của thị trường.
Tăng trưởng GDP Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục leo dốc ở tốc độ "xuất sắc", trung bình 6 - 7%/năm trong 10 năm tới. Năm 2020, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 2 - 3%, vượt trội so với nhiều thị trường khác bất chấp dịch Covid-19 tạo tác động mạnh tới các nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, các cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ở mức rẻ và có rất nhiều không gian tăng trưởng. Chỉ số VN-Index đang giao dịch với P/E forward 2021 ở mức 12,4 lần.
PYN Elite duy trì mục tiêu VN-Index 1.800 điểm
Theo đó, PYN Elite vẫn duy trì mục tiêu VN-Index đạt 1.800 điểm. Một số yếu tố chính tạo động lực leo dốc bao gồm: định giá hiện ở mức thấp, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp tích cực, trong những năm tới, chính phủ Việt Nam sẽ hiện đại hóa thị trường hơn nữa.
Tundra Fund tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam, hiệu suất vượt trội thị trường trong tháng 9 nhờ bộ đôi HSG, LPB Việt Nam tiếp tục xếp thứ 2 với tỷ trọng 25% (khoảng 40 triệu USD), tăng mạnh so với mức 20% trong tháng trước. Tundra Sustainable Frontier Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 9 với hiệu suất danh mục tăng 3,7%, vượt trội so với các chỉ số tham chiếu như MSCI FMxGCC Net TR ( 0,1%) và MSCI EM...