“Túi tiền” quốc gia đang rót vào đâu nhiều nhất?
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa công bố số liệu cụ thể về tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2016.
Trong 21 địa phương được phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Hà Nội chiếm số vốn lớn nhất với gần 20 nghìn tỷ đồng, cách khá xa so với địa phương xếp vị trí thứ 2 là TP.HCM (hơn 10 nghìn tỷ đồng).
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, trong 8 tháng năm 2016, tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tại các bộ, địa phương tăng khá so với cùng kỳ 2015.
Nguyên nhân được Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết là do các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện Nghị quyết số 60 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016.
Cụ thể, trong tháng 8, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 24.127 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương 6.185 tỷ đồng, tăng 17,2%; vốn địa phương 17.942 tỷ đồng, tăng 14%.
Tính chung 8 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 155,3 nghìn tỷ đồng, bằng 60,1% kế hoạch năm và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 36,5 nghìn tỷ đồng, bằng 58,2% kế hoạch năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Số vốn trung ương được phân bổ tại 10 bộ, trong đó Bộ Giao thông vận tải chiếm số vốn đầu tư lớn nhất với hơn 13,4 nghìn tỷ đồng. Tiếp đến là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với 4,2 nghìn tỷ đồng…
Đối với vốn do địa phương quản lý, tính chung 8 tháng ước đạt 118,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,7% kế hoạch năm và tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 84,1 nghìn tỷ đồng, bằng 58,5% và tăng 14,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 28,7 nghìn tỷ đồng, bằng 64,6% và tăng 6,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 6 nghìn tỷ đồng, bằng 80% và giảm 3,8%.
Trong 21 địa phương được phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Hà Nội chiếm số vốn lớn nhất với gần 20 nghìn tỷ đồng, cách khá xa so với địa phương xếp vị trí thứ 2 là TP.HCM (hơn 10 nghìn tỷ đồng).
Video đang HOT
Số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho thấy, mặc dù chỉ còn 4 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2016 song còn nhiều bộ, địa phương mới chỉ thực hiện xấp xỉ một nửa kế hoạch đặt ra như: Bộ Giáo dục và đào tạo (51,7%); Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch (49,4%); Bà Rịa – Vũng Tàu (47,9%); Đà Nẵng (53,2%); Khánh Hòa (48%)…
Liên quan đến tình hình chi ngân sách nhà nước, báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 ước tính đạt 715,2 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 107,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,1%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 506,7 nghìn tỷ đồng, bằng 61,5%; chi trả nợ và viện trợ đạt 96,2 nghìn tỷ đồng, bằng 62%.
Về thu ngân sách, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 mới chỉ ước đạt 603,7 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 59,5% dự toán năm.
Nhìn lại 8 tháng đầu năm 2015 cho thấy, thu ngân sách đạt 67,7%, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy kết quả 8 tháng đầu năm thu ngân sách năm 2016 vẫn còn thấp hơn so với năm 2015
Nguyên nhân về sự sụt giảm được lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết là do nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, chỉ đạt 126,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán năm.
Điều này được lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, than, khoáng sản và thủy điện gặp khó khăn.
Cụ thể, do giá dầu giảm nên hoạt động khai thác dầu khí cũng giảm (Giá dự toán là 60 USD/thùng nhưng thực tế chỉ đạt 41,3 USD/ thùng). Trong khi đó, các doanh nghiệp thủy điện cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết bất thường và hạn hán nghiêm trọng…
Theo_Phụ Nữ News
"Túi tiền" quốc gia đang thâm hụt vì đâu?
8 tháng đầu năm 2016, ngân sách nhà nước bội chi 111,5 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động thu ngân sách gặp nhiều khó khăn vì biến động giá cả thế giới, thời tiết bất thường...
Hụt thu ngân sách vì đâu?
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 mới chỉ ước đạt 603,7 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 59,5% dự toán năm.
Trong khi đó, nhìn lại 8 tháng đầu năm 2015 cho thấy, thu ngân sách đạt 67,7%, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy kết quả 8 tháng đầu năm thu ngân sách năm 2016 vẫn còn thấp hơn so với năm 2015.
(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)
Trả lời câu hỏi phóng viên về những khó khăn dẫn đến việc hụt thu ngân sách, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết việc thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm 2016 gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan.
Cụ thể, tiến độ thu nội địa năm nay so với 2 năm liền kề (2014, 2015) cùng kỳ thấp hơn. Trong cơ cấu thu nội địa, riêng thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, chỉ đạt 126,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán năm.
Điều này được lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí, than, khoáng sản và thủy điện gặp khó khăn.
Bà Mai lý giải, do giá dầu giảm nên hoạt động khai thác dầu khí cũng giảm. Cụ thể, thu từ dầu thô mới đạt 49,7% so với dự toán và giảm 43% so với cùng kỳ. Sản lượng dầu thô thì bằng 74% so với kế hoạch năm nay nhưng giá lại bị giảm 18,7 USD/thùng so với dự toán dẫn đến tình trạng hụt thu (Giá dự toán là 60 USD/thùng nhưng thực tế chỉ đạt 41,3 USD/ thùng).
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, không chỉ khai thác dầu, các doanh nghiệp thủy điện cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết bất thường và hạn hán nghiêm trọng.
"Do doanh nghiệp khai thác khoáng sản bị tác động bởi giá trên thế giới giảm sâu nên khó khăn trong thu từ cổ tức và lợi nhuận còn lại sau thuế cũng khó khăn trong 8 tháng đầu năm", bà Mai cho hay.
Không chỉ khoản thu nội địa, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai: Thu cân đối từ xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng do lộ trình cắt giảm thuế trong quá trình hội nhập. Cùng với đó, kim ngạch một số mặt hàng có đóng góp số thu lớn cho ngân sách cũng thấp so với cùng kỳ năm trước.
Bội chi ngân sách lớn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 ước tính đạt 715,2 nghìn tỷ đồng, bằng 56,2% dự toán năm. Như vậy, 8 tháng đầu năm 2016, bội chi ngân sách là 111,5 nghìn tỷ đồng.
Nhìn vào cơ cấu chi ngân sách 8 tháng đầu năm có thể thấy, khoản chi thường xuyên (trong đó một phần là chi cho bộ máy, quản lý hành chính) hiện còn quá cao.
Như vậy để thấy, thâm hụt ngân sách trong những tháng đầu năm 2016 không chỉ do việc thu gặp khó khăn mà chủ yếu do chúng ta chi tiêu quá nhiều. Chi cho đầu tư phát triển còn chiếm tỷ lệ thấp.
Đề cập đến vấn đề sử dụng tài sản công mới đây tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: "Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng còn lãng phí. Vậy giải pháp nào để quản lý tài sản công tốt nhất?".
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới phải có những giải pháp mạnh mẽ mang tính cách mạng để người dân thấy rằng Chính phủ sử dụng tài sản công hiệu quả nhất vì đây là mồ hôi, công sức, tiền thuế của người dân. Chính phủ khẳng định, tới đây sẽ có những chỉ thị, văn bản quy định siết chặt việc dùng tài sản công.
Đứng trước những khó khăn về tình hình thâm hụt ngân sách, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, sẽ tiếp tục quyết liệt thực hiện tất cả giải pháp để hoàn thành dự toán thu năm 2016, trọng tâm là đôn đốc, thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát kê khai thuế, tăng cường chống thất thu, chuyển giá...
Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện chính sách tài khoá chủ động, chặt chẽ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình và nghĩa vụ trả nợ công của Chính phủ, tình hình giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2016 để có phương án điều chỉnh kế hoạch phát hành phù hợp.
Theo Bizlive
Áp thuế suất 17% cho DNNVV, thu ngân sách giảm 1.500 tỷ đồng/năm Nếu DNNVV được áp dụng thuế suất 17% theo tiêu chí doanh thu không quá 100 tỷ đồng/năm thì giảm thu ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng/năm. Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các giải pháp cụ thể về thuế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các giải pháp về thuế...