Tủi thân khi thấy con bám bà mà chẳng thèm bám mẹ
Con trai không chịu theo mẹ, lúc nào miệng lúc nào cũng “bà cơ”. Nhiều khi thấy con bám bà quá mà chẳng thèm bám mẹ khiến tôi tủi thân và buồn quá…
Ảnh minh họa
Trước khi lấy chồng rồi có con, tôi đã tuyên bố dứt khoát với chính bản thân mình là sẽ không bao giờ có ý định nghỉ việc ở nhà chăm con. Nhưng thời gian gần đây, trong đầu tôi luôn quanh quẩn cái ý nghĩ đó khi tôi nhận thấy cu Bon càng ngày cám bám bà mà bỏ lơ mẹ.
Tôi thấy mình may mắn được gả vào gia đình có mẹ chồng rất tâm lý và tốt bụng. Bà tuy đã lớn tuổi nhưng bà không hề có tư tưởng cổ hủ, lúc nào cũng tôn trọng ý kiến của các con. Từ khi tôi mang thai đến khi sinh, mẹ chồng luôn chú ý quan tâm chăm sóc tôi rất chu đáo. Mọi chuyện ăn uống tẩm bổ bà đều giúp đỡ tôi, những lúc như vậy tôi thấy mình như đang được sống cùng mẹ đẻ, được làm cô công chúa trong nhà.
22 tuổi tôi đã lấy chồng, nên chưa có một chút kinh nghiệm nào trong việc chăm sóc con cái, do đó khi cu Bon ra đời khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi vụng về ngay từ việc cho con bú, ru con ngủ hay thậm chí là thay tã cho con. Mẹ đẻ không ở gần nên người hướng dẫn tôi làm mọi việc chỉ có thể là mẹ chồng. Bà hướng dẫn tôi cẩn thận từng chút một, nhưng thấy tay chân tôi lóng ngóng nên có khi bà làm giúp tôi hoàn toàn.
Dần dần việc tắm rửa hay ru ngủ cho cu Bon mẹ chồng tôi đều đảm nhiệm, tôi chỉ có mỗi việc là cho con bú. Do đó thời gian cu Bon ở với bà nội còn nhiều hơn là ở bên mẹ, khiến con không còn quen với hơi mẹ, dần dần con không chịu theo mẹ. Những lúc Bon quấy ngủ thì chỉ có bà nội bế ru là con im và ngủ ngay. Ngược lại, nếu tôi mà ru thì con mãi mới chịu ngủ hoặc khóc ngằn ngặt. Lúc tắm cho con cũng vậy, tôi đã không khéo thì chớ, mà con lại nhất quyết không chịu hợp tác. Nhìn mẹ chồng ngon lành tắm cho cháu mà tôi ghen tị.
Video đang HOT
Tôi phát ghen với mẹ chồng khi con tôi cả ngày bám riết lấy bà (Ảnh minh họa)
Sau khi nghỉ chế độ sinh 4 tháng, tôi cũng bắt đầu đi làm trở lại dù rất thương con. Tôi cũng tính nghỉ thêm 2 tháng không lương để chăm con vì nghĩ suốt ngày ở nhà với con mà nó còn không chịu theo sợ đến lúc đi làm ít thời gian cạnh con thì không hiểu thế nào nữa. Nhưng mẹ chồng bảo không cần thiết, cứ đi làm mọi chuyện ở nhà đã có bà lo. Tôi cũng yên tâm khi mẹ chồng chăm con tốt nên cũng đành để con ở nhà với bà để đi làm.
Từ ngày tôi đi làm trở lại sau sinh, bà ở nhà trông và chăm cháu. Chỉ đến chiều tối tôi mới về cho con ăn uống rồi đi ngủ. Do đi làm không có nhiều thời gian để cho con bú trực tiếp, nên tôi đành phải dùng biện pháp bóp sữa rồi nhờ mẹ chồng ở nhà cho ăn. Nhưng buổi trưa, tôi vẫn tranh thủ chạy về cho Bon bú, nhưng con cũng chả chịu bú mớm là mấy. Thế là mẹ chồng bảo tôi không phải về nhà kẻo mệt và mất thời gian.
Từ đó, hai bà cháu ở nhà cứ đánh vật với nhau và Bon đã theo bà giờ lại càng theo sát hơn, con không chịu theo mẹ, lúc nào miệng lúc nào cũng “bà cơ”. Nhiều khi thấy con bám bà quá mà chẳng thèm bám mẹ khiến tôi tủi thân và buồn quá.
Khi đi làm về, tôi chỉ muốn chạy vào cho Bon ăn thì con chẳng buồn theo mẹ vì mải chơi, con nhìn thấy mẹ mà bơ luôn như chẳng cần đến mẹ. Mẹ chồng có dúi Bon vào tay tôi thì cũng chỉ được một lúc là con lại đòi theo bà ngay.Thậm chí có hôm tôi cho Bon ăn cũng không được nữa, nhưng chỉ cần bà nội làm trò hoặc tự tay bón cho con ăn là thằng bé ăn ngon lành. Thành ra giờ tôi phải đảm nhiệm tất việc nội trợ trong nhà để bà có thể yên tâm chơi với cháu. Ngày trước còn ở nhà, “thỉnh thoảng” hai mẹ con còn được chơi đùa cùng nhau, giờ thì bị cu Bon bỏ ra rìa, trong mắt con lúc nào cũng chỉ có bà.
Tôi có tâm sự chuyện con không theo mẹ mà chỉ bám riết bà nội cho chồng nghe. Anh động viên tôi không cần lo nghĩ quá nhiều, vợ chồng đi làm hết, thằng bé ở nhà với bà nên nó bện bà là phải, chỉ cần con lớn một chút là sẽ tự động bám mẹ ngay thôi. Mặc dù anh nói vậy, nhưng trong lòng tôi cũng không sao rũ bỏ được nỗi sợ hãi con coi mình là người xa lạ.
Tôi nhớ có lần khi cả tôi và mẹ chồng đang cùng ngồi chơi với con, con đã vô tình làm tôi chạnh lòng. Chẳng là lúc đó trên tay con có mẩu bánh, tôi hỏi dò xem con sẽ cho ai, nhưng khổ nỗi con lại quay ra đưa ngay cho bà nội mà lại quên mất có một bà mẹ đang ngóng chờ ở bên. Thực sự lúc đó tôi rất tủi thân, tôi làm mẹ mà lại không được con chú ý đến đầu tiên.
Nhận thấy tình hình có vẻ không tốt, tôi nói với chồng và mẹ chồng ý định nghỉ việc để ở nhà chăm con. Mẹ chồng nghe vậy lại tưởng tôi ngầm trách bà chăm Bon không tốt, vậy là bà giận luôn. Giờ con không chịu theo mẹ, mẹ chồng giận, chồng trách mắng khiến tôi rất mệt mỏi.
Tôi chỉ muốn có nhiều thời gian hơn bên con. Bon còn bé như vậy mà đã không bám mẹ rồi, con cũng tỏ ra chẳng cần mẹ nữa, liệu có khi nào từ bé con đã quên luôn được mẹ. Tôi đâu có ý gì chê trách mẹ chồng, tôi cảm ơn bà không hết ấy chứ, nhưng tôi không thích Bon bám riết bà nội và để tôi trở thành một người mẹ nhàn hạ như thế này. Cái sự nhàn hạ này tôi thực sự không hề mong muốn.
Theo Eva
Lạc đường
Bà sững người thấy chồng đang khoác vai người tình rời khách sạn. Bà điên tiết lao vào, tay giật phăng túi xách trên tay người phụ nữ, miệng la lớn: "Tiền đâu? Ông ấy cho cô bao nhiêu?". Sau phút ngỡ ngàng, người phụ nữ điềm tĩnh đáp: "Không tiền bạc gì ở đây hết".
Chồng bà giật lại túi xách, gằn giọng: "Tôi không có gì để cho cô ấy. Chỉ cô ấy mới cho tôi tình yêu, sự quan tâm, được sống là chính mình. Không như bà"...
1. Bà hối thúc con gái: "Đi lẹ. Phải tới để bắt tại trận". Con gái lật đật rồ ga, miệng làu bàu: "Chuyến này ba chết chắc". Hai mẹ con hùng hổ phóng xe đi, nửa tiếng sau mới đến đúng địa chỉ mà người được bà thuê theo dõi thông báo lại. Chưa kịp dừng xe, bà sững người thấy chồng đang khoác vai người tình rời khách sạn. Bà điên tiết lao vào, tay giật phăng túi xách trên tay người phụ nữ, miệng la lớn: "Tiền đâu? Ông ấy cho cô bao nhiêu?". Sau phút ngỡ ngàng, người phụ nữ điềm tĩnh đáp: "Không tiền bạc gì ở đây hết". Chồng bà giật lại túi xách, gằn giọng: "Tôi không có gì để cho cô ấy. Chỉ cô ấy mới cho tôi tình yêu, sự quan tâm, được là chính mình. Không như bà"... Đây là lần thứ hai bà đi "bắt ghen", nhưng bà không nhằm lấy đó làm bằng chứng ly hôn mà để tìm một bằng chứng khác.
Từ bạn làm ăn đến con gái đều tham mưu với bà, người phụ nữ kia thật ra chẳng yêu thương gì ông, đến với ông vì lòng thực dụng, mưu cầu tiền bạc. Lẽ đó, bà phải quản chặt, vét túi ông đến đồng bạc cuối cùng, để ông không thể "nuôi" cuộc tình đó mà sớm quay trở lại bên bà. Một ngày, hay tin người tình của ông từ giã phận công nhân về làm chủ một quán cà phê, bà đinh ninh nguồn kinh phí do ông đài thọ. Bà tìm gặp luật sư, được hướng dẫn với số tiền lớn ông mang cho kẻ khác, nếu bà chứng minh được bằng chứng cứ cụ thể, vẫn có thể thu hồi, bởi đó là tài sản chung của vợ chồng trong quá trình hôn nhân, chưa được bà đồng ý trong cách ông chi dùng. Bà quyết định theo dõi ông.
2. Tôi gặp hai người trong một buổi trưa đầy nắng dưới sân Tòa án nhân dân. Ở tuổi xấp xỉ 50, trông bà quý phái, thanh lịch khi khoác lên người bộ vest màu rêu, tóc búi cao. Ông lại là hình ảnh đối nghịch, vóc dáng gầy gò, tóc hoa râm, đi chiếc dream cũ kỹ, nhìn vào thấy ngay sự khắc khổ. Ông cười cười: "Ai có nhu cầu, tiện đường tôi làm mấy cuốc xe ôm". Hai người là đương sự của vụ ly hôn mà ông là người đứng đơn yêu cầu. Tòa sơ thẩm tuyên bác đơn, ông kháng cáo. Đến phiên xử này, bà tiếp tục sụt sùi: "Tôi bận túi bụi làm ăn nuôi con, lo cho chồng. Không giúp tôi thì thôi, ông ấy còn mèo mỡ. Tòa mà cho ly hôn, khác nào tạo điều kiện để ổng phụ tôi đến với người ta". Ông giơ tay, trút cạn lòng: "Chúng tôi ly thân đã một năm nay. Tòa không cho ly hôn, tôi cũng bỏ nhà đi thôi. Tôi không ở được với bà ấy nữa".
Đôi mắt xa xăm, hồi ức của 30 năm vợ chồng trong ông sống dậy. Ngày ấy, hai người gặp gỡ, yêu thương nhau rồi kết hôn khi cùng làm thuê cho một xưởng mộc. Sau đám cưới, có chút vốn liếng, cả hai đứng ra mở xưởng mộc riêng. Làm ăn phát đạt, cơ sở mở rộng đòi hỏi nhiều máy móc, nhân công có tay nghề cao, tinh xảo trong thiết kế, trang trí cho từng món nội thất khiến ông dần... mất việc. Không có kỹ năng quản lý, tính toán, thuận theo ý bà, ông bàn giao hết để lui về giữ vai trò hậu phương, thay vợ quán xuyến chuyện chăm con, cơm nước. Tiếng nói của ông từ đó nhỏ dần rồi tắt lịm khi mỗi lời bà nói ra theo thời gian càng có thêm sức nặng. Giữ hầu bao, bà... gửi tiền tháng cho ông đi chợ, mua sắm, chi tiêu, rồi không ít lần hoạnh họe cơm canh không ngon, cửa nhà dơ bẩn. Ông giấu sự tổn thương, tự ái trong lòng, cộng với vợ chồng không có thời gian gần gũi, sẻ chia khiến cả hai ngày càng xa cách. Rồi hai người ly thân, bà thường xuyên "dùng bữa" cùng đối tác hoặc có khi với cô con gái nơi nhà hàng, quán xá sang trọng, bỏ mặc ông ngày ba bữa chơ vơ.
3. Ngày biết tin ông có nhân tình, bà đâu nghĩ đến cái sai của mình để từ đó thay đổi, khéo léo kéo ông về, ít nhất là trao trả lại quyền làm chồng, làm cha ông phải có. Ngược lại, ý nghĩ người đàn bà kia đến với ông vì tiền, hết tiền tình sẽ tan choán hết tâm trí, khiến bà hành động nông nổi: tìm cách chiếm lại vốn liếng ông mang cho nhân tình. Trong quãng thời gian sống ly thân, viện cớ ly người nên ly cả... vật dụng, bà đẩy ông đến bước đường tự mua bếp núc, xoong nồi về nấu ăn, chuyện chi tiêu mạnh ai nấy gánh.
Bà trình bày lý do cuối cùng hòng buộc ông từ bỏ ý định ly hôn: "Tôi chỉ chấp nhận ly hôn nếu ông ấy bằng lòng ra đi tay trắng. Phần tài sản ông ấy để lại hết cho con gái tôi". Sau cái nhíu mày, ông gật đầu cái rụp, rồi hồn nhiên tuyên bố: "Tôi "vô sản" lâu rồi mà!". Bà chết sững. Tòa tuyên ly hôn...
Nửa tháng sau ngày tòa xét xử, bà gọi cho tôi kể, trong lúc vô tình đi ngang quán cà phê, giờ là "tổ ấm" của ông với nhân tình, thấy ông hì hụi... trổ nghề mộc sửa lại những chiếc ghế lỏng chân, lòng bà thắt lại. "Tôi đi mà không biết mình đang lạc đường. Lạc đường nên đã mất ông ấy" - bà khóc.
Theo VNE
Đẳng cấp "ăn vụng" Có "lời đồn" rằng dân lái xe, xây dựng, y bác sĩ... thì ít chung thủy, nhưng có lẽ giờ phải bổ sung vào danh sách dài dằng dặc những "đối tượng" dễ ngoại tình đó là dân văn phòng. Anh chỉ yêu mình em Bình An vẫn còn chưa hết ngất ngây với hương lửa tình yêu đương độ nồng nàn nhất...