Tủi hổ khi phát hiện bố mẹ chồng mua đồ đại hạ giá biếu thông gia
Xem món quà Tết bố mẹ chồng định biếu bố mẹ mình mà chị M. không khỏi uất ức, ngán ngẩm. Đó là một bộ ấm chén thuộc hàng đại hạ giá không quá 120 nghìn.
Chị Hồ M. (Hà Nội) bước vào cuộc sống làm dâu nhà khá giả đã 3 năm nay nhưng mỗi lần Tết đến xuân về chị vẫn đau đầu nhiều chuyện.
Chị lên thành phố học đại học và lập nghiệp, lấy chồng. Anh N. chồng chị, cùng quê chị M nhưng n hà anh lên thành phố định cư từ lâu nên khi lấy anh chị vẫn mang tiếng là gái quê lấy được chồng thành phố.
Bố mẹ chồng chị ngày trước ở quê chịu khó buôn bán nên có của ăn của để. Lúc cả nhà lên thành phố định cư ông bà cũng mua được căn nhà mặt phố và có chút vốn để gửi ngân hàng. Mẹ chồng muốn chồng chị lấy được một cô gái thành phố nên khi anh lấy chị bà cũng không hài lòng. Bởi vậy, với thông gia, nhà chồng chị vẫn có chút coi thường.
Ngược lại nhà bố mẹ đẻ chị lại rất tôn trọng thông gia. Lần nào lên chơi, ông bà cũng chọn những món ngon nhất ở quê như gà cỏ, trứng gà, cá quả vừa đánh dưới ao…làm thịt, gói gém sạch sẽ mang lên biếu nhà thông gia. Bố chị lần nào đi chơi, thăm họ hàng mua được cái gì ngon, lạ cũng cẩn thận để dành lên biếu nhà thông gia.
Ông bà suy nghĩ rằng mình chu đáo với nhà thông gia thì con mình được nhà chồng ưu ái hơn. Nhưng với nhà chồng việc nhận những món quà từ nhà con dâu như một lẽ hiển nhiên, tất yếu. Chưa bao giờ nhà chồng chị biếu lại một cái gì cho nhà thông gia.
Video đang HOT
Có mỗi một lần bố chồng chị được biếu hộp bánh khá ngon nhưng ông bà bị tiểu đường hạn chế ăn ngọt, ông bảo: “Có gói bánh ngon mà không ăn thì phí nhỉ”. Thấy chị đang nấu cơm gần đấy ông bảo: “Con mang về biếu nhà con đi chứ ở nhà này không ai ăn”.
Tết năm ngoái, theo lệ thường nhà nội đi chúc Tết nhà ngoại sau đó nhà ngoại đi chúc lại nhà nội. Tuy nhiên chị chờ mãi mùng 1, mùng 2, rồi mùng 3 cũng không thấy bố mẹ chồng í ới gì về chuyện chúc Tết nhà bố mẹ chị nhưng thông gia của cô em gái chồng (lấy chồng HN, gia đình có điều kiện) thì ông bà chuẩn bị đi từ mùng 2 Tết.
Cuối cùng bố mẹ chị cũng phải lên chúc Tết nhà thông gia. Chị hờn giận nói với chồng, chắc chồng chị có trách ông bà nên năm nay còn 2, 3 tuần nữa mới đến Tết ông bà đã đi sắm sửa đồ biếu.
Bà rủ con gái đi làng gốm Bát Tràng để chọn đồ. Bà mua cho nhà thông gia của em chồng chị một bộ ấm chén đẹp mẫu mã sang trọng nghe đâu lên đến tiền triệu. Bà lý giải năm nay nhà thông gia sửa nhà mới sang trang hơn nên mua bộ ấm chén cho xứng với nhà mới, nhà đẹp. Sau này, cái nhà đấy cũng của em chồng nên bà không tính toán.
Nhưng đến lúc xem món quà để tặng bố mẹ đẻ chị không khỏi ngỡ ngàng. Đó là một bộ ấm chén thuộc hàng đại hạ giá. Trên ấm còn ghi tên cơ quan đặt. Theo như chị được biết đây là hàng cơ quan đặt làm quà tặng nhưng sau đó thừa thì người ta đem ra bán lại với giá chỉ 80-120 nghìn đồng.
Bà mẹ chồng ra sức giải thích: “Gốm Bát Tràng thì khỏi chê rồi, ở quê có bộ ấm này mà uống trà thì cũng sang lắm đây”.
Tối nghe bố đẻ gọi điện kể Tết này nhà định làm thịt con lợn tự nuôi chọn những phần ngon nhất biếu nhà thông gia mà chị không khỏi ấm ức.
Theo SKCĐ
Uất ức bố mẹ chồng mua hàng đại hạ giá biếu thông gia
Xem món quà Tết bố mẹ chồng định biếu bố mẹ mình mà chị M. không khỏi uất ức, ngán ngẩm. Đó là một bộ ấm chén thuộc hàng đại hạ giá không quá 120 nghìn.
Chị Hồ M. (Hà Nội) bước vào cuộc sống làm dâu nhà khá giả đã 3 năm nay nhưng mỗi lần Tết đến xuân về chị vẫn đau đầu nhiều chuyện.
Chị lên thành phố học đại học và lập nghiệp, lấy chồng. Anh N. chồng chị, cùng quê chị M nhưng n hà anh lên thành phố định cư từ lâu nên khi lấy anh chị vẫn mang tiếng là gái quê lấy được chồng thành phố.
Bố mẹ chồng chị ngày trước ở quê chịu khó buôn bán nên có của ăn của để. Lúc cả nhà lên thành phố định cư ông bà cũng mua được căn nhà mặt phố và có chút vốn để gửi ngân hàng. Mẹ chồng muốn chồng chị lấy được một cô gái thành phố nên khi anh lấy chị bà cũng không hài lòng. Bởi vậy, với thông gia, nhà chồng chị vẫn có chút coi thường.
Ngược lại nhà bố mẹ đẻ chị lại rất tôn trọng thông gia. Lần nào lên chơi, ông bà cũng chọn những món ngon nhất ở quê như gà cỏ, trứng gà, cá quả vừa đánh dưới ao...làm thịt, gói gém sạch sẽ mang lên biếu nhà thông gia. Bố chị lần nào đi chơi, thăm họ hàng mua được cái gì ngon, lạ cũng cẩn thận để dành lên biếu nhà thông gia.
Ông bà suy nghĩ rằng mình chu đáo với nhà thông gia thì con mình được nhà chồng ưu ái hơn. Nhưng với nhà chồng việc nhận những món quà từ nhà con dâu như một lẽ hiển nhiên, tất yếu. Chưa bao giờ nhà chồng chị biếu lại một cái gì cho nhà thông gia.
Có mỗi một lần bố chồng chị được biếu hộp bánh khá ngon nhưng ông bà bị tiểu đường hạn chế ăn ngọt, ông bảo: "Có gói bánh ngon mà không ăn thì phí nhỉ". Thấy chị đang nấu cơm gần đấy ông bảo: "Con mang về biếu nhà con đi chứ ở nhà này không ai ăn".
Tết năm ngoái, theo lệ thường nhà nội đi chúc Tết nhà ngoại sau đó nhà ngoại đi chúc lại nhà nội. Tuy nhiên chị chờ mãi mùng 1, mùng 2, rồi mùng 3 cũng không thấy bố mẹ chồng í ới gì về chuyện chúc Tết nhà bố mẹ chị nhưng thông gia của cô em gái chồng (lấy chồng HN, gia đình có điều kiện) thì ông bà chuẩn bị đi từ mùng 2 Tết.
Cuối cùng bố mẹ chị cũng phải lên chúc Tết nhà thông gia. Chị hờn giận nói với chồng, chắc chồng chị có trách ông bà nên năm nay còn 2, 3 tuần nữa mới đến Tết ông bà đã đi sắm sửa đồ biếu.
Bà rủ con gái đi làng gốm Bát Tràng để chọn đồ. Bà mua cho nhà thông gia của em chồng chị một bộ ấm chén đẹp mẫu mã sang trọng nghe đâu lên đến tiền triệu. Bà lý giải năm nay nhà thông gia sửa nhà mới sang trang hơn nên mua bộ ấm chén cho xứng với nhà mới, nhà đẹp. Sau này, cái nhà đấy cũng của em chồng nên bà không tính toán.
Nhưng đến lúc xem món quà để tặng bố mẹ đẻ chị không khỏi ngỡ ngàng. Đó là một bộ ấm chén thuộc hàng đại hạ giá. Trên ấm còn ghi tên cơ quan đặt. Theo như chị được biết đây là hàng cơ quan đặt làm quà tặng nhưng sau đó thừa thì người ta đem ra bán lại với giá chỉ 80-120 nghìn đồng.
Bà mẹ chồng ra sức giải thích: "Gốm Bát Tràng thì khỏi chê rồi, ở quê có bộ ấm này mà uống trà thì cũng sang lắm đây".
Tối nghe bố đẻ gọi điện kể Tết này nhà định làm thịt con lợn tự nuôi chọn những phần ngon nhất biếu nhà thông gia mà chị không khỏi ấm ức.
Theo Vietnamnet
Mẹ chồng tôi suốt ngày nhiếc móc thông gia Sống với một bà mẹ chồng khinh bỉ nhà thông gia, Linh cảm thấy quá tủi nhục. Cuối cùng cô cũng đã có một cơ hội giáng trả lại mẹ chồng một đòn đau đớn. Linh tốt nghiệp đại học xong là lấy chồng và có con luôn nên chưa đi làm và sống phụ thuộc vào nhà chồng. Linh sống với bố...