Tục lạ ở Tà Hộc: Buộc chỉ cổ tay giữ vía không đi “lạc” về cõi âm
Người Mường ở xã Tà Hộc ( huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) quan niệm rằng: Vía có lúc bị cõi âm bắt chuyện và rủ đi theo sang thế giới bên kia, nên quên cả lối về với chủ hoặc vía dễ bị ma mãnh xứ người đùa giỡn làm hại.
Vì vậy người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay để vía luôn ở bên người và cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn.
Cuộc sống đời thường, trong sinh hoạt, lao động và sản xuất, con người phải gồng mình chống chọi với quy luật sinh tồn của thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, người Mường quan niệm mỗi con người đều tồn tại hồn vía song hành và được coi là một thực thể siêu hình vô cùng quan trọng.
Hồn vía con người luôn gắn bó với thân xác của cuộc sống đích thực, của đời người bắt đầu từ lúc sinh đến khi trở về cõi vĩnh hằng. Mỗi khi bị ốm, gia đình có người qua đời hoặc gặp những chuyện không may trong cuộc sống, người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay.
Người Mường thường làm lễ buộc chỉ cổ tay để vía luôn ở bên người và cầu mong sức khỏe, bình an.
Để tìm hiểu rõ hơn về tục buộc chỉ tay của người Mường, chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Hướng, 1 thầy mo có tiếng ở bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).
Ông Hướng kể: “Người Mường chúng tôi thường quan niệm đàn ông có 7 vía, đàn bà Thái có 9 vía. Khi hồn vía lìa khỏi thân xác thì những người đàn ông và đàn bà đó sẽ không còn tồn tại trên thế gian này hoặc người đó bị lạc đi vài vía thì sẽ sống trong cảnh ốm đau, bệnh tật, gặp phải tai ương và không gặp lành trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó, mà từ thời cha ông đã nghĩ ra tục buộc chỉ vào cổ tay để giữ hồn vía không rời khỏi thân xác và cầu mong cho sức khỏe, gia đình bình an hơn”.
Để làm lễ buộc chỉ vào tay, bắt buộc trong mâm cỗ phải có gà luộc, rượu, bát hương, gạo nếp…
Trong vô số các phong tục của đồng bào dân tọc Mường, tục buộc chỉ cổ tay là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người về sự bình yên, may mắn sau thời gian gặp những chuyện không may trong cuộc sống.
Người Mường họ tin vào những lực lượng siêu nhiêu, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu trong cuộc sống sinh hoạt, lao động bị tai nạn ngoài ý muốn, gặp những chuyện xui xẻo thì những người biết làm lễ sẽ là người đứng ra giúp đỡ cho họ, để hướng họ có suy nghĩ lạc quan và tin vào cuộc sống hơn.
Video đang HOT
Tục “làm vía” hay còn gọi là lễ buộc chỉ cổ tay (tiếng Mường là puộc say), là một trong những phong tục có từ rất lâu đời của người Mường ở bản Mường (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La).
“Để làm lễ buộc chỉ vào cổ tay, gia chủ phải bày biện mâm cỗ mời anh em họ hàng đến nhà. Trong mâm cỗ bắt buộc phải có 1 con gà luộc, cá nướng, gạo nếp, bát nhang (chủ yếu dùng bằng bát gạo trắng cắm ba nén hương)… Sau đó mời thầy mo đến khấn.
Chỉ buộc cổ tay bắt buộc phải có 2 màu xanh và hồng, để xua đuổi tà ma đeo bám, mang lại may mắn cho gia chủ. Sau đó cuốn chỉ đều vào nhau đặt ở gần bát hương, chờ làm các thủ tục khấn vái khoảng 2 giờ đồng hồ mới được lấy ra buộc” – anh Hà Văn Tiến, bản Mường, xã Tà Hộc chia sẻ.
Khác với tục giải hạn, trong lễ buộc chỉ tay của người Mường phải có cá chép nướng đặt ở mâm cỗ để xua đuổi những điều xui xẻo, không may đến với gia đình hoặc cá nhân nào đó.
Đặc biệt, lễ buộc chỉ cổ tay còn được thực hiện đối với gia đình có người thân mất đi thì lại mang ý nghĩa cầu cho linh hồn người đã khuất sớm được siêu thoát, đồng thời đem lại sự bình an cho con cháu trong nhà… Sau khi các công việc chuẩn bị cho lễ buộc chỉ vào cổ tay xong xuôi, thầy mo mời người thân của gia chủ rút các sợi chỉ đặt bên bát hương xuống buộc, để giữ cho vía luôn ở bên người gia chủ, mọi điều xui xẻo đều tai qua nạn khỏi…
Thời gian buộc chỉ vào cổ tay kết thúc, các anh em họ hàng lại quây quần bên mâm cỗ, nâng những chén rượu chúc tụng nhau những lời hay ý đẹp.
Theo quan niệm của người Mường, chỉ buộc vào cổ tay bắt buộc phải có 2 màu xanh và hồng.
Lễ buộc chỉ cổ tay của người Mường xuất phát từ mong muốn của một gia đình, cá nhân, do trong nhà vừa gặp chuyện không may, tai nạn, ốm đau… ập đến bất ngờ trong khi người đó vẫn có sức khỏe lao động bình thường. Việc làm lễ buộc chỉ cổ tay đối với người Mường rất quan trọng, người đứng ra làm lễ phải là người có uy tín trong bản.
Có thể nói lễ buộc chỉ cổ tay là một nghĩa cử cao đẹp, được người Mường tổ chức nhiều, bất kể thời gian nào trong năm. Phong tục này mang đậm bản sắc dân tộc Mường, đây là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo riêng có.
Theo Danviet
Hòa Bình: "Trúng số" nhờ trồng giống cam chín muộn trên đất dốc
Từ nhiều năm nay, ông Hoàng Văn Chất, 60 tuổi, dân tộc Thái ở bản Củ 2 (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Hòa Bình) trồng hơn 2ha cam V2 (cam chín muộn) phát triền kinh tế. Khác với nhiều nông hộ khác, ông Chất chọn cách bán lẻ sản phẩm cho khách thập phương và các thương lái trên địa bàn tỉnh, mỗi năm cho lãi hơn 400 triệu đồng.
Chúng tôi đến thăm vườn cam V2 của gia đình ông Hoàng Văn Chất ở bản Củ 2, khi được tận mắt "mục sở thị" vườn cam rộng hơn 2ha ngay sau căn nhà kiến cố, cũng được xây dựng từ tiền bán cam mấy năm trước của ông, chúng tôi thấy cây nào, cây nấy quả sai lủng lẳng.
Chỉ vào một cây cam V2 sai trĩu quả, ông Chất nói bông đùa rằng: "Anh đã thấy vườn cam nào cho quả to và đều như này chưa? Có được vườn cam như thế này là cả một quá trình lao động vất vả và sáng tạo đấy. Muốn vườn cam phát triển tốt, cho qua nhiều và chất lượng thì phải trồng theo khoảng cách hợp lý. Vườn cam nhà tôi, cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m. Làm được như vậy thì cây nào cũng sai trĩu quả, năm nào cũng có sản phẩm bán".
Ông Hoàng Văn Chất cho biết: "Cam V2 là giống cam chín muộn nên bán được giá cao, vào thời điểm cây chín kéo dài đến tháng 4 dương lịch".
Cam V2 là giống cam chín muộn và ngon nên giá có thể lên tới 40.000 đồng/kg. Giống V2 thường chín vào tháng 11 đến tháng 1 âm lịch, khi ấy cam lòng vàng đã hết mùa nên giá cam V2 cao. Các hộ trồng cam nên biết cách xen canh giữa giống lòng vàng và giống V2 thì vụ cam có thể kéo dài tới tháng 4 dương lịch. Đặc biệt là sẽ tăng thêm nguồn thu nhập cao hơn cho người trồng.
Nhờ có nhiều năm kinh nghiệm trong trồng trọt, vườn cam V2 của ông Hoàng Văn Chất đều sai quả.
Chia sẻ bí quyết trồng cam V2, ông Chất nói: "Tôi thường dùng phân trâu, phân bò để bón cho cam và bón làm nhiều lần trong năm, đảm bảo cân đối giữa các thời kỳ, giúp cho cây cam sinh trưởng, phát triển tốt. Ngoài bón phân, tôi thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Vào thời kỳ cam ra quả non, thường xuất hiện loại nhện đỏ phá hoại nên tuyệt đối không được lơ là. Khi phát hiện nhện đỏ tấn công là phải diệt trừ ngay và phải sử dụng đúng thuốc... Có như vậy vườn cam mới phát triển tốt, cho nhiều quả được..."
Nhờ trồng cam V2 mà ông Hoàng Văn Chất đã có 1 cơ cơi khang trang và sắm sửa được xe hơi tiền tỷ.
Cũng theo ông Chất, trồng cam V2 chỉ vất vả những năm đầu. Khi mới trồng thì việc chăm sóc vườn cam không khác nào chăm con mọn. Bởi khi đó cây còn nhỏ, sức đề kháng kém nên mất nhiều công chăm bón, làm cỏ. Đất trồng cam phải đảm bảo tơi xốp, đủ ẩm, bón phân đúng kỹ thuật và phải có rãnh thoát để chống úng kịp thời, không để cho cây cam bị xói mòn gốc.
Trong quá trình chăm sóc cần nắm rõ quy trình sâu bệnh và thay đổi lá trên cây vào các tháng trong mùa. Muốn cam đạt chất lượng tốt, quả đẹp, thời điểm đầu vụ, người trồng phải biết can thiệp vào quá trình ra lộc hoa của cây, biết cách tỉa hoa, tỉa cành, tạo tán để cam ra hoa đúng thời điểm.
Cây cam cho nhiều quả, ông Chất phải dùng cây gỗ để trống đỡ. Việc làm này sẽ giúp cây không bị gãy cành.
Ông Hoàng Văn Chất là người tiên phong trong việc đưa giống cam V2 về trồng phát triển kinh tế ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn.
Khác với nhiều hộ trồng cam V2 ở xã Chiềng Ban, ông Chất không đổ buôn cho thương lái mà bán lẻ cho khách thập phương. Ông Chất có lợi thế là nhà ngay Trung tâm xã và gần đường QL 4G đi huyện Sông Mã, TP. Sơn La, huyện Mai Sơn nên rất thuận tiện cho việc bán cam. Vào vụ cam, ngày nào ông cũng hái để bán cho các tiểu thương đã đặt hàng.
Hiện cam V2 ông Chất bán tạii vườn với dao động từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
"Trồng cam V2 (cam chín muộn) cho hiệu quả kinh tế cao gấp chục lần so với trồng ngô. Vườn cam của gia đình tôi rộng hơn 2ha. Với 2.000 cây đã bước sang tuổi thứ 6. Nhiều đoàn đến tham quan học hỏi kinh nghiệm, nhìn vườn cam ngút tầm mắt, cành nào cũng sai trĩu quả, ai cũng trầm trồ khen ngợi và không muốn quay ra.
Cam chín muộn có vỏ bên ngoài vàng hoe, ngọt lịm, được khách hàng ưa chuộng, chỉ bán lẻ thôi mà có ngày tôi bán được cả tấn cam. Tôi bán lẻ với giá dao động từ 25 - 30.000 đồng/kg. Mấy năm gần đây, vụ cam nào tôi cũng thu trên 400 triệu đồng." - ông Hoàng Văn Chất cho biết thêm.
Theo Danviet
Giăng màn trồng cà chua Tết, trái xum xuê, bán 1 vụ rủng rỉnh tiền tiêu Là loại cây trồng cho thu nhập ổn định, vốn đầu tư ban đầu thấp, phù hợp với đại bộ phận người dân, những năm gần đây cây cà chua đã trở thành cây trồng được nhiều nông hộ ở tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) lựa chọn trong sản xuất vụ Đông. Đặc biệt, để...