Tuân thủ phòng, chữa bệnh về da trong mùa hè
Khi môi trường bị ô nhiễm, khí hậu nóng bức, da là một trong những cơ quan của cơ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, trong những ngày nắng nóng gay gắt gần đây, số lượng người đến khám và điều trị về da tại các bệnh viện tăng cao.
Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ việc phòng, chữa bệnh về da trong mùa hè, để tránh “tiền mất, tật mang”.
Chăm sóc, điều trị da cho người bệnh tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội. Ảnh: Xuân Lộc
Lượng bệnh nhân tăng đột biến
Dù nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 40 độ C, nhưng lượng người đến khám và điều trị các bệnh về da trong 2 tuần qua tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội vẫn rất đông. Trung bình mỗi ngày, tại đây tiếp nhận từ 300 đến 400 bệnh nhân, gấp 2-3 lần so với ngày bình thường. Ngoài phụ nữ, bệnh nhân đến khám còn có trẻ em, người cao tuổi và thanh, thiếu niên.
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, bác sĩ Nguyễn Ngọc Yến, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu Hà Nội) cho biết, nóng bức khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, ở trẻ em các bệnh về da thường gặp, như: Rôm sảy, chốc lở; còn ở người già do ít vận động, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nấm da… Khi trên da có sẵn vết trầy xước, nếu bơi lội thường xuyên tại những bể bơi công cộng có điều kiện vệ sinh không bảo đảm sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào da và gây bệnh. Ngoài ra, nắng nóng còn gây những bệnh cấp tính: Bỏng nắng, cháy nắng, tăng sắc tố da… Thậm chí, tiếp xúc với ánh nắng kéo dài còn dẫn đến các bệnh mạn tính, tăng tốc độ lão hóa da, sạm da, hay thúc đẩy quá trình gây ung thư da.
Tương tự, tại Bệnh viện Da liễu trung ương, nắng nóng cũng khiến bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến da tăng từ 15% đến 20% so với ngày thường. Riêng tại Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, trung bình mỗi ngày tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân đến khám, điều trị và hầu hết các bệnh liên quan đến nắng nóng. Chị N.T.H (42 tuổi, ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) đang điều trị nám má tại Bệnh viện Da liễu trung ương cho biết: “Do những ngày nắng nóng cao điểm, tôi phải đi ra ngoài đường nhiều, nhưng lại không bảo vệ, che chắn da kỹ càng. Kết quả, da mặt bị rát, vết nám ở má lan rộng và dày hơn”.
Ngoài các bệnh về da thông thường, tại Bệnh viện Da liễu trung ương, trung bình mỗi năm điều trị cho khoảng 300 trường hợp ung thư da và con số này tăng khoảng 15% mỗi năm, trong đó tia cực tím là “thủ phạm” chính. Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng của bệnh viện lưu ý, rất nhiều trường hợp mắc ung thư da nhập viện điều trị trong tình trạng nặng. Do chủ quan, nhiều người không đi thăm khám tại cơ sở y tế, mà tự ý chữa trị, đắp các loại thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc, gây viêm nhiễm nặng.
Hằng năm, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cũng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng – hậu quả của việc sử dụng thuốc tùy tiện. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Yến cảnh báo, nhiều bệnh nhân lên mạng xã hội, tìm kiếm “bác sĩ Google” hoặc mua thuốc tự điều trị. Mới đây, tại Khoa Khám bệnh tiếp nhận bệnh nhân N.K.T (28 tuổi, ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) sau khi tự bôi thuốc có chứa thành phần corticoid, toàn thân mọc đầy trứng cá. “Thuốc corticoid là “con dao hai lưỡi”, nếu dùng không hợp lý, có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, gây nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Nguyễn Ngọc Yến nhấn mạnh.
Phòng bệnh và điều trị đúng cách
Mọi người khi đi ra nắng cần có biện pháp bảo vệ da để tránh tác hại của tia cực tím. Ảnh: Hoàn Như
Với những nguy cơ của các bệnh về da trong mùa hè, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, người dân cần biết cách chăm sóc làn da không chỉ để đẹp hơn, mà còn phòng tránh tác hại của nắng nóng. Cụ thể, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, vệ sinh da sạch sẽ, mặc quần áo thông thoáng, không để mồ hôi ứ đọng, bổ sung nước, khoáng chất, vitamin… Đặc biệt, mọi người nên hạn chế sử dụng đồ ngọt có lượng đường cao, đồ ăn sẵn như trà sữa, nước ngọt có gas, thực phẩm ăn nhanh, đồ chiên rán… dễ gây tiết bã nhờn, nổi mụn.
Video đang HOT
Để phòng tránh ung thư da, theo bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, khi trên da có tổn thương dạng đốm màu đen, không đều màu sắc, chỗ đậm chỗ nhạt, nổi gờ và tiến triển tăng về kích thước, phải đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Ngoài ra, để tránh tác hại của tia cực tím, người dân nên hạn chế ra nắng giờ cao điểm (từ 11h đến 14h). Khi ra nắng cần có biện pháp phòng vệ, như: Mũ, ô, kính râm, khẩu trang, găng tay và cần sử dụng kem chống nắng.
Về việc sử dụng thuốc bôi da, theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Yến, cần có kiến thức về bệnh, về thuốc. Cùng một bệnh, trẻ em và người lớn sử dụng thuốc khác nhau, liều lượng khác nhau; kể cả khi bệnh cũ tái phát thì mức độ bệnh, thể trạng cũng đã khác nên người bệnh phải đến cơ sở y tế khám để bác sĩ kê đơn thuốc mới.
Phòng tránh hiệu quả 5 bệnh mùa hè
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa hè năm nay Việt Nam có nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kì.
TS. BS Thái Thiên Nam - Phòng khám chuyên khoa nhi Nhi Tâm (Hà Nội) cho biết, thời tiết càng nóng càng làm cho con người luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng nên dễ bị mắc các bệnh. Chính vì thế, nắm được cách chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa các bệnh ngày hè là một việc cấp thiết để có một thể trạng tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống.
TS. BS Thái Thiên Nam
Việc duy trì thể trạng khỏe mạnh của bản thân là trọng tâm của việc chăm sóc sức khỏe. Sau đây là các việc mà bạn nên làm, đặc biệt trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp - Bác sĩ Thái Thiên Nam khẳng định.
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cách phòng ngừa:
-Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch; Can thiệp kịp thời khi có người bị tiêu chảy cấp.
Bệnh viêm đường hô hấp trên
Do nắng nóng nên cả người lớn hay trẻ nhỏ đều phải sử dụng quạt hoặc điều hòa cả ngày. Tuy nhiên sử dụng không đúng cách như để quạt thổi thốc vào đầu, cổ, ngực hoặc sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp mà quên không điều chỉnh nhiệt độ khi ngủ, nghỉ dễ dẫn đến bị viêm họng, viêm mũi...
Do sốc nhiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa việc sử dụng điều hòa ở trong phòng, trong xe ô tô... với nhiệt độ ngoài trời... rất dễ gây viêm đường hô hấp trên.
Do nóng trong người mà người lớn hay trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng nước lạnh, nước đá... vòm họng dễ bị sung huyết, viêm, phù nề dẫn tới virus có thể xâm nhập sâu vào bên trong gây bệnh.
Cách phòng ngừa:
- Sử dụng các thiết bị chống nóng một cách hợp lý như điều hòa nên để ở nhiệt độ thích hợp (25-27 độ) và tăng dần nhiệt độ nếu trong phòng có trẻ em lên 28-29 độ. Điều chỉnh lượng gió ở quạt từ mức độ mạnh đến mức độ trung bình, không để gió quạt thổi thốc vào mặt, đầu, ngực.
- Hạn chế uống nước đá, nên uống nước mát, uống nước từ từ từng ngụm giúp da dễ hấp thu nước, ẩm da thay vì uống cả cốc nước 1 lúc.
Say nắng, say nóng
Say nắng, say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh.
Cách phòng ngừa:
- Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc môi trường nóng bức, hoặc hoạt động thể lực quá sức.
- Uống nước đầy đủ khi trời nắng nóng hoặc lao động nặng.
- Luôn trang bị thiết bị bảo hộ lao động như mũ, nón, quần áo bảo hộ lao động.
- Làm thoáng môi trường làm việc, đặc biệt là hầm lò.
Thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter (gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vảy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Cách phòng ngừa:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
Bệnh da liễu
Ở trẻ em, do thời tiết nắng nóng và trẻ hay chạy nhảy nô đùa, chưa biết cách tự vệ sinh cá nhân khiến trẻ bị các bệnh rôm sảy, viêm nang lông... nhiều trẻ bị hăm lở vùng bẹn, bìu, kèm nhiều mụn ở mông do đóng bỉm dẫn đến da bị nhiễm trùng.
Viêm da dị ứng, nấm da là những bệnh da liễu thường gặp
Ở người lớn, mụn trứng cá, viêm da dị ứng, nấm da là những bệnh da liễu thường gặp nhất. Đặc biệt, khi nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều, nếu không biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh về da liễu, nhất là các vùng kín của cơ thể. Thậm chí bệnh nhân gãi nhiều và vệ sinh kém có thể bị nhiễm trùng da.
Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời có thể gây ra tình trạng bỏng nắng, đỏ da, sạm da thậm chí ung thư da.
Cách phòng ngừa:
- Để bảo vệ da vào mùa nóng, người dân nên chủ động vệ sinh chăn màn, giường chiếu, quần áo và các vật dụng khác trong gia đình sạch sẽ, khô thoáng.
- Những người có cơ địa tiết nhiều mồ hôi nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải thấm hút mồ hôi. Hạn chế ra đường vào các giờ cao điểm từ 9-16 giờ. Ngoài ra nên dùng kem chống nắng, uống nhiều nước.
- Trẻ nhỏ khi đi bơi tại các bể bơi công cộng, sông, suối về cần tắm lại bằng nước sạch, quần áo thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ - TS. BS Thái Thiên Nam chia sẻ.
Con loét vùng kín vì mặc bỉm 24/24h, cách dùng bỉm an toàn cho trẻ Vào mùa hè nóng bức nhiều gia đình cho bé mặc bỉm 24/24 giờ, điều này rất nguy hiểm với làn da non nớt của bé, có thể khiến cho bé bị viêm loét da, hăm tã... Sạch, nhanh cho bố mẹ nhưng lại hại con Bs Lâm Văn Cấp, Phó trưởng Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết,...