Tuần này, công khai mọi thông tin về giá cước 3G

Theo dõi VGT trên

Theo Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT, mặc dù cước 3G của 3 nhà mạng lớn đã điều chỉnh, giá cước vẫn chỉ chiếm chưa đến 60% giá thành dịch vụ.

Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết tại buổi họp giao ban quản lí nhà nước với các hãng viễn thông có hạ tầng ngày 1/11/2013 tại Cục Viễn thông, sau khi gửi báo cáo về việc điều chỉnh giá cước 3G đến Chính phủ, Bộ sẽ công khai mọi thông tin liên quan đến giá cước 3G trong tuần này.

Theo số liệu của Phòng quản lí giá cước (Cục Viễn thông), tính đến tháng 9/2013, Việt Nam có khoảng 18,9 triệu thuê bao 3G đang hoạt động (có phát sinh cước). Đợt tăng giá cước 3G vừa qua, Cục Viễn thông cho rằng chỉ có tác động đến 8,9% thuê bao trong tổng số 91 triệu thuê bao di động phát sinh cước trong tháng 9. Tuy nhiên, nếu so sánh riêng với thuê bao 3G, con số này chiếm 43%.

Tuần này, công khai mọi thông tin về giá cước 3G - Hình 1

Tuần tới, công khai mọi thông tin về giá cước 3G

Theo Cục này, mặc dù cước 3G của 3 nhà mạng lớn đã điều chỉnh, với gói tăng cao nhất 40%, từ 50.000 lên 70.000 đồng/tháng (gói không giới hạn) nhưng giá cước đã điều chỉnh vẫn chỉ chiếm chưa đến 60% giá thành dịch vụ.

Ngoài ra, so với mặt bằng quốc tế, khu vực giá cước Việt Nam vẫn chỉ bằng 30-40% (so sánh trên thu nhập quốc dân đầu người trên toàn thế giới, khu vực và cả ASEAN).

Theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, việc các nhà mạng điều chỉnh giá cước 3G hôm 16/10 là do không công bố thông tin công khai rõ ràng cho xã hội nên mới có nhiều câu hỏi nghi vấn đặt ra như nhà mạng có bắt tay tăng giá, mức giá thành cụ thể ra sao, liệu có chuyện kiểm soát giá thành…

Thứ trưởng Lê Nam Thắng thẳng thắn cho rằng, việc quản lí giá cước là phải công khai minh bạch mọi thông tin liên quan đến giá cước, chất lượng dịch vụ gắn với các gói cước, các thông tin liên quan đến điều kiện cung cấp dịch, các yếu tố hình thành giá cước… nhưng nhà mạng lại chưa làm tốt các khâu này và cũng chưa công khai rõ ràng.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Thắng, vấn đề quản lí chất lượng dịch vụ phải theo đúng quy định pháp luật, những dịch vụ nào đưa ra thị trường thì phải công bố chất lượng đi kèm dịch vụ. Cần phải có kiểm tra, quản lí, giám sát chất lượng dịch vụ mang tính định lượng nhiều hơn như 3G.

Dù giá 3G ở Việt Nam đang khá rẻ nhưng chất lượng 3G lại đang “có vấn đề” vì lúc xem rất tốt, lúc lại chập chờn, thậm chí có lúc 3G “tậm tịt” hẳn.

Ông Lê Nam Thắng, thứ trưởng Bộ TT&TT

Trên thực tế, Phòng quản lí giá cước của Bộ chỉ thực hiện đăng kí, thực hiện kiểm soát xem việc giá cước đó ban hành có đúng cơ sở, đúng thẩm quyền không, có tác động như thế nào, nhưng doanh nghiệp lại thông báo với người dùng là “được Bộ TT&TT phê duyệt”.

“Bộ có phê duyệt từng gói cước một đâu. Nói như thế là doanh nghiệp đã đẩy trách nhiệm cho Bộ”, ông Thắng nói.

Video đang HOT

Về việc điều chỉnh giá cước viễn thông, theo lãnh đạo Bộ TT&TT, đã có định hướng rõ ràng và đã xác định trong quy hoạch phát triển viễn thông đến năm 2020. Mặt khác, sở cứ để xây dựng điều chỉnh giá cước 3G cũng rất đầy đủ, như luật Viễn thông quy định giá cước được xây dựng trên cơ sở giá thành, cung cầu thị trường và mặt bằng tiêu thụ; Luật Giá cũng quy định như vậy; rồi Luật Cạnh tranh…

Ông Thắng cho biết, sớm thì đầu tuần này, Bộ TT&TT sau khi làm việc với Bộ Công Thương và báo cáo gửi tới Chính phủ về việc điều chỉnh cước 3G, sau đó Bộ sẽ công khai tất cả các thông tin mà Bộ báo cáo Chính phủ cũng như mọi thắc mắc của dư luận về việc tăng giá cước 3G.

Bộ sẽ có thông tư yêu cầu thực hiện NĐ 63 và doanh nghiệp viễn thông phải công khai các thông tin theo quy định với cơ quan nhà nước, với xã hội. Doanh nghiệp không có chuyện cứ lấy lí do bí mật của doanh nghiệp mà không công bố thông tin được.

Ông Lê Nam Thắng, thứ trưởng Bộ TT&TT

Theo VnEconomy

Bóng ma độc quyền đang trở lại thị trường viễn thông Việt Nam

Ai cũng biết, cạnh tranh là yếu tố giúp nuôi dưỡng thị trường phát triển và làm lợi cho người tiêu dùng. Hơn 10 năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh nhờ có sự cạnh tranh của nhiều nhà mạng đối chọi với vị thế độc quyền của VNPT.

Tuy nhiên, khi thị trường gần như là của ba nhà mạng lớn, người ta lại lo ngại về tình trạng "độc quyền nhóm" khi mà các mạng lớn liên kết với nhau nhằm tăng giá dịch vụ, đẩy người dùng vào thế buộc phải chấp nhận.

Viettel - một thời gian nan chống độc quyền...

Nhà mạng Viettel chắc chắn hiểu rõ hơn ai hết chặng đường đầy khó khăn những năm phải đấu tranh phá bỏ sự độc quyền từ VNPT, nhưng sau khi gặt hái được thành công, nhà mạng này dường như đã quay lưng lại với người tiêu dùng và cũng chèn ép các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Bóng ma độc quyền đang trở lại thị trường viễn thông Việt Nam - Hình 1

Viettel hẳn còn nhớ những ngày đầu gian khó

Tuy nhiên, Viettel đã chiến đấu với VNPT trong một tư thế khá là ngang sức, không hề là "châu chấu đá voi". Được sự hậu thuẫn từ Bộ Quốc phòng, Viettel có đủ tiềm lực kinh tế cũng như nhân lực để trụ vững trên thị trường bằng chiến lược ưu tiên phát triển hạ tầng, mở rộng mạng lưới, có nhiều chính sách cước táo bạo, luôn là nhà mạng tiên phong, dẫn dắt thị trường trong các đợt giảm cước viễn thông. Chính Viettel là nhà mạng đầu tiên áp dụng những chính sách như giảm cước tới 75% vào giờ thấp điểm, giảm 80% cước GPRS, giảm cước gọi từ di động sang các máy cố định cùng mạng Viettel...

Người tiêu dùng đã từng được chứng kiến những cuộc rượt đuổi giữa Viettel và VNPT trong cạnh tranh giá cước, dịch vụ, chẳng hạn khi Viettel tuyên bố hạ giá cước nội mạng rẻ hơn gọi cố định, ngay lập tức anh em nhà VNPT - VinaPhone và MobiFone vội vã lập liên minh cho phép khách hàng mới gọi miễn phí nội mạng trong một năm. Hay khi Viettel tung ra những bộ SIM và gói cước dành cho sinh viên thì các nhà mạng khác cũng nhanh chóng tìm đến nhóm khách hàng này. Những cuộc đua giành giật thuê bao mới bằng các đợt khuyến mãi tặng 100%, thậm chí 150% giá trị thẻ nạp... Nhờ có áp lực cạnh tranh từ Viettel và các nhà mạng khác, Việt Nam từ chỗ là một trong những nước có cước viễn thông đắt nhất thế giới nay đã dễ chịu hơn rất nhiều.

Hiện tại, Viettel có khoảng 60 triệu thuê bao di động (44% thị phần), là mạng viễn thông có hạ tầng lớn nhất Việt Nam với khoảng 55.000 trạm phát sóng, trong đó có 25.000 trạm 3G và các dịch vụ 3G đang đóng góp trên 50% doanh thu cho nhà mạng này (theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn).

... Và chèn ép, nuốt "cá bé"

Một bài viết trên báo ICTNews từng bình luận: "Khi Viettel mới cung cấp dịch vụ di động, cơ quan quản lý nhà nước đã phải "trói" anh em nhà VNPT để lính mới Viettel có lợi thế cạnh tranh bằng mức cước thấp hơn VinaPhone và MobiFone. Chỉ sau 3 năm thâm nhập thị trường, Viettel đã phát triển nhanh chóng và được "ngồi cùng thuyền" doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế cùng anh em nhà VNPT".

Tuy nhiên, các mạng di động khác đã và đang tham gia thị trường viễn thông Việt Nam không được may mắn và ưu ái như vậy.

Mạng S-Fone gia nhập thị trường tương đối sớm, từ tháng 7/2003 và cũng từng có những dấu ấn nhất định trên thị trường. Là liên doanh với đối tác là nhà mạng lớn nhất Hàn Quốc SK Telecom, S-Fone cũng góp phần không nhỏ trong việc ép VNPT rời bỏ vị thế độc quyền và là nhà mạng mang nhiều cái "đầu tiên" vào Việt Nam: áp dụng cách tính cước theo block 10 giây và sau đó là block 6 giây; tính cước thống nhất một vùng; nhiều gói cước linh hoạt... S-Fone từng thu hút hàng triệu thuê bao mới với chiến dịch tặng máy điện thoại - nhà mạng đầu tiên áp dụng phương thức tặng máy điện thoại kèm SIM. Đây cũng là nhà mạng đầu tiên cung cấp 3G và các dịch vụ 3G tại Việt Nam. Những năm 2006 - 2008, gói cước tình nhân Forever Couple đã từng là 'mốt' trong giới trẻ các thành phố lớn - nơi mà S-Fone phủ sóng như Hà Nội hay TP.HCM bởi mức cước gọi nội mạng siêu rẻ.

Bóng ma độc quyền đang trở lại thị trường viễn thông Việt Nam - Hình 2

S-Fone từng mang lại nhiều dịch vụ mới mẻ cho người dùng trong nước

S-Fone không thành công một phần là do mạng này sử dụng công nghệ CDMA khá hạn chế về số lượng thiết bị đầu cuối hỗ trợ (điện thoại CDMA khá hiếm và đắt), nhưng một nguyên nhân sâu xa khác còn là do mạng này bị các mạng lớn chèn ép.

Cũng trong bài báo trên của báo Sài Gòn Giải Phóng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty Viettel (nay là Phó TGĐ Tập đoàn Viettel) cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam chỉ có thể thực sự có cạnh tranh khi các công ty mới, ngoài VNPT chiếm từ 20% thị phần trở lên. "Muốn cạnh tranh thực sự thì phải tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới phát triển. Khi đã chiếm được khoảng 20% thị phần rồi, mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều", ông Hùng khẳng định. Tất nhiên khi đó Viettel mới chỉ chiếm thị phần rất khiêm tốn trên một thị trường mà VNPT chiếm tới 93%.

Những ai theo dõi thị trường viễn thông di động hẳn không quên nhà mạng Beeline - với sự đầu tư hợp tác giữa hãng di động Nga Vimpelcom và Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (Gtel) của Bộ Công an - đã từng có những chiến dịch phát triển thuê bao rất táo bạo, đặc biệt là sự ra đời của các gói cước như Big Zero, Tỉ phú 1, Tỉ phú 2 đã thu hút rất nhiều thuê bao mới, mức tăng trưởng có lúc đạt 400%/ngày, khiến các nhà mạng lớn phải giật mình kinh sợ.

Khi đó, lãnh đạo hai tập đoàn VNPT và Viettel đều bày tỏ sự lo ngại các doanh nghiệp mải chạy đua cạnh tranh sẽ bán dưới giá thành khiến thị trường phát triển không lành mạnh. Lãnh đạo Tập đoàn Viettel lúc đó đề xuất Bộ TT&TT nên quy định mức giá sàn cho hai năm 2010 và 2011 là 800 đồng/phút.

Bóng ma độc quyền đang trở lại thị trường viễn thông Việt Nam - Hình 3
Bóng ma độc quyền đang trở lại thị trường viễn thông Việt Nam - Hình 4

Beeline không thua kém về sự năng động, sáng tạo trong kinh doanh, nhưng vẫn không trụ nổi trên thị trường Việt Nam

Nếu không có sự can thiệp của Bộ TT&TT yêu cầu ngừng cung cấp gói cước Tỉ phú rất có thể Beeline sẽ còn khiến các "đại gia" giữ thị phần khống chế không thể ngồi yên nhiều phen nữa.

Điều đáng nói là, một nhà mạng nhỏ với chỉ khoảng 2 triệu thuê bao như Beeline, đã đặt cược tất cả vào một gói cước hầu như không có lợi nhuận chỉ để mong nâng số thuê bao rồi sau đó sẽ có những kế sách khác để phát triển, nhưng đã bị chính sách quản lý can thiệp và dập tắt từ trong trứng nước ngay sau khi ba mạng lớn khiếu nại Beeline bán phá giá dịch vụ.

Kết cục đáng buồn cho Beeline là nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường, rút cả hình ảnh chú gà con dễ thương cùng thương hiệu Beeline khỏi Việt Nam, để lại Gtel với mạng G-Mobile đang chật vật tồn tại.

Chung số phận với Beeline, S-Fone còn có EVN Telecom - nhà mạng đuối sức trong cuộc cạnh tranh và phải chấm dứt hoạt động từ năm 2011 và sau đó sáp nhập vào Viettel. Cũng như các mạng nhỏ khác, EVN Telecom cũng từng bị VNPT và Viettel ngăn cản phát triển dịch vụ mới.

Bóng ma độc quyền đang trở lại thị trường viễn thông Việt Nam - Hình 5

Báo chí bình luận, EVN Telecom thất bại còn vì tư duy độc quyền của chính họ, một doanh nghiệp nhà nước 100%

Từ 7 nhà mạng có hạ tầng và 2 nhà khai thác không tần số, thị trường di động Việt Nam từng được cho là có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ để rồi theo quy luật, những doanh nghiệp (DN) không đủ sức kinh doanh đã phải ra đi.

Bóng ma độc quyền đang trở lại thị trường viễn thông Việt Nam - Hình 6

Vietnamobile cần nhiều nỗ lực vượt bậc mới cạnh tranh và tồn tại được

Dấu hiệu độc quyền quay trở lại

Ý nghĩa của cạnh tranh là đảm bảo cho người mua hàng hóa /người sử dụng dịch vụ được quyền chọn lựa hàng hóa hoặc dịch vụ từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau với giá cả/ chất lượng cạnh tranh.

Tuy nhiên hiện nay, khi 3 nhà mạng Viettel, MobiFone và VinaPhone đang chiếm hơn 95% thị phần viễn thông di động cả nước, nếu họ ngấm ngầm bắt tay nhau thì thị trường sẽ hoàn toàn mất tính cạnh tranh. Trong đợt tăng giá cước 3G mới đây, cả ba nhà mạng đều đồng loạt tăng cước, thay đổi block tính cước, không những giống hệt nhau về phương thức tính cước, giá cước mà còn trùng lặp các gói cước.

Thay vì đặt câu hỏi "Nên dùng gói 3G của mạng nào?" thì bây giờ người dùng không có cơ hội so sánh để lựa chọn, bởi chúng giống hệt nhau. Vậy thì hoặc là bỏ không dùng nữa, hoặc ai đang dùng mạng nào thì cứ dùng tiếp. Vì tính chất công việc, học tập, sẽ rất nhiều người dùng bắt buộc phải tiếp tục sử dụng dịch vụ cho dù giá có cao hơn đi nữa, bởi họ không có lựa chọn khác. Thế thì cạnh tranh ở đâu, khi mà người dùng không còn quyền chọn lựa dịch vụ?

Bảo vệ và tạo điều kiện cho các mạng nhỏ phát triển cũng chính là bảo vệ tính cạnh tranh cho thị trường viễn thông. Nhìn lại những sự vụ, thực tế nói trên, khó có thể nói Bộ TT&TT đã giữ vai trò vô tư, công tâm trong các cuộc phân xử, kiện cáo giữa các doanh nghiệp.

Một trong những biện pháp để các mạng phải nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh là cho phép chuyển mạng giữ nguyên số, nhưng đề án này mặc dù đã được đề cập từ lâu song sẽ chưa được triển khai cho đến năm 2017. Mong là trong 3 năm tới, các nhà mạng sẽ cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh, bằng chất lượng và những dịch vụ tốt cho người tiêu dùng chứ không phải là những tiểu xảo.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ bí mật 2 chiếc túi Hermes bạch tạng Trương Mỹ Lan xin lại, chấn động thế giới
10:27:27 29/09/2024
Mẹ Đức Tiến "cấm cửa" 1 ca sĩ Việt đến viếng 100 ngày con trai, CĐM xôn xao
12:59:14 29/09/2024
Xót làng Nủ: Nghẹn lời cậu bé tìm thấy mẹ sau 17 ngày, anh Thới chưa nguôi ngoai
10:03:15 29/09/2024
The Simpsons: 1 tập hot lại vì phơi bày tiệc trắng Diddy, rùng mình cảnh Beyoncé
13:03:55 29/09/2024
Đưa vợ đến sân bay, chồng bất ngờ phát hiện vợ ngoạ.i tìn.h rồi sốc khi thấy hình ảnh kẻ thứ 3
11:00:18 29/09/2024
Cùng nói chuyện nghỉ học: Negav bị "ném đá" kịch liệt, Miu Lê được khen EQ cao
10:49:57 29/09/2024
Sam bị tình cũ 'gạt' mất 2 thứ, vay ngân hàng trả nợ, có bố nuôi là Thiếu tướng
13:53:08 29/09/2024
Dàn trai xinh gái đẹp của "5S Online" sau 12 năm giờ ra sao?
12:53:57 29/09/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiề.n điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiề.n phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Nếu đã từ bỏ Twitter, đây là những nền tảng mới thay thế

09:33:06 21/12/2022
Nếu đã từ bỏ Twtter để đọc tin tức, hãy tìm đến những nền tảng mới dưới đây. Twitter luôn được biết đến là nền tảng cung cấp tin tức tuyệt vời cho người dùng. Nhưng với các xáo trộn gần đây, mạng xã hội này đang khiến nhiều người nghĩ đ...

Có thể bạn quan tâm

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

Tin nổi bật

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Bom tấn vượt mặt Black Myth: Wukong bất ngờ tụt "sâu" trên Steam, lượng game thủ giảm 45 lần

Mọt game

15:23:35 29/09/2024
Từng có lúc vượt mặt Black Myth: Wukong, thế nhưng sau rồi tựa game này cũng không tránh khỏi quy luật đào thải khắc nghiệt.

Ngay lúc này: Khu du lịch Đại Nam ra thông báo khẩn vì nhiều đoạn đường tắc cứng, người dân đội nắng đi bộ cả 2km

Netizen

15:14:57 29/09/2024
Do số lượng du khách tới Khu du lịch Đại Nam quá đông nên nhà gửi xe của khu du lịch hoàn toàn chật kín và buộc người dân phải gửi xe tại những điểm cách đó khoảng 2km.

Diva Hồng Nhung "Chị đẹp" với 2 cuộc hôn nhân "kỳ lạ", U50 vẫn rực rỡ

Sao việt

15:08:31 29/09/2024
Ở tuổ.i 54, Hồng Nhung đạt được sự viên mãn trong sự nghiệp lẫn cuộc sống. Sau nhiều thăng trầm, cô hiện sống hạnh phúc bên bạn trai Tây và 2 con. Hồng Nhung sinh năm 1970, trong một gia đình trí thức truyền thống tại Hà Nội.

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử từ chứng đau đầu dai dẳng

Sức khỏe

15:07:57 29/09/2024
Theo đó, qua chương trình tầm soát đột quỵ ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh nhân mắc các bệnh về mạch má.u não được bác sĩ ở hai bệnh viện hội chẩn trực tuyến và luân chuyển để điều trị bệnh nhân.

Rating Love Next Door giảm mạnh, netizen mệt mỏi vì cặp chính cứ yêu rồi lại "quay xe"

Phim châu á

15:06:27 29/09/2024
Phim cố gắng cài cắm và khai thác các câu chuyện về tình yêu và sự nghiệp của giới trẻ ngày nay, nhưng đáng tiếc điều này lại không thể giữ khán giả.

TP.HCM: Bắt tên cướp giật điện thoại ở Q.Gò Vấp

Pháp luật

15:05:25 29/09/2024
Ngày 27.9, Công an Q.Gò Vấp (TP.HCM) đang tạm giữ Nguyễn Thành Đạt (ở Q.12) để điều tra về hành vi cướp giật tài sản. Nạ.n nhâ.n trong vụ việc là chị N.T.T.T (ở Bình Dương), bị Đạt cướp giật 2 chiếc điện thoại iPhone.

Người phụ nữ ở Hậu Giang 10 năm trồng cỏ làm cảnh từ hạt thanh long

Sáng tạo

14:58:51 29/09/2024
Gần 10 năm qua tại tỉnh Hậu Giang có một phụ nữ hàng ngày trồng cỏ trong chậu rồi đem bán. Nghề độc lạ này đã mang lại cho bà thu nhập mỗi tháng hơn 15 triệu đồng.

Học trò cưng để lộ tin chấn động về Diddy, còn khẳng định chắc nịch 1 điều!

Sao âu mỹ

14:45:38 29/09/2024
Vụ việc chấn động showbiz liên quan đến Sean Diddy Combs vẫn đang được dân tình quan tâm, xôn xao bàn tán. Từng là người kề cận bên ông trùm âm nhạc, ca sĩ Usher không tránh khỏi bị nhắc tên.

Mỹ nam Kpop tai tiếng hát See Tình tiếng Việt cực mượt, khóc vì fan làm 1 điều đậ.p tan tin đồn bị "ghẻ lạnh"

Nhạc quốc tế

14:23:42 29/09/2024
Ngày 28/9, show diễn Space City - concert nằm trong chuyến lưu diễn solo đầu tiên của idol nhóm EXO Chanyeol đã chính thức diễn ra tại TP.HCM.

Negav nói "mẹ thấy con nghỉ học đúng chưa", dấy lên lo ngại idol cổ xúy bỏ học

Nhạc việt

14:19:11 29/09/2024
Negav gây tranh cãi khi công khai bày tỏ tự hào về việc nghỉ học để làm rapper trong concert Anh trai say hi tối 28/9 tại TP.HCM.