Tuần lộc có thể nhìn thấy ánh sáng UV
Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí i-Perception, mắt của tuần lộc đã tiến hóa để nhìn thấy ánh sáng trong quang phổ cực tím (UV), qua đó giúp chúng tìm thấy thức ăn ưa thích trong tối tăm đầy tuyết ở Bắc Cực.
Tuần lộc chủ yếu ăn Cladonia rangiferina – loài địa y mọc thành mảng dày phủ trên mặt đất trên khắp cực bắc Trái đất. Địa y này có sức sống mãnh liệt, đóng vai trò là nguồn thức ăn quan trọng của hệ sinh thái.
Với sự tiến hóa, tuần lộc có thể nhìn thấy ánh sáng UV
Trong nghiên cứu, nhóm nhà khoa Anh và Mỹ chọn vùng Cairngorms thuộc cao nguyên Scotland – nơi sinh sống của hơn 1.500 loài địa y. Tuy nhiên vào mùa đông, tuần lộc tại đây chỉ dựa vào loài địa y Cladonia rangiferina.
Nhà sinh học tiến hóa Nathaniel Dominy (Đại học Dartmouth) cho biết: “Điểm đặc biệt của tuần lộc là chúng phụ thuộc một loài địa y. Bất kỳ loài động vật nào mà chủ yếu sống dựa vào địa y đã là điều bất thường chứ đừng nói đến động vật có vú lớn như vậy”.
Ở môi trường đầy tuyết, mắt người không thể nhìn thấy Cladonia rangiferina màu trắng. Nhưng nhóm nhà khoa học phát hiện Cladonia rangiferina cùng vài loài địa y khác hấp thụ ánh sáng UV. Sử dụng dữ liệu quang phổ từ địa y cùng bộ lọc quang học mô phỏng thị giác tuần lộc, nhóm phát hiện đối với tuần lộc thì số địa y đặc biệt này có thể trông giống mảng tối trên nền cảnh sáng – như đốm trên thân chó đốm.
Theo ông Dominy: “Tuần lộc không muốn lãng phí năng lượng đi lang thang tìm kiếm thức ăn trong môi trường lạnh lẽo cằn cỗi. Nhìn thấy địa y từ xa mang lại cho chúng lợi thế lớn, giúp chúng bảo tồn lượng calo quý giá vào thời kỳ thức ăn khan hiếm”.
Video đang HOT
Một số động vật như chó, mèo, lợn, chồn sương nhìn thấy được ánh sáng trong quang phổ UV. Khả năng này thường do tế bào cảm quang ngắn màu xanh lam mang lại. Vài nghiên cứu trước đây chỉ ra mắt tuần lộc thay đổi giữa màu vàng vào mùa hè và màu xanh vào mùa đông. Màu xanh lam được cho có tác dụng khuếch đại lượng ánh sáng mặt trời thấp vào mùa đông ở vùng cực.
Hơn nữa, xanh lam còn cho phép tới 60% áng sáng UV đi qua cảm biến màu của mắt. Tuần lộc có thể nhìn quang cảnh mùa đông dưới một màu tím giống như cách con người nhìn một căn phòng tối đen. Tuyết và bề mặt phản chiếu tia UV khác sẽ sáng còn bề mặt hấp thụ tia UV sẽ tối.
Nghiên cứu mới mà nhóm của ông Dominy thực hiện góp phần giải thích vì sao một số loại động vật Bắc Cực hoạt động ban ngày lại sở hữu đôi mắt dễ tiếp nhận tia UV phản chiếu từ tuyết. Câu trả lời có thể chính là các loài địa y đặc biệt như Cladonia rangiferina – một thức ăn quan trọng – không phản chiếu tia UV.
Vật thể lạ bay ngang bầu trời Anh giữa ánh sáng cam 'không thể tồn tại'
Cảnh quan huyền bí được tạo ra khi cơn bão từ 'hẻm núi lửa Mặt Trời' mang theo quả cầu lửa lớn lao vào Trái Đất, cùng lúc với sự xuất hiện của một vật thể lạ.
Theo Live Science, các nhiếp ảnh gia ở Anh đã bắt được những khoảnh khắc vô cùng hiếm thấy với cực quang màu cam kết hợp với các sắc độ hồng, vàng, xanh...; chưa kể một vật thể lạ - có thể là thiên thạch - đột ngột cắt chéo bầu trời.
Cực quang ở Scotland vừa qua có màu cam huyền bí xen lẫn màu hồng, xanh lục - Ảnh: Graeme Whipps
Cực quang màu cam trước đây được cho là không thể nhìn thấy từ Trái Đất về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, đây là lần thứ 2 nhân loại bắt được nó chỉ trong vòng vài tháng do hoạt động cuồng nộ bất thường của Mặt Trời.
Trong bức ảnh nhiếp ảnh gia Graeme Whipps vừa công bố, được chụp từ Scotland - Vương quốc Anh, "ánh sáng phương Bắc" hiện ra với sắc cầu vồng cực lạ.
Cực quang này là một phần của một cơn bão địa từ nhỏ loại G2 tấn công Trái Đất vào cuối tháng 11.
Tuy nhiên nó mang theo một thứ: Quả cầu lửa CME, tức "vụ phóng khối lượng đăng quang".
Khối plasma rực sáng này đập vào từ quyển Trái Đất ngay trước khi cực quang xuất hiện. Các hạt năng lượng cao trong nó tương tác với các đường sức từ của Trái Đất, tạo nên ánh sáng đẹp đẽ gọi là cực quang.
Nguồn gốc của nó được cho là "hẻm núi lửa Mặt Trời", một khu vực hỗn loạn từ trường giống cái xuất hiện sau một vụ phun trào năng lượng cao đúng dịp Halloween.
Điều bất thường lớn nhất là màu cam của cực quang.
Màu sắc cực quang phụ thuộc vào nguyên tố bị kích thích do CME và vị trí của chúng trên bầu trời. Hai màu cực quang phổ biến nhất là đỏ và xanh lục, có nguồn gốc từ các phân tử oxy ở độ cao khác nhau.
Về lý thuyết, không có bất kỳ nguyên tử nào ở bất kỳ độ cao nào có thể tạo ra màu cam.
Theo các chuyên gia cộng tác với Live Science, cực quang cam này không phải do một nguyên tử mới lạ, mà là do sự trộn lẫn giữa ánh sáng đỏ - xanh. Điều này chỉ có thể xảy ra trong một vụ cực quang bùng nổ, các dải cực quang đỏ và xanh lục quá nhiều, xếp chồng lên nhau theo một cách hoàn hảo.
Màu cam bất thường từng được ghi nhận trong một cơn bão địa từ khác ở Canada hôm 19-10.
Như để tăng thêm độ huyền bí, nhiếp ảnh gia Graeme Whipps tiếp tục bắt được một vật thể lạ cắt xiên qua bầu trời trong bức ảnh khác, chụp tại cùng địa điểm.
Giữa cực quang, một ánh sáng trắng xuất hiện do vật thể lạ cắt qua bầu trời - Ảnh: Graeme Whipps
Cực quang trong bức ảnh này đã lắng dịu, chỉ còn màu xanh lục thông thường, nhưng vệt sáng lạ gây chú ý.
Có thể đó là một thiên thạch nào đó lao xuống và bị đốt cháy trong bầu khí quyển. Đến nay, vẫn chưa có báo cáo nào về việc ai đó tìm thấy vật thể không gian mới trong khu vực.
Vệ tinh nhân tạo mất tích 40 năm bất ngờ quay trở lại khiến giới khoa học hoang mang Trong không gian tối tăm và vô biên, một vệ tinh nhân tạo đã mất tích 40 năm đã quay trở lại một cách ngoạn mục, khiến các nhà khoa học trên thế giới hết sức bàng hoàng và lo lắng. Sự trở lại bí ẩn của một vệ tinh nhân tạo đã mất tích 40 năm đã làm dấy lên mối lo...