Tuần hành phản đối bạo lực nhằm vào người gốc Á tại Mỹ
Ngày 27/3, hàng trăm người đã tuần hành tại khu vực Queens của thành phố New York (Mỹ) để yêu cầu chấm dứt tình trạng bạo lực nhằm vào người gốc Á.
Ban tổ chức cũng thực hiện các cuộc tuần hành tương tự ở khoảng 60 thành phố tại Mỹ, bao gồm San Francisco, Los Angeles, Chicago, Detroit và Portland.
Người dân tham gia tuần hành biểu thị tình đoàn kết với người Mỹ gốc châu Á tại New York, Mỹ, ngày 20/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đây là một phần trong sáng kiến “Ngày hàn gắn và hành động quốc gia” sau các vụ xả súng ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người chết, trong đó 6 người là phụ nữ gốc Á cũng như một loạt các vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á ở các thành phố lớn trên cả nước Mỹ trong thời gian vừa qua.
Sáng kiến khuyến khích những người tham gia sử dụng hashtag “StopAsianHate” (Chấm dứt thù hận đối với người châu Á) trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm nâng cao tinh thần và nâng cao nhận thức của những người theo dõi họ (follower) về chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc đối với người châu Á.
Trước đó, tối 26/3 (tức sáng ngày 27/3 – giờ Việt Nam), tòa nhà biểu tượng thành phố New York Empire State được thắp sáng với hai màu đen và vàng. Sự kiện này được tổ chức đúng ngày Đạo luật Nhập tịch ban đầu của Mỹ được ký thành luật vào năm 1790, theo đó cấm những người không phải da trắng trở thành công dân của Mỹ.
Video đang HOT
Ban tổ chức sự kiện cho biết: “Hơn 200 năm sau, những người châu Á ở Mỹ vẫn đang phải chịu những tác động của nạn phân biệt chủng tộc… Những người lớn tuổi châu Á đang bị hành hung trên đường phố. Trẻ em người Mỹ gốc Á sợ đi học trở lại”.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ, tỷ lệ các vụ tấn công thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á tăng vọt. Một nghiên cứu gần đây từ Trung tâm Nghiên cứu về hận thù và chủ nghĩa cực đoan của Đại học bang California cho thấy mặc dù tội phạm thù hận nói chung giảm nhẹ vào năm 2020, tuy nhiên tội phạm thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á ở 16 thành phố lớn nhất ở Mỹ lại tăng vọt, gần 150%.
Trước tình trạng bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á gia tăng, một nhóm quan chức lưỡng đảng gồm 26 thống đốc bang đã ra tuyên bố chung lên án bạo lực gia tăng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á, đồng thời cam kết sẽ có nhiều hành động hơn nữa để bảo vệ, nâng cao và hỗ trợ cộng đồng này.
Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đã có cuộc gặp với giới lãnh đạo và các nhà lập pháp bang từ cộng đồng người Mỹ gốc Á và gốc đảo Thái Bình Dương (AAPI). Tổng thống Biden khẳng định tình trạng bạo lực trên phải chấm dứt, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ thông qua dự luật chống thù hận liên quan tới đại dịch COVID-19.
Canada coi nhóm cực hữu ủng hộ Trump là 'khủng bố'
Canada thông báo liệt Proud Boys, nhóm cực hữu từng rất ủng hộ cựu tổng thống Trump, cùng 12 nhóm khác vào danh sách tổ chức khủng bố.
"Các hành động và giọng điệu bạo lực của họ được thúc đẩy từ tư tưởng da trắng thượng đẳng, bài Do Thái, phân biệt chủng tộc, kỳ thị người đồng giới, thù ghét Hồi giáo và trọng nam khinh nữ", Bộ trưởng An ninh Công cộng Canada Bill Blair phát biểu tại cuộc họp báo hôm 3/2, đề cập tới nhóm cực hữu Mỹ Proud Boys.
Chính phủ Canada thông báo sẽ coi Proud Boys, nhóm từng rất ủng hộ cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, là nhóm "bạo lực cực đoan về mặt ý thức hệ". Việc liệt nhóm này vào danh sách tổ chức khủng bố sẽ giúp Canada đóng băng tài sản, giám sát chặt vấn đề tài chính, đào tạo và chiêu mộ thành viên của nhóm.
Khi được hỏi về quyết định liệt Proud Boys vào danh sách các tổ chức khủng bố, Bộ trưởng Blair cho biết cuộc bạo loạn ở tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1 đã dẫn tới "phản ứng chính trị" ở Canada, nhưng quyết định này không mang tính chính trị.
"Do những lo ngại về các hình ảnh và sự kiện bạo lực đó, chúng tôi cũng cung cấp cho cơ quan thực thi pháp luật và tình báo của chúng tôi một số thông tin mới, trong đó gồm một số thông tin do nhiều nhóm tự tiết lộ", Blair nói, thêm rằng quyết định của chính phủ Canada về các nhóm khủng bố được đưa ra dựa trên "bằng chứng, thông tin tình báo và luật pháp".
Thành viên nhóm Proud Boys tham gia một cuộc biểu tình ở Portland, bang Oregon, Mỹ, ngày 26/9/2020. Ảnh: Reuters.
Theo Bộ trưởng Blair, Canada từ năm 2018 đã nhận thấy sự leo thang căng thẳng bạo lực với nhóm Proud Boys và đặc biệt lo ngại vấn đề này kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng 11 năm ngoái.
Tháng trước, quốc hội Canada đã nhất trí thông qua một đề nghị kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau coi nhóm cực hữu Proud Boys là nhóm khủng bố bị cấm.
Một số nhóm bảo vệ quyền lợi của Canada đã phản đối quyết định của chính phủ, cho rằng việc liệt Proud Boys vào danh sách khủng bố có thể mở rộng định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố đến mức gây nguy hiểm cho các quyền biểu tình và tự do ngôn luận.
Giới chức Canada cho biết họ không rõ còn quốc gia nào khác đã coi Proud Boys là tổ chức khủng bố hay không. Mỹ hiện không có điều luật nào để liệt một nhóm trong nước vào danh sách khủng bố.
Được thành lập từ năm 2016, Proud Boys tuyên bố theo đuổi tư tưởng "đóng cửa biên giới" và "khôi phục tinh thần của chủ nghĩa dân tộc cực đoan phương Tây". Nhóm cực hữu Mỹ khẳng định chỉ sử dụng bạo lực để tự vệ, song các thành viên của nhóm thường mặc đồ bảo hộ và đem theo súng.
Proud Boys trước đó nổi tiếng là nhóm ủng hộ Trump nhiệt thành, luôn xuất hiện trong các cuộc biểu tình phản đối chiến thắng của Biden và cáo buộc gian lận bầu cử. Nhóm cực hữu này thậm chí tung hô Trump là "Hoàng đế" và nhiều thành viên trong nhóm còn tham gia cuộc bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1 sau lời kêu gọi của cựu tổng thống.
Tuy nhiên, nhóm này hồi tháng 1 đã tuyên bố quay lưng với Trump vì ông "quá yếu đuối" khi quyết định rời nhiệm sở "trong hòa bình". Proud Boys cũng coi việc cựu tổng thống từ chối nhận trách nhiệm trong cuộc bạo loạn Đồi Capitol là "hành động phản bội".
Người dân New York lập đội tuần tra bảo vệ người Mỹ gốc châu Á Những ngày qua, không chỉ nước Mỹ mà cả thế giới chấn động vì vụ việc một người Mỹ da trắng xả súng tại 3 tiệm spa khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có tới 6 nạn nhân là người gốc châu Á. Người dân tham gia tuần hành biểu thị tình đoàn kết với người Mỹ gốc châu Á tại New...