Tuấn Dũng tái hiện không gian âm nhạc thập niên 80 bằng album “Chợt như năm 18″

Theo dõi VGT trên

CD “ Chợt như năm 18″ của Nguyễn Đình Tuấn Dũng gồm 11 ca khúc trữ tình sang trọng và giàu nhạc tính của âm nhạc Việt Nam. Album do nhạc sĩ Huyền Trung hòa âm phối khí.

Ngày 11/4, ca sĩ Tuấn Dũng (Nguyễn Đình Tuấn Dũng) vừa ra mắt album đầu tay “Chợt như năm 18″, đ.ánh dấu chặng đường 10 năm ca hát. Album gồm 11 ca khúc mang màu sắc trữ tình sang trọng với nhiều âm hưởng phương Tây của các nhạc sĩ Văn Phụng, Ngô Thụy Miên, Quốc Dũng, Đức Huy, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, và Trịnh Nam Sơn.

Tuấn Dũng tái hiện không gian âm nhạc thập niên 80 bằng album Chợt như năm 18 - Hình 1

Album “Chợt như năm 18″ của ca sĩ Tuấn Dũng.

Lựa chọn dòng nhạc xưa, nhưng Tuấn Dũng muốn mang đến một không khí sôi nổi, đa màu sắc, giàu nhạc điệu, thể hiện đúng tinh thần của đời sống văn nghệ, đặc biệt là văn nghệ Sài Gòn những năm 80, 90.

Đó là những tác phẩm gần như trở thành tiếng nói tâm tư của một thế hệ, lãng mạn nhưng không bi lụy, mà mang tinh thần yêu đời, yêu người, phóng khoáng, giàu năng lượng mà vô cùng chân thành.

Thai nghén từ cách đây 3 năm, album “Chợt như năm 18″ được thực hiện tỉ mỉ và kì công với toàn bộ phần âm nhạc được thu “live” hoàn toàn.

Hơn 30 nghệ sĩ, nhạc công, đồng nghiệp, bạn bè, với rất nhiều giờ làm việc trong phòng thu để tạo nên một sản ph ẩm thực sự đáng để nghe cả về mặt âm nhạc, giọng hát, cảm xúc và kĩ thuật xử lý âm thanh.

Nhằm tái hiện một không gian âm nhạc những năm 80 đầy lãng mạn và nhiều men say, nhạc sĩ Huyền Trung đã “dụng công” đưa vào album những chất liệu âm nhạc đậm màu “cinematic”. Phần hòa âm mà giới chuyên môn đ.ánh giá rất “Tây” được tạo nên bởi những câu piano solo, tiếng saxophone hay clarinet miết nhẹ vào kí ức, tạo nên những rung cảm rất khẽ.

Tuấn Dũng tái hiện không gian âm nhạc thập niên 80 bằng album Chợt như năm 18 - Hình 2

Ca sĩ Tuấn Dũng.

“Những ca khúc trong album ‘Chợt như năm 18′ đều là những ca khúc đã trở thành bất hủ trong lòng người nghe nhạc của một thế hệ, đặc biệt là thế hệ của chúng tôi, những người sinh năm 6X, 7X.

Nên khi thực hiện phần âm nhạc, tôi cũng muốn tái hiện không gian âm nhạc của thời kì đó, nhưng với những kĩ thuật hiện đại hơn, để phù hợp với thị hiếu nghe nhạc của khán giả đương đại”, nhạc sĩ Huyền Trung chia sẻ.

Khi nghe “Chợt như năm 18″, qua chất giọng baritone ấm áp, điềm đạm của Tuấn Dũng, khán giả sẽ cảm nhận được cả không gian, thời gian và hình ảnh đậm màu “cinematic”. Toàn bộ phần âm nhạc của 11 ca khúc được nhạc sĩ Huyền Trung “đo ni đóng giày” từng câu, từng “track”, từng “sound”… để âm thanh đạt “chuẩn” tất cả các thiết bị và người nghe nhạc khó tính nhất. Một album không chỉ để nghe, mà còn để cảm nhận, suy tưởng.

Để tái hiện không gian âm nhạc mang tính “retro” những năm 90, những nhạc công tốt nhất bây giờ ở Hà Nội đã tham gia thực hiện. Đây thực sự là một cuộc chơi đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, và cả t.iền bạc, nhưng Tuấn Dũng đã dám “chơi hết mình” với âm nhạc.

Tuấn Dũng tái hiện không gian âm nhạc thập niên 80 bằng album Chợt như năm 18 - Hình 3

Ở Tuấn Dũng có sự duyên dáng của một người đàn ông xứ Bắc.

“Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc đưa ra sản phẩm âm nhạc của mình. Có nhiều nghệ sĩ chọn con đường làm mới và thay đổi hẳn để khác biệt. Nhưng chúng tôi chọn việc kế thừa và học hỏi những tinh hoa từ thế hệ đi trước.

Cái khó nhất là làm sao để tái hiện được không khí, tinh thần của âm nhạc thời kì đó. Nhưng tôi tin rằng, khi nghe Chợt như năm 18′, chắc chắn khán giả sẽ tìm thấy một phần kí ức của mình”, ca sĩ cho biết.

Ở Tuấn Dũng, có sự hiền lành, chân thật rất “Nam Bộ”, kết hợp vừa vặn với sự lịch thiệp, duyên dáng của một người đàn ông xứ Bắc, tạo nên sự dễ chịu vừa phải.

Video đang HOT

Cái tính cách mà bạn bè đồng nghiệp vẫn gọi vui đùa từ thời đi học là “Dũng tử tế”, được thể hiện trong giọng hát, đưa vào âm nhạc, đủ để muốn nghe thêm, thậm chí nghe đi nghe lại.

“Đối với tôi, âm nhạc cần phải được đối xử một cách tử tế, đàng hoàng, đó là cách nghệ sĩ tri ân với âm nhạc”, Tuấn Dũng chia sẻ.

Nhạc sĩ Huyền Trung: 'Tôi coi phối khí như là chơi game, tôi muốn phá đảo'

"Với tôi, một bản phối mang tính "trưng trổ" là vứt đi, ở mình hiện nay khá nhiều người bị mắc phải cái này" - nhạc sĩ Huyền Trung chia sẻ.

Nhạc sĩ Huyền Trung sinh năm 1973, trong một gia đình giàu có của thành phố Hải Phòng. Dù gia đình không có ai theo âm nhạc chuyên nghiệp, nhưng anh có bố và chú là những người đam mê âm nhạc và được học đàn, học nhạc một cách bài bản. Rồi cứ thế, m.áu âm nhạc từ thế hệ trước có tâm hồn nghệ sĩ hào hoa cứ ngấm dần vào anh một cách tự nhiên nhất.

Những năm 90, Huyền Trung theo cha theo chú tự học nhạc, tự học đàn, rồi mày mò tự hòa âm phối khí. Anh xách đàn đi chơi nhạc ở khắp nơi, các phòng trà, quán bar, tụ điểm, rồi các chương trình lễ hội, cả các hội diễn lớn toàn quốc.

Nhưng rất sớm, anh cảm nhận thấy sự chật chội của không gian âm nhạc nơi mình đang sống. Như cách anh bảo, là muốn tìm một không gian mới, để nạp thêm những kiến thức mới cho mình. Rồi anh chọn Hà Nội, và chọn con đường âm nhạc chuyên nghiệp để sống và để khẳng định chính mình.

Năm tháng t.uổi trẻ của Huyền Trung là những biến động trong gia cảnh, những day dứt giữa đam mê và trách nhiệm, những trăn trở để vượt lên trên những đổ vỡ và tìm về bình yên, tất cả đã làm nên một cá tính âm nhạc phóng khoáng, đa cảm và tinh tế. Đó là sự cân bằng, vững chắc của học thuật, kết hợp với những xúc cảm của nghệ thuật. Là hành trình đi từ cái bản năng đầy cá tính tới sự tiết chế lại để cân bằng, dễ chịu, để hài hòa tất cả.

Hơn 30 năm sống với âm nhạc, cho đến hiện tại, nhạc sĩ Huyền Trung là một trong những nhạc sĩ phối khí hàng đầu của Việt Nam.

Nhạc sĩ Huyền Trung: Tôi coi phối khí như là chơi game, tôi muốn phá đảo - Hình 1

Trong cuộc sống, mọi người hay gọi nhạc sĩ Huyền Trung bằng cái tên gần gũi là Trung "cận", vì cặp kính cận dày trên đôi mắt lúc nào cũng như thiếu ngủ, hậu quả của những đêm vùi đầu trong phòng thu hay những giờ đau đáu trên những bản nhạc.

Dáng người gầy gầy hơi trầm tư, bình thường nhạc sĩ Huyền Trung rụt rè và hơi kiệm lời, nhưng khi làm việc với band nhạc thì gần như anh được "bật" sang một chế độ khác, dữ dội và đầy năng lượng. Anh nói: " Âm nhạc đối với tôi là đam mê, nhưng cũng phải trả giá nhiều. Nhưng dù thế nào, thì cũng 30 năm với nó rồi, nó lấy của mình nhiều nhưng cũng cho nhiều thứ. Nhưng đến giờ, tôi nhận ra công việc này đối với mình nó rất quan trọng. "

Một bản phối hay là một bản phối khiêm nhường

Về việc công việc hòa âm phối khí, ở Việt Nam lâu nay vẫn nhiều người không rõ về công việc này, dù vẫn nghe hàng ngày. Anh có thể giải thích đôi chút?

Thực sự, để có một khái niệm đầy đủ và cô đọng, chặt chẽ nhất, tôi e là sẽ rất dài và rất nhiều thứ để nói, vì mỗi người có một cái cái góc nhìn khác nhau về nghề này. Nhưng với cá nhân tôi, tôi sẽ giải thích ngắn gọn như thế này: Phối khí làm một công việc sáng tác, nhưng mà nó sáng tác dựa trên một cái thứ sáng tác có sẵn.

Nó khác với việc sáng tác một ca khúc mới, là sáng tác dựa trên cái không có gì. Hay bạn có thể hiểu một cách khác nữa là một trò chơi sắp xếp âm thanh, nhạc cụ để tạo ra bản nhạc nền nâng đỡ cho giai điệu chính của ca khúc.

Vậy công việc phối khí khác với công việc sáng tác ca khúc cụ thể như thế nào? Với anh, cái nào khó hơn?

Người sáng tác ca khúc thường sẽ viết từ cái không có gì, họ viết ra để phục vụ tâm tư, ý đồ nghệ thuật của mình, hoặc cho tâm tư của người khác. Còn người phối khí là sáng tác một lần nữa dựa trên một sáng tác có sẵn.

Nghĩa là một bên là phóng khoáng, không gò bó, còn một bên là có khuôn khổ, nhưng cái sự đòi hỏi về chất lượng và độ cuốn hút, độ hấp dẫn nó là ngang nhau. Với tôi, cái việc sáng tác dựa trên một thứ sáng tác có sẵn ấy khó hơn là việc sáng tác dựa trên không có gì.

Người sáng tác cần cái sự hấp dẫn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho tác phẩm của mình. Người phối khí cũng cần cái đó, nhưng khác nhau ở chỗ, một cái tự do hơn, không bị bó hẹp, còn một việc thì bắt buộc phải có quy luật, tiêu chuẩn. Rõ ràng là cái việc sáng tạo trong khuôn khổ kia nó khó hơn, vì nó đòi hỏi anh phải có phải có kiến thức, phải có tiêu chuẩn, có học thuật chuyên môn.

Vậy với tiêu chuẩn cá nhân anh, như thế nào là một bản phối khí hay và hấp dẫn?

Với cá nhân tôi, một cái bản phối hay và hấp dẫn, là một bản phối khiêm nhường. Tức là một bản phối có ý tưởng, có kỹ thuật, có không gian, được thực thi bởi một nhạc sĩ tài năng, nhưng biết cách tiết chế lại để nâng đỡ cho tác phẩm chính mới là một bản phối hay theo tiêu chí âm nhạc của tôi.

Thực tế trong giới âm nhạc tôi quan sát, thường có những trường hợp như này, có nhiều những nhạc sĩ cũng khá là "oách", rất giỏi và rất trình độ, làm ra những bản phối với kỹ thuật rất "kinh khủng", hòa thanh rất đầu tư, mình nghe xong cũng phải thán phục.

Nhưng lại bị vướng một điều, đó là sự "trưng trổ", nghĩa là họ đặt cái tôi, muốn thể hiện mình quá mà lấn át cả ca khúc. Với tôi, một bản phối mang tính "trưng trổ" là vứt đi, ở mình hiện nay khá nhiều người bị mắc phải cái này. Cũng dễ hiểu thôi, vì họ làm thì họ phải thế, họ phải thể hiện thôi. Nhưng đấy cũng là cái khó của một nhạc sĩ phối khí, nó thuộc về tư duy và cá tính. Tất nhiên không ai cấm trưng trổ cả, nhưng nó gần như nó thành một cái luật bất thành văn rồi. Nếu mà anh trưng trổ thì anh phá bản phối ngay.

Vậy còn khán giả thì sao? Hình như công việc của các anh khá "cô đơn"?

Tôi nghĩ rằng âm nhạc của chúng ta chưa đi đến giai đoạn mà khán giả vừa nghe ca sĩ hát vừa quan tâm cả tác giả và bản phối. Thường trước khi làm việc với band, chúng tôi làm việc một mình, đúng như bạn nói, khá cô đơn. Thế hệ bọn tôi có nhiều tài năng, nhưng phần lớn là làm cho mình thôi, vì người ngoài có biết phối khí là gì đâu.

Quốc tế thì họ có rồi, vì âm nhạc của họ đi trước mình rất lâu. Họ có nền tảng và kiến thức âm nhạc, thậm chí phần hòa âm phối khí có thể trở thành một địa hạt riêng để mọi người có thể bình luận, trao đổi, đ.ánh giá. Nhưng Việt Nam mình thì chưa, giờ là giai đoạn chớm nở thôi. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay cũng đã có nhiều thay đổi, mọi người quan tâm đến "beat" nhạc (phần nhạc nền ca khúc), nhịp điệu, flow hay tempo... tôi nghĩ đó là những chuyển biến tích cực.

Nhạc sĩ Huyền Trung: Tôi coi phối khí như là chơi game, tôi muốn phá đảo - Hình 2

Tôi coi phối khí như là chơi game, tôi muốn phá đảo

Với cá nhân anh, công việc phối khí mang tính nghệ thuật hay kĩ thuật nhiều hơn?

Nó không hẳn là nghệ thuật hay kỹ thuật. Với cá nhân tôi, việc phối khí như là một trò chơi game. Hồi thanh niên tôi đã từng rất mê chơi game, mê lắm. Tôi nghĩ là những người làm sáng tạo, hoặc là những người thông minh ưa thích công nghệ thì càng thích chơi game.

Khi nhận một bài phối khí giống như tôi đang bật "server" lên và bước vào một cái game. Mục tiêu của tôi là sẽ về nước, phá đảo.

Càng về sau này, khi mà công nghệ phát triển, việc phối khí hông còn chỉ là trên giấy và đàn, nó còn công nghệ, những cái âm thanh ảo. Lúc ấy, nó càng giống như một trò chơi game.

Bởi vậy, khi tôi nhận một chương trình hay là một tác phẩm, thì cái cảm giác nó giống như vậy, có lẽ đó cũng là cách khiến tôi không cảm thấy chán công việc này.

Cụ thể, việc "phá đảo một game" ấy của anh nó thường diễn ra như thế nào?

Rõ ràng chơi game thì bạn phải tìm cách chiến thắng, phải phá đảo, phải "hạ" được đối thủ. Nhưng để thắng được, bạn phải có kỹ năng, bạn phải thi triển kỹ thuật, nếu không sẽ thua cuộc.

Quá trình đó cũng như việc phối khí vậy, từ cái kỹ thuật cơ bản, mình thực hiện rồi sẽ lọc qua một bộ lọc, chính là "đôi tai" của mình. Đó chính là cái thẩm mỹ quyết định chuyện "hay" hay "dở". Nhưng rõ ràng, trước khi nói chuyện "hay", "dở", người ta cần phải có có kỹ thuật cơ bản đã.

Nhiều người ngoài hay tưởng tưởng tượng về âm nhạc là mênh mang, là chứa chan tình cảm, là quê hương, là cả một bầu trời yêu thương. Không! Cái đó có, nhưng nó ở một cái tầm rất là nông thôi. Đặc biệt là hòa âm phối khí, phải có kỹ thuật, phải biết các mối tương quan giữa hòa thanh, phải biết cấu trúc, logic, biết chơi đàn... và kĩ thuật là đòi hỏi phải chính xác, phải có tiêu chí nhất định.

Có khi nào anh thấy mệt mỏi và muốn bỏ công việc này không?

Có chứ, mệt chứ, nhiều lúc chán lắm, gần như trầm cảm luôn. Thường thì do bị áp lực vì quá tải công việc. Cái nghề này bạn biết đấy, ngoại trừ những nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng, còn làm nghề thì có lành nghề mấy, có hay mấy cũng phải làm và lao động mới có t.iền, không làm là không có t.iền. Đặc thù rồi.

Nhưng những cái lúc đấy chỉ là những cái nhất thời. Về cơ bản, tôi nhận ra rằng là cái nghề này đối với tôi nó rất là quan trọng.

Nhạc sĩ Huyền Trung: Tôi coi phối khí như là chơi game, tôi muốn phá đảo - Hình 3

Âm nhạc của tôi phải ở Hà Nội

Bước vào âm nhạc hoàn toàn bằng việc tự học, rồi lại quyết định vào trường học chính quy khi sự nghiệp vừa nở rộ. Điều gì khiến anh có những quyết định đặc biệt như vậy? Trong hai quá trình đó, "tự học" và "học trong trường", điều gì ảnh hưởng đến tư duy âm nhạc của anh nhiều hơn?

Nếu thiếu một trong hai cái đấy, thì không phải là tôi bây giờ. Quãng thời gian chơi nhạc ở Hải Phòng, tôi có những quan sát và tư duy, nhận thức riêng, nó là cái bản năng.

Nhưng khi được học trong trường, tôi biết cách hệ thống và tổng hợp lại những gì mình đã có, với cơ sở lý luận vững chắc hơn. Tôi cũng nhìn rõ được hành trình và con đường âm nhạc của mình hơn.

Với tôi, hai quá trình đó quan trọng ngang nhau, và thực sự thiếu một trong hai yếu tố thì sẽ không không hình thành nên con người tôi như bây giờ được.

Nhu cầu đi học là cái nhu cầu chính nội tại tôi thôi thúc, phải đi học bằng được. Khi đó, tôi thấy cái không gian mình đang sống trở nên nhỏ bé, như cái nhà mà mình đi mãi và đã quen hết mọi ngõ ngách.

Bạn cứ hiểu nôm na như tài nguyên trong con người mình, như cái cái "ram" hay là "storage" lưu trữ của mình nó vẫn còn trống, mình muốn lấp đầy nó thì lúc đấy ở Hải Phòng thì không lấp đầy được. Đó cũng là lúc tôi quyết định lên Hà Nội và thi vào Nhạc viện.

Anh có nghĩ những nghề như các anh đang làm, là một công việc đòi hỏi chuyên môn và cả thẩm mỹ rất cao, nhưng lại luôn bị "lu mờ", đứng sau các ca sĩ hay nhạc sĩ? Với anh, đó có phải là sự thiệt thòi không?

Trong quá trình tôi làm nghề đã rất nhiều người nói. Trước đây, chính bản thân tôi cũng từng than phiền. Nhưng đến thời điểm này, sau rất nhiều những điều mình trải qua, tôi không thấy chuyện đấy là quan trọng nữa.

Cho đến hiện tại, dù có thiệt thòi hay không, tôi cũng hơn 30 năm theo nghề rồi. Nó lấy của tôi nhiều thứ nhưng nó cũng cho nhiều thứ. Và tôi cũng thấy hạnh phúc với nó. Thêm nữa, tôi chấp nhận chọn nghề này thì phải xác định những thiệt thòi, trả giá là phải có. Xã hội có sự phân công mỗi người một nhiệm vụ.

Giống như tôi, nếu như trước đây tôi chọn ở lại Hải Phòng, có một cuộc sống yên ổn, thì cuộc sống của tôi đã khác nhiều rồi chứ không như bây giờ, không phải đ.ánh đổi nhiều thứ như thế.

Cuối cùng, tôi nghiệm lại là do tôi, tôi chọn âm nhạc, chọn con đường này, nó biến cuộc sống của tôi thành như vậy. Các thứ khác tôi không chọn, không làm được, tôi chọn âm nhạc, và chọn Hà Nội, không phải Hải Phòng hay Sài Gòn. Âm nhạc của tôi phải ở Hà Nội.

Nhạc sĩ Huyền Trung: Tôi coi phối khí như là chơi game, tôi muốn phá đảo - Hình 4

Một nhạc sĩ gạo cội từng nói với tôi một câu rất hay, rằng trong nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, thì cái vị trí của mình là số mệnh rồi. Việc của tôi là phải làm tốt những cái đang làm, giữ vững vị trí mình đang có. Đừng tìm cách tị bì với các ngành nghề khác, với những người khác.

Bởi vì trong nghề này, có thế nào đã được bộc lộ hết, và cái vị trí mình đang ở là đúng đấy, không sai đâu. Nếu khả năng mình có hơn nữa, nhưng mình vẫn ở đấy, thì chưa chắc đâu. Nhiều người bảo lẽ ra tôi phải thế này, phải ở vị trí này kia, tôi thiệt lắm. Không phải đâu, nó mà là như thế thì nó đã lên vị trí đấy rồi.

Với công chúng, anh khá kín tiếng, ngại nói về mình. Anh có hài lòng với công việc hiện tại?

Tôi cơ bản là người hướng nội, khá "lười" tiếp xúc đông người. Tôi ngại việc PR bản thân, hoặc tự nói về mình trước công chúng này kia.

Trước đây, tôi có nhiều cơ hội làm lãnh đạo, trưởng đoàn, nhiều lắm, nhưng tôi từ chối hết. Tôi chọn cuộc sống này, như bây giờ, và tôi khá hài lòng với nó. Vì thực sự tôi là người chỉ thích làm chuyên môn mà thôi. May mắn là có nhiều người hiểu và tìm đến tôi, có lẽ bởi tính âm nhạc của tôi khá truyền cảm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ca nhạc sĩ Sơn Hạ - Chinh phục khán giả bằng chữ "tâm" và đứng vững bằng chữ "tầm"
18:13:38 25/07/2024
Bị đồn 'sống thực vật, ngơ ngác như đ.ứa t.rẻ', nhạc sĩ Sỹ Luân nói gì?
10:51:54 27/07/2024
Nhạc sĩ Lê Anh Thủy: T.uổi 41 lên Trung tá, khát khao cống hiến cho âm nhạc
07:11:51 26/07/2024
NSND Dương Minh Đức - Giọng hát không có t.uổi
10:52:08 27/07/2024
Long Nhật miễn phí toàn bộ vé vào cổng liveshow kỉ niệm 35 năm ca hát
10:57:22 27/07/2024

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Á hậu bị tung tin hẹn hò Shark Bình tiết lộ quan hệ yêu đương, ai nghe cũng sốc
07:37:21 27/07/2024
Hòa Minzy và con trai lặng lẽ bên đường tiễn đưa Bác Trọng, cõi mạng xúc động
10:24:58 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Thực hư thông tin cô gái làm ở Samsung lây truyền HIV cho 16 người ở Thái Nguyên
07:19:15 27/07/2024
Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"
07:05:41 27/07/2024
Call me Duy lợi dụng Quốc tang bán hàng bất chấp, bị mắng té tát phải xin lỗi
09:05:27 27/07/2024
MC Nguyên Khang t.uổi 40: Kín tiếng đời tư, vượt biến cố cháy nhà hàng
06:34:15 27/07/2024

Tin mới nhất

Màn thử nghiệm đi vào lối mòn của Noo Phước Thịnh cho thấy một sự thật phũ phàng

05:32:02 25/07/2024
Trở lại sau 4 năm với một ca khúc mang tính chất thử nghiệm tệp fan trẻ, nhưng nhìn vào kết quả có thể thấy phép thử này đã thất bại.

NSƯT Lan Anh: Giảng viên nổi tiếng dạy nhiều ca sĩ tài năng, kín tiếng đời tư

19:07:20 24/07/2024
NSƯT Lan Anh nổi bật với các ca khúc cách mạng và cuộc sống giản dị, kín tiếng. Hiện cô là giảng viên thanh nhạc, đào tạo nhiều học trò đạt giải cao trong các cuộc thi ca hát.

Nữ ca sĩ góp giọng trong bản hit đầu tiên của Ngô Kiến Huy nhưng không ai nhận ra: Cuộc sống hiện tại ra sao?

12:57:47 24/07/2024
Nhiều người cứ nghĩ nữ chính MV là Trương Quỳnh Anh hát chung với Ngô Kiến Huy nhưng sự thật lại hoàn toàn khác.

Giọng ca 20 t.uổi của Việt Nam giành Cúp Vàng "Liên hoan Nghệ thuật châu Á 2024"

12:00:15 24/07/2024
Cô gái sinh năm 2004 - Đặng Ngọc Anh vừa giành Cúp Vàng tại sân chơi Asia Arts Festival - Liên hoan Nghệ thuật Châu Á 2024 .

Nhạc sĩ Sơn Hạ bị người thương bỏ vì nghèo, giải bày nỗi niềm trong MV mới

11:59:53 24/07/2024
Nam nhạc sĩ phát hành MV Chuồn Chuồn Mưa, kể câu chuyện tình buồn khiến người nghe thổn thức.Vừa qua, làng nhạc Việt tiếp tục chào đón một ca khúc mới của ca nhạc sĩ Sơn Hạ mang tên Chuồn Chuồn Mưa.

Nhan sắc không son phấn của cô đào kín tiếng nhất

01:01:16 24/07/2024
Dù đã 43 t.uổi nhưng nghệ sĩ cải lương Quế Trân vẫn giữ được vẻ ngoài tươi tắn, trẻ trung. Quế Trân là con gái của NSND Thanh Tòng - nghệ sĩ được công chúng gọi bằng cái tên Anh Cả trong giới cải lương .

Nhiều ca sĩ chịu thiệt khi ra mắt sản phẩm mới "đụng độ" các "anh trai"

21:16:15 23/07/2024
Trong thời điểm Anh Trai Say Hi và Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đang gây sốt, các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ khác gặp khó khăn khi cạnh tranh trên bảng xếp hạng.

Ca sĩ Cẩm Ly trở lại sân khấu sau biến cố bệnh tật ở t.uổi 54

13:22:47 23/07/2024
Cẩm Ly được yêu mến vì giọng hát ngọt ngào, chất dân ca và phong cách sống giản dị bên gia đình. Ở t.uổi 54, cô sống trong biệt thự rộng rãi và thích trồng rau sạch.

Nhạc sĩ Trần Tiến: 16 năm 'ở ẩn', t.uổi xế chiều dũng cảm đương đầu bạo bệnh

12:36:15 23/07/2024
Từ năm 2020 đến nay dù phải điều trị ung thư vòm họng nhưng nhạc sĩ Trần Tiến vẫn sáng tác rất nhiều. Những tác phẩm này ông chủ yếu giữ lại cho riêng mình như một sự khích lệ tinh thần vượt qua bạo bệnh để tiếp tục sống ý nghĩa.

Vì sao Noo Phước Thịnh mất vị thế, giảm mạnh sức hút?

07:50:55 23/07/2024
Đùa anh đau đấy của Noo Phước Thịnh chỉ đạt 494.000 lượt xem sau khoảng 5 ngày ra mắt. Đây là con số đáng báo động với một ngôi sao hàng đầu, có khoảng 15 năm hoạt động tại thị trường âm nhạc như Noo Phước Thịnh.

Trung Quân Idol dời ngày tổ chức concert tại Hà Nội

06:44:46 23/07/2024
Ca sĩ Bùi Nguyễn Trung Quân thông báo sẽ lùi ngày biểu diễn concert 1689 của mình tại Hà Nội. Theo đó, ngày biểu diễn mới sẽ là ngày 27/7.

Nữ ca sĩ 'Chuồn chuồn ớt' từng rao bán khách sạn 110 tỷ ở Sa Pa, cuộc sống hiện ra sao?

20:43:11 22/07/2024
Nữ ca sĩ Ngọc Khuê ấp ủ thực hiện và phát hành album mới để đ.ánh dấu màn tái xuất của mình. Cô từng khiến nhiều người ngỡ ngàng khi rao bán khách sạn 110 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ngọc Trinh kín tiếng hậu ồn ào, thú nhận được trả t.iền tỷ chỉ để làm việc này

Sao việt

13:01:15 27/07/2024
Kể từ sau biến cố vướng vàovòng lao lý, Ngọc Trinh khiến cho khán giả rất bất ngờ từ quan điểm sống đến diện mạo. Mọi thứ được cộng đồng mạng nhận xét đều chuyển biến tích cực.

Hoàng Quang Dũng với cú hat-trick để đời

Sao thể thao

12:49:46 27/07/2024
U19 Việt Nam thi đấu không tốt tại Giải U19 Đông Nam Á 2024 nhưng Hoàng Quang Dũng của CLB Huế lại là một điểm sáng ít ai ngờ đến khi trở hành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho U19 Việt Nam với 3 pha lập công đều đặn trong 3 trận đấu.

Bắt một Trưởng Ban quản trị chung cư về hành vi tham ô tài sản

Pháp luật

12:25:02 27/07/2024
Ngày 27/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Hoàng Liên (SN 1983)

6 công thức nước uống mùa hè giúp ngủ ngon

Sức khỏe

12:08:25 27/07/2024
Nhiều người thường xuyên mất ngủ hoặc hay bị thức dậy vào ban đêm và khó ngủ lại, thậm chí có người phải dùng đến t.huốc n.gủ.

Dâu hào môn Midu làm 3 việc để trẻ đẹp xứng danh thần tiên tỷ tỷ, rủ chồng đại gia cùng áp dụng

Làm đẹp

12:07:53 27/07/2024
Chăm sóc bản thân, tận hưởng cuộc sống và chu toàn cho gia đình nhỏ là những việc làm không chỉ Midu mà các cô dâu mới đều mong muốn thực hiện được.

Bức tranh mùa thu đồng quê Mỹ đẹp mê đắm qua ống kính chàng trai Việt

Du lịch

11:59:04 27/07/2024
Qua ống kính của mình, chàng trai Việt Huy (Khánh Hoà) đã vẽ bức tranh tuyệt mỹ về mùa thu New England (Mỹ) trong bộ áo đủ gam màu đỏ, vàng, cam xen kẽ với những hồ nước tĩnh lặng.

Lady Gaga gây thất vọng ở khai mạc Olympic Paris, Celine Dion trở lại chấn động

Sao âu mỹ

11:34:56 27/07/2024
Người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới đều đang hướng về Thế vận hội Paris 2024 (Olympic Paris). Đêm khai mạc vừa diễn ra, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai, đáng chú ý khi có sự xuất hiện của Lady Gaga và Celine Dion.

Trải qua nhiều biến cố, đôi bạn thân đã cùng nhau về quê mua một căn nhà rộng 110m2 để kỷ niệm t.uổi 30

Sáng tạo

11:32:03 27/07/2024
Tình bạn khác với gia đình và tình yêu. Nhiều khi, người hiểu bạn nhất không phải là gia đình hay người yêu của bạn mà là người bạn thân nhất của bạn.

Lôi Con hát hit triệu view khiến Sơn Tùng "mê mệt", vui sướng nhún nhảy khắp nhà

Netizen

11:31:12 27/07/2024
Lôi Con luôn là nhóc tỳ có sức hút nhất nhì cộng đồng mạng Việt Nam với vẻ ngoài đáng yêu cùng những khoảnh khắc vui nhộn. Lôi Con không ít lần thể hiện sự yêu thích với nhạc Việt khi trổ tài cover các bài hát đình đám khiến chủ hit thí...

Từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch, 3 con giáp sau phát tài cực nhanh, giàu sang phú quý không ngờ

Trắc nghiệm

11:01:17 27/07/2024
Theo tử vi từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch cho biết, 3 con giáp sau được dự đoán phát tài cực nhanh, đổi đời nghèo khó, giàu sang phú quý không ngờ.

Phối đồ gam màu xám giúp bạn nâng tầm phong cách như thế nào?

Thời trang

11:01:17 27/07/2024
Trong thế giới thời trang, gam màu xám luôn chiếm một vị trí đặc biệt nhờ vào sự linh hoạt và tính thời thượng của nó.