Tuần 11-15/11: Khối ngoại sàn HoSE đẩy mạnh bán ròng hơn 1.200 tỷ đồng do thỏa thuận ‘khủng’ cổ phiếu CTG
Tính chung cả ba sàn giao dịch, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng 983 tỷ đồng. CTG bị bán ròng lên đến 612 tỷ đồng (28,5 triệu cổ phiếu) và toàn bộ được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận.
Thị trường tiếp tục diễn biến rung lắc điều chỉnh trong tuần từ 11-15/11 với sự phân hóa rõ nét ở nhóm cổ phiếu lớn. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.010,3 điểm, tương ứng giảm 1,22% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng giảm 1,16% xuống 106,03 điểm.
Giao dịch của khối ngoại cũng đóng góp vào việc ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Tính chung trên cả ba sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 117,4 triệu cổ phiếu, trị giá 4.467,6 tỷ đồng, trong khi bán ra 133,6 triệu cổ phiếu, trị giá 5.451 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 16 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 983 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng đến 1.020,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 20,6 triệu cổ phiếu, trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 728 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận.
Khối ngoại trên HoSE bất ngờ bán ròng mạnh như vậy là do giao dịch thỏa thuận đột biến đến từ cổ phiếu CTG. Trong tuần, CTG bị bán ròng lên đến 612 tỷ đồng (28,5 triệu cổ phiếu) và toàn bộ được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận. Tiếp sau đó, VNM cũng bị khối ngoại bán ròng rất mạnh với giá trị đạt 529 tỷ đồng và đều thông qua phương thức khớp lệnh. VIC và MSN đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 165 tỷ đồng và 72 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VRE với giá trị đạt 285 tỷ đồng. VHM và HPG cũng được mua ròng mạnh với lần lượt 106 tỷ đồng và 78 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 42 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 4,8 triệu cổ phiếu.
NVB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với giá trị đạt 38 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là SHB với giá trị mua ròng chỉ là 3,9 tỷ đồng. Trong khi đó, VCS bị bán ròng mạnh nhất với 1,5 tỷ đồng. MAS và CEO đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 1,28 tỷ đồng và 1,2 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 4,4 tỷ đồng (giảm 83% so với giá trị bản ròng của tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là 304.664 cổ phiếu.
Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã VTP với giá trị là 17,3 tỷ đồng. QNS cũng được mua ròng 12,3 tỷ đồng. Trong khi đó, ACV bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 27 tỷ đồng. BSR và VEA bị bán ròng lần lượt 6,6 tỷ đồng và 4,6 tỷ đồng.
Theo Bình An
NDH
Khối ngoại bán ròng hơn 110 tỷ đồng trong phiên rung lắc 6/11
Nhà đầu tư nước ngoài quay ra bán ròng mạnh trong phiên 6/11 với giá trị hơn 110 tỷ đồng cũng phần nào tác động thiếu tích cực tới diễn biến thị trường. Trong đó, 2/3 cổ phiếu nhà Vin đã bị khối này quả ra xả bán sau phiên mua ròng tích cực hôm qua.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 17,87 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 588,46 tỷ đồng, giảm 5,76% về lượng và giảm 24,89% về giá trị so với phiên trước (5/11).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 15,71 triệu đơn vị, giá trị bán ra tương ứng 678,19 tỷ đồng, giảm 5,22% về lượng và giảm hơn 10% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 2,16 triệu đơn vị, giảm 9,53% so với phiên trước. Tổng giá trị là bán ròng 89,73 tỷ đồng, trong khi phiên trước mua ròng 29,63 tỷ đồng.
Trong đó, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được mua ròng mạnh nhất với khối lượng hơn 1,81 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 28,45 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, HCM được mua ròng 11,79 tỷ đồng; VRE được mua ròng 10,39 tỷ đồng; POW với hơn 9,7 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VCB với gần 34,12 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 374.850 đơn vị.
Các mã bị bán ròng mạnh tiếp theo là VJC với 29,86 tỷ đồng, VNM với 23,36 tỷ đồng, VHM với 17,55 tỷ đồng, VIC với 12,4 tỷ đồng, DXG với 10,41 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 155.570 đơn vị với giá trị tương ứng 1,38 tỷ đồng, giảm 25,31% về lượng và giảm 23,33% về giá trị so với phiên hôm qua (5/11).
Ngược lại, khối này bán ra 335.760 cổ phiếu, giá trị 6,37 tỷ đồng, tăng 9,33% về lượng và tăng 84,1% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 180.190 đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng 4,99 tỷ đồng, tăng 82,38% về lượng và tăng gấp hơn 2 lần về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay khối ngoại mua ròng nhỏ giọt 25 mã, trong đó TNG dẫn đầu với khối lượng mua ròng đạt 22.000 đơn vị, giá trị tương ứng hơn 341 triệu đồng.
Ngược lại, khối này bán ròng 24 mã, trong đó VCS bị bán ròng mạnh nhất với hơn 1,81 tỷ đồng, tương đương khối lượng 19.935 cổ phiếu. Tiếp đó, PVS bị bán ròng 1,21 tỷ đồng, CEO bị bán ròng 1,18 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 576.530 đơn vị, giá trị 25,24 tỷ đồng, tăng 26,21% về lượng nhưng giảm 16,84% giá trị so với phiên trước (5/11).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,76 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 42,68 tỷ đồng, tăng 69,92% về lượng và tăng 61,85% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 1,19 triệu đơn vị, tăng mạnh hơn 104% so với phiên trước; tổng giá trị bán ròng tương ứng 17,44 tỷ đồng, trong khi phiên trước mua ròng 3,98 tỷ đồng.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 26 mã và NTC dẫn đầu với khối lượng mua ròng đạt 3.600 cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 636 triệu đồng.
Ngược lại, khối ngoại chỉ bán ròng 11 mã, trong đó BSR tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng gần 1,03 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 10,34 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2, VEA bị bán ròng 162.500 cổ phiếu, giá trị 7,97 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 6/11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 0,79 triệu đơn vị, giảm 53,8% so với phiên hôm qua (5/11). Tổng giá trị là bán ròng 112,16 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 31,95 tỷ đồng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Khối ngoại quay đầu bán ròng, 3 sàn "đỏ lửa" phiên 11/11 Giao dịch khối ngoại không thực sự tích cực khi họ quay đầu bán ròng nhẹ gần 7 tỷ đồng. Lực bán tập trung vào một số cổ phiếu như MSN (39,6 tỷ đồng), VNM (27,1 tỷ đồng), ACB (23 tỷ đồng), SAB (20 tỷ đồng)... Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra không thực sự tích cực với áp lực bán tăng...