Tự xoa bóp điều trị “hội chứng” tiền mãn kinh
Một vài động tác tự xoa bóp đơn giản, dễ phổ biến, dễ thực hiện, an toàn và đáng tin cậy cho chị em tự chăm sóc sức khỏe
Ảnh minh họa: Internet
Phần đông, chị em tiền mãn kinh và mãn kinh đều có đặc điểm đa nghi, bồn chồn, hay quên, sức tập trung phân tán… Tự xoa bóp góp phần điều trị các triệu chứng này.
Một vài động tác tự xoa bóp đơn giản, dễ phổ biến, dễ thực hiện, an toàn và đáng tin cậy cho chị em tự chăm sóc sức khỏe nêu ra dưới đây:
1. Dùng đầu ngón cái xoa huyệt Bách hội trong 1 phút.
Bách hội: ngồi ngay thẳng kéo vòng hai bên đỉnh tai lên ngay giữa sọ đầu. Huyệt là điểm gặp nhau của 2 đường vuông góc: một là đường ngang qua đỉnh vành tai và một đường dọc qua giữa đầu, sờ vào đó có một khe lõm nhỏ.
2. Dùng 4 đầu ngón tay ấn huyệt Tứ thần thông 1 phút.
Tứ thần thông: xác định huyệt bách hội, rồi đo tới trước và sau mỗi đoạn 1 tấc, đo ra 2 bên phải trái 1 tấc. Tất cả gồm 4 huyệt.
3. Dùng 2 ngón trỏ day huyệt Thái dương 1 phút.
Thái dương: phía sau điểm giữa đoạn nối duôi lông mày và đuôi mắt ước 1 tấc, nơi chỗ hõm sát cạnh ngoài mỏm ổ mắt xương gò má đè vào có cảm giác ê tức có khi thấy rõ mạch máu phồng lên.
Dùng 2 đầu ngón cái day huyệt Phong trì 1 phút.
Phong trì: xác định đáy hộp sọ, cơ thang và cơ ức đòn chũm. Huyệt nằm ở chỗ sũng do bời trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ tạo nên.
4. Dùng ngón trỏ và ngón giữa xoa huyệt Đản trung 2 phút theo hình tròn.
Đản trung: lấy ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 núm vú (đàn ông), hay đường ngang qua bờ trên 2 khớp ức – sườn thứ 5 (đàn bà).
Dùng lòng bàn tay xoa huyệt Thần khuyết 2 phút theo hình tròn.
Thần khuyết: giữa lỗ rốn.
5. Dùng bờ trong ngón tay cái day huyệt Khí hải 1 phút.
Khí hải: nằm ngửa, từ rốn đo xuống 1,5 tấc. Huyệt là điểm nối 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn rốn – bờ trên xương mu.
Dùng bờ trong ngón tay cái duy huyệt Trung quản 1 phút.
Trung quản: huyệt trên đường giữa bụng, từ rốn đo lên 4 tấc.
6. Dùng đầu ngón tay cái xoa huyệt Đại chùy 1 phút.
Đại chùy: ngồi ngay hơi cúi đầu xuống một tí, bảo người bệnh quay đầu qua lại phải trái, u xương tròn nào cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều là xương cổ thứ 7. Huyệt nằm dưới đầu mỏm gai này (trên đầu mỏm gai xương sống lưng 1).
Dùng ngỏ; ngón giữa dau huyệt Kiên trung du 1 phút.
Video đang HOT
Kiên trung du: chỗ lõm bờ trong bả vai, cách cột sống 2 tấc.
7. Dùng hai lòng bàn tay xát huyệt Thận du, cho đến khi nóng là được.
Thận du: dưới gai ngang đốt sống thắt lưng thứ 2, từ đường giữa cột sống ngang ra 1,5 tấc.
8. Dùng đầu ngón tay cái bấm huyệt Khúc trì 15 – 20 lần, rồi đổi bên.
Khúc trì: co cùi chỏ vào, bàn tay vào ngực. Huyệt là chỗ đầu lằn chỉ của nếp gấp khuỷu.
Dùng đầu ngón tay cái bấm huyệt Thủ tam lý 15 – 20 lần, rồi đổi bên.
Thủ tam lý: dưới huyệt Khúc trì 2 tấc. Huyệt ở đầu bắp thịt cẳng tay, ấn vào đó thì thịt nổi lên.
Dùng đầu ngón tay cái bấm huyệt Hợp cốc 15 – 20 lần, rồi đổi bên.
Hợp cốc: giữa 2 xương bàn tay thứ 1 và thứ 2, ở mu bàn tay gần điểm giữa bên quay của xương bàn tay thứ 2.
9. Dùng đầu ngón tay cái day huyệt Lao cung 1 phút, rồi đổi bên.
Lao cung: nắm chặt các ngón tay, huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh chấm vào đường văn này.
Dùng đầu ngón tay cái duy huyệt Thần môn 1 phút, rồi đổi bên.
Thần môn: duỗi ngửa bàn tay vào trong để rõ nổi khe. Huyệt ở chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.
10. Dùng đầu ngón tay cái xoa huyệt Túc tam lý 1 phút, rồi đổi bên.
Túc tam lý: dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác chừng 1 khoát ngón tay.
Dùng đầu ngón tay cái xoa huyệt Tam âm giao 1 phút, rồi đổi bên.
Tam âm giao: chỗ lồi lên cao nhất của mắt cá chân trong đo lên 3 tấc. Huyệt ở chỗ lõm sát bờ sau phía trong xương chày.
11. Dùng bờ trong ngón tay út xát huyệt Dũng tuyền, cho đến khi nóng là được.
Dũng tuyền: dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân 2 và giữa bờ sau gót chân lỗ hõm dưới bàn chân.
12. Gia giảm theo từng triệu chứng:
Triệu chứng chính mất ngủ, dùng hai đầu ngón tay cái day huyệt An miên 1 phút; đầu ngón tay cái đẩy huyệt Thái khê 15 – 20 lần, rồi đổi bên.
An miên: trung điểm của huyệt Phong trì và Ế phong – Dưới huyệt là cơ ức đòn chũm – thần kinh.
Thái khê: điểm giữa của đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, ngang với mỏm cao nhất của mắt cá trong.
Triệu chứng loãng xương thấy rõ, dùng đầu ngón giữa day huyệt Đại trữ 15 – 20 lần, rồi đổi bên (hình 22); đầu ngón tay cái xoa huyệt Tuyệt cốt 15 – 20 lần, rồi đổi bênh.
Đại trữ: ngồi hơi cúi đầu, huyệt là điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1 và đường thẳng đứng ngoài Đốc mạch 1,5 tấc.
Tuyệt cốt: đo từ ngoài mắt cá chân, thẳng lên 3 tấc. Huyệt ở trên mắt cá ngoài chân sát bờ trước xương mác, ấn vào thấy ê tức.
Người có triệu chứng bứt rứt dễ quạu, dùng đầu ngón tay cái day huyệt Hành gian 1 phút, rồi đổi bên; đầu ngón tay cái day huyệt Thái xung 1 phút, rồi đổi bên; dùng hai đầu ngón tay cái xoa huyệt Can du 15 – 20 lần.
Hành gian: ép ngón chân cái sát vào ngón 2, chỗ bên kẽ ngón chân cái. Huyệt nằm trên đầu kẽ của 2 ngón trên, ở phí mu chân.
Thái xung: sau kẽ giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 tấc. Huyệt ở góc tạo nên bởi 2 đầu sau xương bàn chân.
Can du: ngồi ngay hay nằm sấp, huyệt là nơi gặp nhau của đường ngang qua đầu mõm gai đốt sống lưng 9 và đường thẳng đứng ngoài Đốc mạch 1,5 tấc.
Người kèm sốt hâm hấp vã mồ hôi, dùng đầu ngón tay cái đẩy huyệt Phục lưu 15 – 20 lần, rồi đổi bên.
Phục lưu: xác định huyệt Thái khê rồi đo lên 2 tấc. Huyệt trong khe của mặt trước gân gót chân và cơ gấp dài riêng ngón cái.
Người có triệu chứng choáng váng, dùng đầu ngón tay cái day huyệt Huyết hải 1 phút, rồi đổi bên.
Huyết hải: xương bánh chè, đầu gối đo lên 2 tấc, để người bệnh ngồi ngay, thầy thuốc lấy tay 4 ngón úp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt. Huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong.
Người có triệu chứng tỳ vị bất ổn (rối loạn tiêu hóa), dùng đầu ngón tay cái day huyệt Túc tam lý 1 phút, rồi đổi bên.
Túc tam lý: dưới mắt gối ngoài 3 tấc, phía ngoài xương mác chừng 1 khoát ngón tay.
Người có triệu chứng căng đầu; nhức đầu, dùng đầu ngón tay cái xoa huyệt Ấn đường 1 phút.
Ấn đường: huyệt nằm ở chính giữa đường nối 2 đầu lông mày, gióng từ sống mũi thẳng lên.
Người có triệu chứng chán ăn, dùng 4 ngón tay xoa huyệt Thiên xu hai bên 2 phút; dùng lòng ban tay xoa huyệt Quan nguyên 2 phút.
Thiên xu: từ huyệt Thần khuyết (giữa rốn) đo ra 2 tấc.
Quan nguyên: xác định đoạn rốn và bờ trên xương mu. Huyệt ở điểm tỉ lệ 3/5 trên và 2/5 dưới.
Một số động tác làm ấm:
1. Tư thế ngồi, tay phải đặt trước ngực trái, đẩy bàn tay từ trong ra ngoài dọc theo các cung liên sườn 20 – 30 lần, rồi đổi bên, ngày 2 – 3 lần.
2. Hai lòng bàn tay chà nóng, úp lòng bàn tay nóng lên rốn xoay theo hình tròn 2 phút.
3. Lần lượt dùng tay day các vùng một bên chi trên; chi dưới, rồi đổi bên, ngày 2 lần.
4. Dùng lòng bàn tay xát vùng bụng; vùng lưng cho đến khi nóng là được, ngày 2 lần.
Theo Sức khỏe & Đời sống
7 loại thực phẩm phổ biến dễ gây dị ứng
Có rất nhiều thực phẩm có thể khiến cơ thể phản ứng, gây biểu hiện dị ứng. Trong số đó, các thực phẩm dưới đây là nguyên nhân gây ra hơn 80% số trường hợp dị ứng thực phẩm kể trên.
Điều đặc biệt, đây đều là các thực phẩm rất phổ biến trong đời sống thường thức. Vì vậy, các bà nội trợ nên chú ý đề phòng, tùy vào cơ địa và sức khỏe của người thân trong gia đình mà chọn lựa thực phẩm phù hợp, tránh để xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
1. Cá
Dị ứng cá thường bắt đầu từ độ tuổi trưởng thành. Các loại cá dễ gây dị ứng nhất bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá bơn. Theo các nghiên cứu, khoảng một nửa số người cơ địa dễ dị ứng đều có thể dị ứng với một hoặc nhiều loại cá nhất định.
Dị ứng cá thường gây biểu hiện ngoài da và tiêu hóa, xuất hiện ngay sau khi ăn. Đôi khi có thể có phản ứng toàn thân, bao gồm cả sốc phản vệ.Vì cá là thực phẩm rất phổ biến nên bạn nên hết sức đề phòng thành phần cá có mặt trong một vài món ăn khác như nước chấm, nước sốt.
2. Sữa bò
Sữa bò là một trong những nguyên nhân gây dị ứng thức ăn hàng đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các biểu hiện dị ứng sữa sẽ suy giảm dần theo thời gian khi trẻ lớn lên. Protein sữa có thể được tìm thấy ẩn trong nhiều thực phẩm, phản ứng dị ứng sữa đôi khi thường bị nhẫm lẫn với không dung nạp lactose hay khả năng đường ruột không tốt để tiêu hóa sữa đúng cách. Các triệu chứng chủa dị ứng sữa thường là đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, bồn chồn.
3.Trứng
Cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều chứa một số loại protein nhất định có thể gây dị ứng. Biểu hiện của dị ứng trứng thường là nôn, nổi mề đay, ban đỏ hoặc viêm mũi. Dị ứng trứng là loại dị ứng phổ biến thứ 2 ở trẻ em nhưng cũng như sữa, các biểu hiện của dị ứng sẽ suy giảm dần khi trẻ đến tuổi đi học.
4. Đậu phộng
Dị ứng đậu phộng là dạng dị ứng phổ biến hàng đầu, cũng gây nguy hiểm hàng đầu cho người mắc phải. Ngay cả một lượng nhỏ đậu phộng cũng có thể khiến người bị dị ứng có những biểu hiện sức khỏe cực tồi tệ đến mức phải tới phòng cấp cứu ngay lập tức.
5. Đậu nành
Dị ứng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, nhưng hầu hết trẻ em lên 3 tuổi sẽ tự mất đi tình trạng dị ứng này. Các triệu chứng dị ứng đậu tương bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.
6. Động vật có vỏ
Một số loài động vật có vỏ (chủ yếu là hải sản) đều có thể là nguyên nhân gây nhiều biểu hiện dị ứng nghiêm trọng cho một số người. Có hai dạng dị ứng, một là dị ứng với các loài giáp xác như tôm, cua...; hai là dị ứng với các loài nhuyễn thể như ngao, sò, hến...Các triệu chứng của dị ứng động vật có vỏ bao gồm sưng tấy cơ thể, thở khó, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt...
7. Dứa
Dứa có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người chưa thành niên. Nhiễm trùng cổ họng và sưng trong cơ thể là triệu chứng phổ biến của tình trạng dị ứng này.
Theo Depplus.vn/MASK
Cách giảm đau đầu không cần thuốc Sử dụng hỗn hợp bột quế pha nước dán trên trán và thái dương, để yên trong 30 phút sẽ giúp giảm cơn đau đầu do lạnh. Xoa bóp làm tăng lưu lượng máu giúp giảm đau đầu. Ảnh: migralex. Có nhiều loại đau đầu gây ra bởi các yếu tố khác nhau. Một loạt thay đổi chế độ ăn uống cũng có...