Từ vụ VN Pharma: Hậu quả khi dùng thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Mặc dù vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại công ty VN Pharma đã khép lại, nhưng những nguy cơ khi dùng thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn là vấn đề khiến dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi có thông tin một số lượng thuốc không nhỏ của VN Pharma nhập đã lọt vào bệnh viện.
Từ vụ VN Pharma, bàn luận về tác hại khi dùng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Ảnh: Theguardian
Hậu quả nặng nề khi dùng thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Sau nhiều ngày xét xử, vụ án VN Pharma về tội danh “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, phiên tòa đã kết thúc với phần tuyên án các bị cáo. Qua các hồ sơ thu thập dược, chưa có chứng cứ chứng minh thuốc giả, thuốc kém chất lượng của công ty này đã tiêu thụ ở các bệnh viện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi bệnh nhân sử dụng phải thuốc giả, thì hậu quả sẽ như thế nào?
Trao đổi với VietTimes, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: “Khi bệnh nhân sử dụng thuốc giả, hoặc thuốc kém chất lượng sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị, khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Thuốc giả có thể là giả hoàn toàn, không có tác dụng hoặc bị giảm hàm lượng hoạt chất hoặc chất lượng của hoạt chất khiến cho hiệu quả điều trị vẫn có nhưng bị giảm đi”.
Bàn về tác hại chi tiết của thuốc giả, thuốc kém chất lượng đến bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ cho rằng, rất khó để tính được ảnh hưởng chính xác trên bệnh nhân, vì hoạt chất trong các thuốc này thay đổi liên tục. Đặc biệt, với bệnh ung thư, việc sử dụng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trong điều trị rất khó ước lượng được tác hại cụ thể, tuy nhiên, có thể khẳng định mức độ tác hại là vô cùng nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP.HCM) – Thành viên Hội Ung bướu Nội khoa châu Âu (ESMO)
Quy định về thuốc giả
Thuốc giả là sản phẩm được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm với đúng hoặc sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng chất hoặc với bao bì giả (Theo Tổ chức Y tế Thế giới).
Tại Việt Nam, thuốc giả là thuốc sản xuất thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 33, Điều 2 Luật Dược 2016.
Thực trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thế giới và Việt Nam
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ cho biết: “Thống kê cho thấy 1/10 lượng thuốc đang lưu hành tại các nước đang phát triển là giả. Chỉ riêng tại châu Phi, ước tính mỗi năm có 72.000 trẻ em bị viêm phổi chết vì thuốc kém chất lượng; 169.000 trẻ chết vì thuốc giả; 116.000 người chết do thuốc trị sốt rét giả hoặc kém chất lượng”.
Theo tờ Theguardian, Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Hoa Kỳ, các bác sĩ từ các trường đại học, bệnh viện đã cảnh báo sự gia tăng của thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Trước hết, tác hại trực tiếp mà chúng gây ra là thúc đẩy kháng thuốc kháng sinh và sự gia tăng của các siêu vi khuẩn. Các bác sĩ cảnh báo, mỗi năm có khoảng 250.000 trẻ em đã chết sau khi điều trị sốt rét, viêm phổi bằng thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Thông tin từ tờ CNN, tại Vương quốc Anh, từ năm 2006 đến năm 2007, có 25.000 gói thuốc giả đã “tuồn” vào các nhà thuốc và sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, ung thư tuyến tụy và các bệnh tâm thần. Tuy nhiên, các hoạt chất trong số thuốc này lại không hoạt động, hoặc chỉ có một phần hoạt chất hoạt động, khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn, hay không có tác dụng chữa trị. Thậm chí, dùng thuốc kém chất lượng có thể gây ra chết người.
Quy định về thuốc kém chất lượng
Thuốc kém chất lượng là thuốc chứa hoạt chất nhưng không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Thuốc kém chất lượng có thể là thuốc có chứa hoạt chất nhưng thấp không đúng với hàm lượng thuốc đã đăng ký (Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
Tại Việt Nam, Luật Dược 2016 không quy định thế nào là thuốc kém chất lượng mà chỉ nêu thế nào là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy định tại khoản 32 Điều 2 Luật Dược 2016.
Theo viettimes
Bác sĩ lý giải tin đồn hóa trị ung thư khiến bệnh nặng hơn
Nhiều người nghe lời đồn đoán về tác dụng phụ khi hóa trị đã tự ý bỏ về nhà khiến bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn (74 tuổi, TP.HCM) bị đau ngực nên đến khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM, để khám và phát hiện khối u trong phổi. Khi được bác sĩ tư vấn và gia đình động viên, ông quyết định phẫu thuật và hóa trị. Trải qua 2 năm điều trị, ông Tuấn vẫn khỏe mạnh và thường xuyên đi du lịch.
Ngược lại, cùng tại cơ sở y tế này, chị Phạm Thị Nhi, phát hiện khối u ruột già từ hơn một năm trước và được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật.Trong lúc hoang mang, lo lắng, chị không được sự hỗ trợ tích cực từ gia đình, bạn bè, thay vào đó là những lời khuyên tiêu cực khiến bệnh nhân hoảng sợ và bỏ điều trị. Hậu quả là khối u ngày càng lớn và không còn khả năng điều trị.
Thông qua hai trường hợp này, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM, chỉ ra quan niệm sai lầm của người dân về hóa trị ung thư.
Những con số ám ảnh
Bác sĩ Vũ cho biết ung thư hiện nay là được coi là bệnh dịch toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư đang dần vươn lên là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Số người chết do căn bệnh này đã vượt qua lao, HIV, sốt rét... cộng lại.
Năm 2018, thế giới có 18,1 triệu bệnh nhân ung thư mới và 9,6 triệu người chết do ung thư. Dự kiến năm 2030, thế giới sẽ có 21,6 triệu ca mắc mới và 13 triệu bệnh nhân ung thư tử vong.
Ung thư đang trở thành nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Ảnh: New Scientist.
70% số ca ung thư tử vong tại các nước đang phát triển, tập trung tại châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 100.000 người chết do bệnh ung thư và số lượng ngày càng tăng lên.
Điều trị ung thư hiện tại đã có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các phương pháp mới như miễn dịch, nội tiết. Trong đó, hóa trị là một trong những phương pháp chính.
Hóa trị là gì?
Hóa trị (thường được gọi là vô hóa chất) là phương pháp dùng thuốc đặc trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Ưu điểm của hóa trị là thuốc được đưa vào máu. Do đó, nó có thể đi khắp các cơ quan và tiêu diệt tế bào ung thư tại những vị trí khác nhau.
Hóa trị có thể được dùng trong những tình huống khác nhau như sau phẫu thuật triệt để khối u ở vú, ruột, phổi... nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Nghiên cứu cho thấy hóa trị sau phẫu thuật triệt để ung thư ruột già giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi thêm 20%.
Hóa trị là phương pháp tối ưu, hiệu quả trong điều trị các loại ung thư. Ảnh: Healthline.
Hóa trị có ưu điểm gì?
Hóa trị có thể dùng trước mổ nhằm làm khối u nhỏ lại, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn. Ngay cả những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, việc sử dụng kết hợp hóa trị và các phương pháp khác giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân từ 3 tháng lên đến 2 năm, thậm chí là 5 năm.
Theo bác sĩ Vũ, phương pháp này giúp bệnh nhân giảm đau, giảm mệt nhiều như trong điều trị ung thư vú, phổi, ruột già ...Đây là kết quả của nhiều nghiên cứu với hàng chục nghìn bệnh nhân tham gia.
Hóa trị có thể gây tác dụng phụ?
Đặc tính của hóa trị là tấn công các tế bào tăng trưởng nhanh, trong đó chủ yếu là các tế bào ung thư. Tuy nhiên, cũng giống như các thuốc khác, hóa trị gây nhiều tác dụng phụ làm bệnh nhân hoảng sợ như buồn nôn, rụng tóc, sạm da, dễ nhiễm trùng...
Về điều này, bác sĩ Vũ thông tin nếu biết cách phòng ngừa, phát hiện và xử lý sớm các tác dụng phụ do hóa trị, người bệnh vẫn an toàn và phục hồi sau khi ngưng điều trị.
Bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Quận Thủ Đức. Ảnh: BVCC.
Hóa trị có thể gây tử vong?
Bác sĩ Vũ cho hay tử vong do hóa trị vẫn có thể xảy đến ở một số rất ít bệnh nhân. Thường những bệnh nhân này ở giai đoạn muộn, thể trạng suy kiệt và có nhiều bệnh lý kèm theo.
"Con số này rất ít và cũng là điều đáng tiếc khi điều trị. Tuy nhiên, không nên vì vài trường hợp đáng tiếc mà bỏ qua cơ hội cho hàng nghìn bệnh nhân khác", bác sĩ Vũ nói.
Chuyên gia này cho biết Internet và mạng xã hội đang lưu truyền những bài viết rất kỳ quặc về điều trị ung thư. Trong đó, họ khuyên bệnh nhân bỏ điều trị, thổi phồng các tác dụng phụ làm bệnh nhân hoảng sợ, quảng cáo quá mức thực phẩm chức năng. Một số bài viết còn tạo dựng nên những "chuyên gia" từ Nhật, Mỹ... với những lập luận hoàn toàn không khoa học, gây hại cho bệnh nhân.
"Nếu bạn hoặc người nhà chẳng may mắc phải căn bệnh quái ác này, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để cùng nhau chọn cách xử trí tốt nhất dựa trên khoa học, đừng tin quá nhiều vào những thông tin trôi nổi trên mạng", bác sĩ Vũ khuyến cáo.
Theo Zing
Thu hồi thuốc giả, thuốc kém chất lượng: Con đường gian nan LTS: Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trên thị trường dược phẩm, nhưng mỗi năm ở Việt Nam cũng có hàng chục lô thuốc kém chất lượng, giả mạo bị đình chỉ lưu hành và thu hồi. Điều đáng lo ngại là, khi thu hồi, một phần thuốc kém chất lượng đã được người bệnh sử dụng. Và càng lo hơn,...