Từ vụ tắc mạch máu do tiêm filler môi, chuyên gia khuyến cáo điều quan trọng
Tiêm filler ở những vùng khác nhau trên cơ thể cần các loại filler khác nhau. Với vùng môi, việc chọn filler cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả, sự an toàn.
Mới đây, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận một bệnh nhân bị sưng phù, nóng rát, hoại tử vùng môi. Nguyên nhân là bị tắc mạch vùng môi do tiêm filler.
Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân được cho dùng kháng sinh mạnh để kiểm soát nhiễm trùng. Ngoài ra được dùng thuốc kháng virus để ngăn ngừa tình trạng Herpes môi bùng phát.
Theo BS Lưu Tuấn Phong (chuyên thẩm mỹ nội khoa và làm đẹp công nghệ cao tại Hà Nội), tiêm filler hay tiêm chất làm đầy là vào bất cứ đâu cũng cần nắm rõ những lưu ý quan trọng. Điều này giúp bạn có được kết quả ưng ý, đồng thời phòng tránh nguy cơ gặp tai biến, biến chứng.
Tiêm filler môi cần đảm bảo là loại mềm mại nhất trong các dòng filler
BS Lưu Tuấn Phong chia sẻ, ở vùng cằm hoặc vùng mũi, bạn cần tiêm một dòng sản phẩm filler cứng. Còn với những vị trí như ở vùng má, thái dương, bạn nên tiêm dòng sản phẩm filler có độ cứng trung bình, tạo độ mềm mại. Trong khi với vùng môi, bạn có thể lựa chọn dòng sản phẩm mềm mại hơn, có thể nói là mềm nhất trong các dòng filler thì mới phù hợp.
Nguyên nhân bởi, môi là khu vực mềm nhất trên khuôn mặt. Việc tiêm filler ở dạng mềm mại nhất sẽ giúp giữ nguyên độ tự nhiên, nét đẹp trọn vẹn cho đôi môi bạn. Lựa chọn sai filler cho vùng môi cũng dễ gây biến chứng đi kèm.
Video đang HOT
Tiêm filler môi hay bất cứ đâu cần đảm bảo không tạp chất
Filler hiện có nhiều dòng sản phẩm với những giá cả khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn sản phẩm filler đến từ thương hiệu lớn, uy tín. BS Phong nhận định, những sản phẩm này chủ yếu đến từ Mỹ, châu Âu. Theo chuyên gia, các dòng tốt thì giá cả cũng không hề rẻ và chị em phải chọn lọc kỹ để có sản ph ẩm thực sự ưng ý. Bình thường, filler chất lượng tốt thì độ tinh khiết của HA lên đến 100%. Ngược lại, những sản phẩm kém chất lượng thì độ tinh khiết không cao, có thể khoảng 50-70% là HA, còn lại là tạp chất.
Những tạp chất này thì chúng ta không rõ là gì nên khi lắng đọng lại trong cơ thể rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ra viêm nhiễm, tổ chức u hạt, bao xơ, nặng hơn có thể dẫn tới ung thư.
Tiêm filler môi, tay nghề người thực hiện cũng rất quan trọng
“Người thực hiện phải là bác sĩ được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm tiêm filler”, BS Phong cho hay.
Bên cạnh đó, sản phẩm cần đảm bảo chính hãng. Bạn có thể kiểm tra thấy tên mã sản phẩm, hàng nhập khẩu có tem phụ của hãng dán vào, có mã QR check code sản phẩm.
Ngoài ra, bạn cần tuyệt đối tránh đến những cơ sở người này người kia mà mình không rõ về chuyên môn và tay nghề của họ… Bạn chỉ nên tiêm filler ở bệnh viện, cơ sở làm đẹp, phòng khám được cấp giấy phép hoạt động.
Khách hàng có quyền lựa chọn, có thể kiểm tra những dòng sản phẩm… trước khi tiêm vào người để rồi tiền mất tật mang. Vì vậy, BS Phong đặc biệt muốn cảnh báo những điều này tới ai có nhu cầu làm đẹp để tránh rủi ro cho sức khỏe.
Sau tiêm filler cũng cần chú ý để đảm bảo hiệu quả tối ưu
Ngoài những yếu tố như lựa chọn bác sĩ thực hiện, nơi thực hiện được cấp phép hoạt động, sử dụng sản phẩm chính hãng, khách hàng sau tiêm filler cũng cần đảm bảo một số nguyên tắc để tiêm filler bền đẹp.
Cụ thể, trong một tuần đầu tiên sau khi tiêm filler, bạn tuyệt đối không nên đi xông hơi, uống bia rượu. Nguyên nhân vì trong một tuần đầu tiên, filler cần thời gian để ổn định trong môi trường được tiêm. Nếu đi xông hơi, massage hay uống rượu bia sẽ làm cho nhiệt lượng trên mặt tăng cao, làm tan filler nhanh hơn bình thường.
Tuấn Minh
4 bước làm sạch da cần biết trước khi trang điểm
Làm sạch da trước khi trang điểm, giúp làm sạch sâu và chuẩn bị da tốt hơn để lớp trang điểm được mượt mà và bền lâu.
1. Làm sạch da, bí quyết để có làn da khỏe đẹp
Cho dù bạn có sử dụng những loại mỹ phẩm đắt tiền, tốt cho da nhưng nếu việc làm sạch da không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều vấn đề về da. Làm sạch da có thể nói là bí quyết tốt nhất để giữ cho làn da khỏe đẹp lâu dài, ngay cả khi bạn đã có tuổi và nó là bước khởi đầu cũng như kết thúc của quá trình chăm sóc da.
Làm sạch da giúp loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, dầu thừa, mỹ phẩm còn sót lại và các tác nhân gây ô nhiễm khác trên bề mặt da. Điều này giúp da sạch và thông thoáng, giảm nguy cơ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, mụn trứng cá và các vấn đề khác. Ngoài ra, làm sạch da còn tạo điều kiện tốt để các sản phẩm dưỡng da sau đó có thể thẩm thấu tốt hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Làm sạch da tạo nền tảng hoàn hảo cho quá trình trang điểm.
Việc làm sạch da trước khi trang điểm cũng rất quan trọng vì các lý do sau đây:
Tăng cường hiệu quả của sản phẩm trang điểm: Làm sạch da tạo nền tảng hoàn hảo cho quá trình trang điểm. Khi da sạch sẽ giúp kem nền, phấn mắt và son môi đều, bám chắc và kéo dài lâu hơn trên da. Nếu da không được làm sạch, các sản phẩm trang điểm có thể không thẩm thấu đều và gây bết dính, không đều màu... Khi da được làm sạch, các sản phẩm trang điểm có thể gắn kết tốt hơn với da và hiển thị màu sắc, chất phấn tốt hơn. Điều này giúp tạo nên một kết quả trang điểm chuyên nghiệp và tự nhiên hơn.
Ngăn ngừa tình trạng da mụn và kích ứng: Làm sạch da trước khi trang điểm giúp ngăn ngừa tình trạng da mụn và kích ứng. Nếu không làm sạch, các tạp chất có thể gây vi khuẩn tích tụ trên da, gây mụn và làm da trở nên kích ứng.
Phục hồi và tái tạo da : Làm sạch da cũng khuyến khích quá trình tái tạo da tự nhiên. Khi da được làm sạch, các sản phẩm dưỡng da có thể thẩm thấu sâu hơn và giúp tái tạo và phục hồi da sau mỗi lần trang điểm.
2. Các bước làm sạch da trước khi trang điểm
Quy trình làm sạch da trước khi trang điểm thường bao gồm các bước cơ bản sau:
- Rửa mặt : Bắt đầu bằng việc rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và tạp chất khỏi da. Sử dụng một sản phẩm rửa mặt phù hợp với loại da của bạn và massage nhẹ nhàng lên da trong khoảng 1-2 phút. Trán và mũi thường được gọi là vùng chữ T, là nơi bã nhờn tiết ra nhiều nhất trên khuôn mặt. Do đó, khi rửa mặt, đầu tiên hãy rửa thật sạch vùng chữ T. Có nhiều trường hợp rửa sạch vùng má trước, nhưng vùng má lại không tiết ra nhiều bã nhờn.
Ngoài ra, tránh rửa bằng sữa rửa mặt quanh mắt vì đây là vùng da không tiết nhiều tế bào chết hay bã nhờn. Không chà xát da mạnh để làm sạch vì có thể làm hỏng da. Sau đó, rửa sạch bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
- Sử dụng nước hoa hồng hoặc toner: Sử dụng một lượng nhỏ nước hoa hồng hoặc toner lên bông cotton và lau nhẹ nhàng khắp mặt. Điều này giúp cân bằng độ pH của da và làm sạch sâu hơn các tạp chất còn sót lại sau khi rửa mặt.
- Sử dụng kem dưỡng: Sau khi làm sạch da, sử dụng một lượng nhỏ kem dưỡng phù hợp với loại da của bạn. Kem dưỡng giúp cung cấp độ ẩm, dưỡng chất và tạo một lớp bảo vệ nhẹ trước khi trang điểm. Để đảm bảo kem dưỡng thẩm thấu hoàn toàn vào da, hãy đợi khoảng 5-10 phút trước khi bắt đầu trang điểm. Điều này giúp đảm bảo da đã được cung cấp đủ độ ẩm và sẵn sàng cho quá trình trang điểm.
- Sử dụng kem chống nắng: Nếu bạn đi ra ngoài, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF phù hợp để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
Sử dụng sản phẩm làm sạch không phù hợp với loại da của bạn có thể gây kích ứng.
3. Các lỗi làm sạch da trước khi trang điểm cần tránh
Khi làm sạch da trước khi trang điểm, có một số lỗi sai phổ biến cần tránh để đảm bảo làn da được làm sạch đúng cách.
Dưới đây là một số lỗi sai thường gặp:
Sử dụng sản phẩm không phù hợp: Việc sử dụng sản phẩm làm sạch không phù hợp với loại da của bạn có thể gây kích ứng, khô da hoặc làm da trở nên nhờn. Hãy chọn các sản phẩm làm sạch da phù hợp với loại da của bạn và tránh các thành phần gây kích ứng.
Làm sạch quá mức: Làm sạch da quá mức có thể làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da và gây khô da. Hạn chế việc rửa mặt quá nhanh và sử dụng nước quá nóng, cũng như tránh sử dụng các sản phẩm làm sạch da quá mạnh.
Tránh những lỗi sai trên và tuân thủ một quy trình làm sạch da đúng cách sẽ giúp da của bạn khỏe mạnh và sẵn sàng cho quá trình trang điểm.
Vì sao dùng son nhiều gây thâm môi và cách khắc phục Dùng son quá nhiều khiến môi thâm sạm là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách khắc phục ra sao? 1. Dùng son quá nhiều có thể gây thâm môi? Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ khuyến cáo, nồng độ chì hoặc các kim loại...