Từ vụ bé trai 17 tháng tử vong: Làm sao để chấm dứt ‘chạy theo’ sự vụ?
Vụ bé trai 17 tháng tuổi P.T.Đ tử vong do bị bảo mẫu tại một cơ sở trông trẻ bạo hành trên địa bàn xã Vạn Điểm (H.Thường Tín, Hà Nội), một lần nữa lại khiến dư luận lo ngại về nguy cơ mất an toàn từ những nhóm trẻ hoạt động manh mún.
Thiếu trường lớp, phụ huynh phải gửi con vào nơi không an toàn
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại nơi xảy ra vụ việc, người dân tuy hoảng hồn nhưng cũng khẳng định với những trẻ dưới 2 – 3 tuổi thì không có nhiều lựa chọn để gửi con vào cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) công lập hoặc các trường tư tốt hơn. Thực tế cho thấy, các nhóm lớp mầm non xuất hiện và hoạt động “chui” chủ yếu ở các địa bàn có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX), hoặc nơi có tốc độ đô thị hóa quá nhanh.
Bên trong lớp học cơ sở mầm non “chui” mà bảo mẫu bạo hành bé trai 17 tháng tuổi đến tử vong. Ảnh ĐÌNH HUY
Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD-ĐT H.Mê Linh (Hà Nội), chia sẻ vì nhu cầu gửi trẻ của công nhân ở địa bàn này cao nên việc quản lý các nhóm lớp mầm non tư thục càng phải thắt chặt hơn. “Nếu quản lý chặt thì cơ sở chưa được cấp phép khó có thể hoạt động được. Chúng tôi đang tham mưu cho UBND huyện ra chỉ thị riêng về vấn đề này”, ông Hậu nói. Ông Nguyễn Như Ý, Trưởng phòng GD-ĐT H.Thường Tín, nơi xảy ra vụ việc, thì khuyến cáo người dân nên tìm hiểu về cơ sở giữ trẻ trước khi gửi con. Tuyệt đối không gửi con ở những cơ sở “chui” như vừa qua để tránh những chuyện tương tự.
Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với GDMN tại KCN, KCX của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội công bố cuối năm 2022, cũng chỉ ra rằng hệ thống các cơ sở GDMN chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều cơ sở GDMN chất lượng còn rất hạn chế. Việc xây dựng cơ sở GDMN ngoài công lập còn gặp nhiều khó khăn. Do thiếu trường, lớp mầm non, con em công nhân không vào học được tại các cơ sở GDMN tư thục chất lượng vì học phí cao, nhiều phụ huynh phải gửi trẻ tại các nhóm, lớp mầm non tư thục chưa được cấp phép không bảo đảm điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ
Khởi tố, bắt giam 2 bảo mẫu An – Lành trong vụ “bé trai 17 tháng tuổi”
Đề nghị thông báo công khai, xử lý dứt điểm
Ngày 6.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết sau vụ việc đau lòng khiến bé trai 17 tháng tuổi tử vong, ông đã ký văn bản yêu cầu UBND các quận, huyện thực hiện tốt việc phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương, chỉ đạo phòng GD-ĐT phối hợp với UBND xã, phường… kiểm tra, giám sát cơ sở GDMN thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT, quy chế chuyên môn. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của UBND xã, phường trong việc quản lý cấp phép và kiểm tra sau cấp phép đối với các cơ sở GDMN độc lập loại hình dân lập và tư thục, xử lý dứt điểm các vi phạm, thông báo công khai để nhân dân và cha mẹ được biết.
Cũng theo văn bản trên, Sở GD-ĐT yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở GDMN độc lập đã được cấp phép, phát huy vai trò của nhân dân, tổ chức đoàn thể trên địa bàn trong việc phát hiện kịp thời các cơ sở GDMN hoạt động trái quy định để xử lý nghiêm. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng tiếp tục đề nghị UBND các quận, huyện ưu tiên quỹ đất, xây dựng trường mầm non, đặc biệt quan tâm đến KCN, KCX, khu đô thị phát triển, tăng tỷ lệ huy động trẻ em độ tuổi nhà trẻ đi học.
Chỗ ngủ của các cháu bé của cơ sở mầm non “chui”. Ảnh ĐÌNH HUY
Chấp nhận sự tồn tại của nhóm lớp nhưng phải quản lý chặt
Trở lại vụ việc ở H.Thường Tín, điều khiến dư luận băn khoăn là nếu nói nhóm trẻ hoạt động “chui” thì không đúng vì họ tuyển sinh, đón trẻ, trông trẻ rất công khai, người dân sinh sống trên địa bàn ai cũng biết thì không thể nói chính quyền địa phương không biết.
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 6.3, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD-ĐT), cho biết hiện Bộ đang chờ TP.Hà Nội báo cáo về vụ việc này. Tuy nhiên, ông Minh nêu quan điểm không thể vì một số vụ việc xảy ra ở các nhóm lớp mầm non tư thục mà phủ nhận sự tồn tại của các nhóm lớp mầm non tư thục độc lập. “Chấp nhận nhưng cũng không thể vì thế mà buông lỏng quản lý”, ông Minh nhấn mạnh.
Vụ trưởng Minh cũng nhắc lại những chính sách hỗ trợ hiện hành và tiếp tục sẽ có những chính sách hỗ trợ hơn nữa trong thời gian tới. “Quan điểm là quản lý thì phải chặt nhưng phải có chính sách hỗ trợ phù hợp, chấp nhận sự tồn tại của các nhóm lớp mầm non tư nhưng phải làm thế nào để nâng cao chất lượng, đảm bảo sự an toàn cho trẻ”, ông Minh khẳng định.
Toàn quốc có 15.401 trường mầm non
Theo Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2021 – 2022, toàn quốc có 15.401 trường mầm non (bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non), 15.385 cơ sở GDMN độc lập (bao gồm nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập). Tổng số cơ sở GDMN trên toàn quốc là 30.786 (bao gồm trường mầm non và cơ sở GDMN độc lập).
Trên thực tế, hệ thống văn bản khá đầy đủ nhưng tại sao lại có nhiều vụ việc ở các cơ sở mầm non tư thục thì cơ quan quản lý mới phát hiện ra cơ sở đó hoạt động “chui”? Ông Minh cho rằng, với hơn 5 triệu trẻ, cơ sở mầm non rất đa dạng các loại hình, nếu xét về tỷ lệ thì rất ít và giảm rất nhiều so với trước đây, nhưng tính chất của vụ việc như vừa qua thì đặc biệt nghiêm trọng. “Vụ việc đau lòng như vừa xảy ra ở Hà Nội thì phải thắt chặt quản lý. Chế tài thì có rồi nhưng các địa phương phải xử lý nghiêm. Xử lý phải có sức răn đe, ngoài những đối tượng trực tiếp thì cũng phải xử lý trách nhiệm quản lý, để các địa phương làm tốt hơn”, ông Minh nói.
Điều dư luận quan tâm là làm thế nào để tránh quản lý, chấn chỉnh chạy theo từng sự vụ. Trả lời câu hỏi này, vụ trưởng Nguyễn Bá Minh cho rằng: “Bộ GD-ĐT không chạy theo từng sự vụ. Đến thời điểm này hệ thống văn bản liên quan đến quản lý GDMN cả công lập và ngoài công lập… đã được ban hành khá đầy đủ và chặt chẽ. Còn những trường hợp xảy ra mang tính cá biệt thì quan điểm của Bộ GD-ĐT là yêu cầu địa phương báo cáo diễn biến và cách thức xử lý, nếu xử lý chưa nghiêm, chưa đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật thì Bộ mới nhắc nhở, chấn chỉnh. Không phải cứ xảy ra sự vụ thì Bộ lại ra một văn bản chỉ đạo”.
Theo ông Minh, Bộ GD-ĐT đang chờ xem động thái xử lý của Hà Nội sau vụ việc này ra sao. “Như trên tôi đã nói, không chỉ xử lý những đối tượng trực tiếp gây ra cái chết của cháu bé mà còn phải xử lý những đối tượng có trách nhiệm quản lý các cơ sở GDMN trên địa bàn. Tất nhiên, nếu xử lý không nghiêm thì Bộ sẽ có ý kiến”, ông Minh nói.
Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
Chiều 21/12, Đoàn công tác Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý các khu chế xuất, Khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao và đại diện một số địa phương về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi làm việc.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan, trong quá trình triển khai thực hiện, các cấp ủy Đảng xác định rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp. Điều này cũng đã tác động mạnh đến nhận thức của chủ doanh nghiệp và người lao động; đồng thời nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực quan hệ lao động.
Thành phố đã ban hành nhiều giải pháp và phát huy hiệu quả tích cực, cải thiện một bước vấn đề nhà ở, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người lao động ngày càng tốt hơn; ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp tốt hơn, giảm thiểu được số vụ vi phạm pháp luật lao động, góp phần đảm bảo quyền lợi công nhân, người lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện việc thành lập công đoàn, ký thỏa ước lao động tập thể, đăng ký thang bảng lương, nội quy lao động... ngày càng tăng.
Về thị trường lao động, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Nguyễn Văn Lâm chia sẻ những bước phát triển của thành phố. Theo đó, quan hệ lao động cơ bản được bảo đảm ổn định và có tiến bộ; đình công có xu hướng giảm rõ rệt cả về số cuộc, số người tham gia và thời gian xảy ra. Phần lớn các cuộc ngừng việc tập thể với sự tham gia của nhiều ban ngành tham vấn, trung gian hòa giải, giải quyết nhanh, không để kéo dài làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, những tháng cuối năm 2022, tại Thành phố, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng đã diễn ra đối với một số ngành dẫn đến việc cắt, giảm lao động, thiếu việc làm ở một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu giày da, may mặc, chế biến đồ gỗ... Số doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng khá nhiều, song số lao động bị mất việc là 6,3 nghìn so với 2,8 triệu lao động toàn thành phố là không lớn.
Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp vừa đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động gắn liền với việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Đồng thời, thành phố triển khai cung cấp các dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề miễn phí. Nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mặt hàng thiết yếu, thương mại dịch vụ như chế biến lương thực thực phẩm; hóa dược, nhựa; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giao nhận hàng hóa... đang đẩy mạnh tuyển dụng với nhiều vị trí, công việc.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc.
Qua báo cáo và dự báo tình hình lao động trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của các sở, ngành, đơn vị, chính quyền địa phương đã kịp thời đưa ra các phương án hỗ trợ, giải quyết, đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động. Thứ trưởng nhấn mạnh việc chủ động phối hợp giữa các cấp ngành, địa phương, thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động đã góp phần ổn định thị trường lao động trong giai đoạn khó khăn chung của cả nước.
Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề xuất Thành phố quan tâm đến việc người lao động về quê ăn Tết; việc quay trở lại của người lao động để hạn chế tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất kinh doanh trong dịp đầu năm. Thành phố cần chú trọng hơn nữa trong việc xây dựng quan hệ lao động bởi ngày càng nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các hiệp định thương mại luôn quan tâm đến quan hệ lao động; xu hướng phát triển thị trường lao động, công tác chăm lo cho người lao động...
Đặc biệt, trong giai đoạn cuối năm, Thành phố cần tăng cường kết nối dịch vụ việc làm, đào tạo lại, việc tuyển dụng của các doanh nghiệp; cần chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện các vấn đề về lương, thưởng Tết; tập trung khảo sát, tìm hiểu rõ về nhu cầu của người lao động bị mất việc làm, lao động trẻ; đôn đốc người sử dụng lao động có trách nhiệm người lao động trong việc chi trả lương, thưởng, các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, các cơ quan chức năng dự báo các vấn đề phát sinh về quan hệ lao động trong dịp Tết; rà soát, nắm bắt cụ thể lao động khu vực phi chính thức, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ; lao động nước ngoài... nhằm đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới.
Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối năm 2022, toàn thành phố có 248.897 doanh nghiệp, với tổng hơn 2,8 triệu lao động; trong đó doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp là 1.568 đơn vị, với hơn 333.000 lao động.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đã đi khảo sát, nắm bắt tình hình, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tỷ Hùng (quận Bình Tân) và Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư thương mại Thành Công (quận Tân Phú).
Rủ nhau ra ao cá chơi, hai em nhỏ tử vong do đuối nước Chiều 16/6, ông Hoàng Xuân Thắng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến hai em Y Miên và Y Xấu Xí (cùng 5 tuổi, trú thôn Kon Hnông) tử vong. Khu vực ao cá tại thôn Kon...