Từ vụ bé gái tử vong do chó ngao cắn, cảnh giác với mối nguy hại khi nuôi thú cưng
Không thể phủ nhận được điểm tích cực mà những con vật nuôi mang lại cho chủ nhân của chúng song cũng tiềm tàng những ẩn họa khôn lường mà câu chuyện chó ngao Tây Tạng cắn bé gái 8 tháng tuổi tử vong gây xôn xao vừa qua là một ví dụ.
Ngoài ra, chúng còn có thể là nguyên nhân của nhiều mối nguy hiểm khôn lường khác cho sức khỏe người nuôi.
1.Bệnh dại
Virus này lây nhiễm vào hệ thống thần kinh trung ương của cả động vật và người, có thể gây tử vong. Để ngăn ngừa bệnh dại, hãy đưa thú nuôi của bạn đi tiêm vắc xin bệnh dại và tránh xa các động vật hoang dã.
2. Dị ứng
Khi chó, mèo gãi hay rũ lông là bụi trong lông và cả những sợi lông của chúng sẽ bay ra, bám lại trên thảm, các vật dụng trong nhà. Từ đó dễ dàng gây ra di ứng đối với những người mẫn cảm.
3. Giun sán
Video đang HOT
Vật ký sinh trên chó mèo cũng có thể trở thành nguyên nhân gây rất nhiều loại bệnh. Một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là giun. Giun sán có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, đau cơ khớp, thiếu máu, phát ban nổi mụn ngoài da.
Bạn rất dễ nhiễm giun khi bế chó mèo, rửa tay không kỹ khi tắm cho chó mèo hoặc dọn chất thải cho chúng khiến trứng giunđược đưa vào cơ thể…
4. Herpes mảng tròn
Herpes mảng tròn là một bệnh do nấm gây ra, tạo ra những phát ban đóng vảy, đỏ, tròn trên da hoặc một mảng hói trên da đầu. Những vật nuôi nhỏ thường dễ làm lây bệnh này cho người hơn là chó hoặc mèo trưởng thành.
Bạn có thể dễ dàng bị nhiễm herpes mảng tròn khi chạm vào những vật nuôi bị bệnh hoặc thậm chí là chạm vào chăn hoặc khăn của vật nuôi. Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với đất có lẫn phân của vật nuôi nhiễm bệnh.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh herpes mảng tròn là rửa tay sạch sẽ ngay sau khi bạn vuốt ve thú cưng. Và đeo găng tay khi bạn làm vườn hoặc dọn phân của thú cưng.
5. Nhiễm Toxoplasmosis
Toxoplasmosis là nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm. Bệnh xảy ra khi bạn bị nhiễm toxoplasmosis – Toxoplasma gondii, loài ký sinh trùng phổ biến ở vật nuôi, đặc biệt là mèo.
Bệnh có thể gây ra các triệu chứng giống cúm nhẹ, nhưng có thể có các biến chứng lớn hơn nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai vì nguy cơ cao gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Với căn bệnh này, quy tắc tốt nhất là phòng ngừa bằng cách vệ sinh cho mèo hàng ngày, sử dụng găng tay nếu cần, và tránh tiếp xúc trực tiếp với phân động vật. Ngoài ra, hãy chắc chắn rửa tay thật kỹ sau khi làm vườn.
6. Nhiễm khuẩn Salmonella
Salmonella là một loại vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, gây ra các bệnh như thương hàn, phó thương hàn, nhiễm trùng máu, ngộ độc thực phẩm.
Rất nhiều người nghĩ khuẩn này chỉ có trong các loại thịt nấu chưa chín kỹ. Thực tế, động vật có thể gây ra bệnh này. Khuẩn Salmonella có trong phân động vật. Khuẩn vẫn tồn tại khi ở môi trường bên ngoài và có thể bám trên lông của chúng.
Nếu không rửa tay sau khi chạm vào một con vật bị nhiễm bệnh, vi khuẩn có thể xâm nhập cơ thể bạn. Để giảm nguy cơ, bạn hãy rửa tay kỹ, nhất là sau khi tiếp xúc với phân động vật.
Theo Danviet
Bé trai 10 tuổi bị chó cắn nát tay khi đang cho chó nhà ăn
Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân 10 tuổi đến từ Hưng Yên bị chó nhà cắn nát tay. Cháu bé bị chó cắn khi cho chó nhà ăn.
Một phần cánh tay của cháu bé bị chó cắn- Ảnh từ FB BS. Ngô Đức Hùng
Thông tin được cảnh báo từ Facebook BS. Ngô Đức Hùng (Hung Ngo), Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai.
BS. Hùng cho biết: "Hôm nay (22/7) một cháu bé 10 tuổi được người nhà đưa đến Khoa cấp cứu trong tình trạng chó nhà cắn nát tay, có cả vết thương sau gáy, cháu bé bị mất nhiều máu, vết thương sâu đến tận xương. Sau khi cấp cứu bệnh nhân đã được chuyển sang khoa ngoại để các bác sĩ theo dõi và tiếp tục điều trị."
Ba ngày trước tại BV Việt Đức một cháu bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội bị chó ngao Tây Tạng cắn tử vong.
Đặc biệt cần lưu ý, trong những năm gần đây bệnh dại đang quay trở lại. Cách đây hơn 1 tháng, 1 bác sĩ thú y trẻ tại Hà Nội tử vong vì bệnh dại do bị chó dại cắn nhưng không tiêm phòng.
Theo BS. Hùng, thời gian gần đây tai nạn do vật nuôi cắn đặc biệt là chó bắt đầu xuất hiện nhiều. Hiện nay nhiều gia đình ở các thành phố lớn theo trào lưu nuôi chó dữ làm cảnh, ra đường không rọ mõm gây sợ hãi và nguy hiểm cho người đi đường.
Theo BS. Hùng, người dân có thể nuôi chó nhưng phải tiêm phòng đầy đủ, chó phải được thuần dưỡng, đặc biệt là không được nuôi giống chó dữ, nhất là những gia đình có trẻ em. Khi đưa chó ra ngoài phải rọ mõm để không cắn người.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó cắn, không nặn bóp, bôi dầu hỏa hoặc các chất kích thích hoặc đắp lá vào vết thương. Người bị chó cắn phải đến ngay các điểm tiêm vắc xin phòng dại để được khám, xử lý vết thương theo quy trình khi bị súc vật cắn.
Bệnh nhân sẽ được tư vấn tiêm vắc xin dại hoặc tiêm cả huyết thanh kháng dại để phòng bệnh dại. Người bị chó mèo cắn phải rửa ngay vết thương và đi khám, tiêm vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt.
Theo_2Sao
Trường hợp nào người nuôi chó phải chịu trách nhiệm hình sự? Mới đây, vụ việc cháu bé 8 tháng tuổi ở Đội Cấn (Hà Nội) bị con chó ngao Tây Tạng cắn dẫn đến tử vong khiến dư luận hoang mang và không khỏi xót xa bởi đây là con chó nhà nuôi... Chó là loại động vật rất thông minh, trung thành và rất biết giữ nhà nên được nhiều gia đình chọn...