Từ vụ 2 tài xế dùng ô tô húc nhau: Phương tiện dùng để hủy hoại tài sản có bị tịch thu?
Từ vụ 2 tài xế dùng ô tô húc nhau, nhiều độc giả thắc mắc, hành vi “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” của người khác thì bị xử lý thế nào?
Phương tiện được sử dụng thực hiện hành vi vi phạm có bị tịch thu hay không?
Ngày 22/11, Công an TP.Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) đang điều tra làm rõ vụ cố ý làm hư hỏng tài sản xảy ra tại ngã tư đường Nguyễn Văn Linh giao với đường Nguyễn Hữu Thọ (thuộc phường Phước Hiệp, TP.Bà Rịa) tối 20/11.
Hiện trường vụ việc (Ảnh cắt từ clip)
Thông tin ban đầu, do có mâu thuẫn từ trước nên khi đi đến ngã tư Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Văn Linh, nữ tài xế P.H.B.T (SN 1992, ngụ huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đã điều khiển ô tô biển số 60A tông vào đuôi ô tô Lexus biển số 72A do N.Đ.K (ngụ TP.Bà Rịa) điều khiển.
Vì bị tông nên K. quay đầu xe tông trực tiếp vào đầu xe T. Sau đó, cả hai điều khiển xe rời khỏi hiện trường. Hậu quả 2 xe ô tô bị hư hỏng.
Video đang HOT
Liên quan tới vụ việc, một đoạn clip ghi lại một phần diễn biến vụ việc cho thấy, xe Lexus biển số 72A liên tục lùi, sau đó tiến lên tông vào đầu ô tô 5 chỗ biển số 60A khiến đầu xe cả 2 ô tô hư hỏng. Tài xế xe Lexus sau đó đánh lái rẽ sang phải rời đi.
Từ vụ việc trên, nhiều độc giả thắc mắc, hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì bị xử lý thế nào? Phương tiện thực hiện hành vi vi phạm có bị tịch thu hay không?
Trao đổi với PV về thắc mắc trên, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, tùy vào mức độ, tình tiết vi phạm mà người có hành vi “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” của người khác sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Theo luật sư Kiên, trong trường hợp, cơ quan chức năng xác định, hành vi “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” của người khác chỉ dừng lại ở mức độ vi phạm hành chính, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính số tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng theo quy định tại điều 15, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP (Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình).
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả bằng việc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
“Như vậy, theo quy định của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, nếu người vi phạm sử dụng ô tô làm phương tiện hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cá nhân, tổ chức thì có thể bị tịch thu phương tiện”, luật sư Kiên phân tích.
Về xử lý hình sự, luật sư Kiên cho biết, Bộ luật Hình sự hiện hành quy định xử lý tội “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” tại điều 178.
Cụ thể, Bộ luật Hình sự nêu rõ, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp như đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này (điều 178, Bộ luật Hình sự) mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ… thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
“Người phạm tội “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” có thể bị phạt tù từ 2 tới 7 năm nếu thuộc các trường hợp như: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; Tái phạm nguy hiểm…
Phạm tội gây thiệt hại tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Phạm tội gây thiệt hại tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”, luật sư Kiên cho biết.
Thừa Thiên - Huế: Cháy xe khách trên cao tốc, 29 người thoát chết
Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang làm rõ nguyên nhân cháy xe khách trên cao tốc La Sơn - Túy Loan.
Ngày 13.8, tin từ Khu quản lý Đường bộ 2 (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết đang phối hợp lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế làm rõ nguyên nhân vụ cháy xe khách khi xe đang lưu thông trên cao tốc La Sơn - Túy Loan.
Hiện trường vụ cháy xe khách. Ảnh N.X
Theo thông tin ban đầu, khoảng 2 giờ 20 sáng nay 13.8, xe khách BS 11B - 003.63 chạy hướng Bắc - Nam trên cao tốc La Sơn - Túy Loan, khi đến địa phận xã Hương Lộc, H.Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) thì bốc cháy.
Lúc này, trên xe có tất cả 29 người, trong đó có 26 hành khách.
Phát hiện sự việc, tài xế nhanh chóng dừng xe, cho tất cả hành khách rời khỏi hiện trường. Ngọn lửa sau đó bốc cháy dữ dội, làm hư hỏng thân xe, hành lý và nhiều tài sản; rất may không gây thiệt hại về người.
Nhận được tin báo, lực lượng CSGT và PCCC Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng chính quyền địa phương đến hiện trường, khẩn trương dập lửa, cứu nạn, đồng thời phân luồng giao thông, điều tra nguyên nhân sự việc.
Đến sáng 13.8, tất cả hành khách đã được hỗ trợ để tiếp tục di chuyển. Nguyên nhân vụ cháy xe khách đang được lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế làm rõ.
Cháy cửa hàng thời trang, 1 phụ nữ tử vong Vụ cháy khiến người phụ nữ 62 tuổi tử vong, 2 người bị thương, tài sản trong tiệm gần như bị thiêu rụi. Sáng nay (7-8), một lãnh đạo thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh xác nhận vừa xảy ra vụ cháy nghiêm trọng tại cửa hàng thời trang trên địa bàn. Hiện trường vụ cháy (Ảnh: GD) Theo...