Tử vong sau khi ăn tiết canh từ lợn nhà
Một người đàn ông 43 tuổi đã tử vong vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn tiết canh vào ngày 28 Tết
Ăn lợn nhà nuôi vẫn mắc bệnh
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết bệnh nhân này đến từ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Ngày 28 tết, gia đình bệnh nhân mổ một con lợn (do gia đình tự nuôi) để liên hoan tất niên, trong đó có làm món tiết canh.
Sau khi ăn tiết canh được 1 ngày, bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài phân lỏng vài lần trong ngày, sốt, rét run. Đến tối 29 Tết, khi đã mệt lả, gia đình đưa bệnh nhân đến trạm y tế xã khám rồi được chuyển lên bệnh viện tỉnh cấp cứu vì huyết áp tụt.
Tiết canh là món khoái khẩu của nhiều người nhưng lại là ổ chứa vi khuẩn gây bệnh
Sau khi được cấp cứu tại bệnh viện tỉnh Thái Bình, bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng huyết áp tụt không đo được, suy hô hấp, vật vã, lơ mơ, không tiếp xúc được.
Dù đã được điều trị tích cực song do bệnh nhân sốc quá lâu, không nâng được huyết áp, diễn biến ngày càng nặng nên mùng 1 Tết gia đình đã xin ngừng điều trị để đưa về nhà và bệnh nhân tử vong trong ngày.
Điều đáng chú ý là con lợn được mổ liên hoan là lợn khỏe, không ốm đau và cùng ăn tiết canh với bệnh nhân là 5 người khác nhưng không ai bị nhiễm liên cầu khuẩn cùng bệnh nhân này.
Video đang HOT
Bác sỹ Cấp lý giải: Với những con lợn ốm, liên cầu khuẩn có nhiều ở trong máu nên nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn với những người ăn. Nhưng với lợn khỏe, vi khuẩn liên cầu thường trú ngụ trong vùng hầu, họng, da, … khi chế biến tiết canh có thể có sự phân bố không đồng đều, bát có vi khuẩn nhiều, có bát có ít. Nếu ăn phải bát có nhiều vi khuẩn thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Ngoài ra, sức đề kháng và đặc điểm mẫn cảm của từng người cũng là những yếu tố quyết định đến việc nhiễm bệnh hay không.
Theo thống kê, trong dịp tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 6 trường hợp phải vào khám do trước đó có ăn tiết canh, giảm nhiều so với Tết Nguyên đán năm 2013 (do đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo mạnh mẽ).
6 bệnh nhân tử vong do xơ gan
Theo bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, dịp Tết vừa qua, số bệnh nhân nhập viện vì bệnh xơ gan tương đối nhiều (trung bình 8-10 người/ngày), trong đó đã có 6 trường hợp tử vong.
Một bệnh nhân ở huyện Từ Liêm bị xơ gan đang được lọc máu tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: C.Q)
Đây là những bệnh nhân bị xơ gan mãn tính, đã được bệnh viện cho xuất viện về ăn Tết nhưng do sử dụng rượu bia và không có chế độa ăn uống hợp lý nên bệnh tái phát, có trường hợp phải quay lại cấp cứu trong tình trạng rất nặng, có trường hợp bị suy gan cấp, hôn mê.
Tính chung cả dịp Tết bệnh viện đã tiếp nhận trên 100 trường hợp nhập viện trong tình trạng xơ gan, trong đó hiện còn 3 bệnh nhân đang trong tình trạng suy gan cấp cần sử dụng những kỹ thuật đặc biệt để cấp cứu.
Dấu hiệu của bệnh nhân xơ gan là mệt mỏi, chán ăn do chức năng gan suy giảm. Nếu có thêm biểu hiện sốt, nhiễm trùng thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn.
Cẩm Quyên
Theo_VietNamNet
Hiểm họa do ăn tiết canh dịp Tết
Gần 1 tháng nữa đến Tết Nguyên Đán, các chuyên gia Truyền nhiễm lo ngại, nhiều người phải nhập viện, hoại tử chân tay do ăn tiết canh.
Trao đổi với chúng tôi, TS.BS. Lý Ngọc Kính, Viện trưởng Viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, gần như tháng nào bệnh viện cũng tiếp nhận các trường hợp bị nhiễm bệnh liên cầu lợn do ăn tiết canh.
Gần đây nhất là bệnh nhân Nguyễn Văn T. 31 tuổi (Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 29/11 do ăn tiết canh lợn. Anh T. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Sau khi điều trị tích cực, đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định.
Trước đó một tuần, bệnh nhân Trần Văn X. 32 tuổi (Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc, tụt huyết áp. Được biết, bệnh nhân X. đi Ninh Bình công tác, ăn 2 bát tiết canh dê và nhập viện sau đó 4 ngày.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, vào thời điểm cuối năm, người dân có thói quen mổ lợn và làm tiết canh ăn, số người nhập viện cũng nhiều hơn các tháng trong năm. Năm ngoái, trong thời gian nghỉ Tết, bệnh viện cũng tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân do ăn tiết canh.
Đến nay, tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.
Trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn...(Ảnh minh họa)
BS Cấp cho biết, tại các địa phương, vào dịp Tết Nguyên đán, người dân thường có thói quen mổ lợn và đánh tiết canh để liên hoan và nghĩ rằng tiết canh do nhà làm sẽ an toàn. Họ không biết rằng, trong tiết canh sống tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn...Ngoài ra, quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở da, lông dễ dàng xâm nhập vào máu.
Theo BS Cấp, khi mắc liên cầu lợn, bệnh nhân thường sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Bệnh liên cầu khuẩn diễn biến rất nhanh, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.
Bệnh viêm cầu lợn lây từ người sang người có diễn biến nhanh và rất phức tạp. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó nhận biết ngoài việc sốt cao, rét run. Nếu bệnh nhân nhập viện muộn nguy cơ tử vong là rất lớn. Nếu không may mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ phải điều trị dài ngày và chi phí vô cùng tốn kém.
Bệnh nhân bị tổn thương tay do nhiễm liên cầu lợn.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, từ đầu năm tới nay, 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng. Đáng chú ý là hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn đều đã tử vong.
Bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nếu nhập viện muộn có thể tử vong
Các chuyên gia cảnh báo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay. Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng.
Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, khó thở, nổi ban hoại tử trên người... cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và ATTP mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã kêu gọi người dân không nên ăn tiết canh. "Kinh nghiệm 10 năm chống dịch cho thấy, dịp cuối năm, nhất là lễ ông Công ông Táo, bà con ta thường mổ lợn, gà, vịt cúng rồi ăn tiết canh. Mồng 1 liên hoan tiết canh thì ủ bệnh, mồng 5 vào viện, mồng 10 chết. Năm nào cũng phải đợi qua ngày 15 tháng Giêng không thấy báo cáo gì mới yên tâm. Vì vậy, phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để người dân không ăn tiết canh nữa", Bộ trưởng Phát nói.
Theo Khampha
Bộ trưởng Nông nghiệp khuyên không ăn tiết canh Ngày 2/1, tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh. Bộ NNPTNT đừng nên ăn tiết canh Bộ trưởng đã thẳng thắn nói quan điểm của mình: "Kinh nghiệm nhiều năm của chúng tôi cho thấy vào dịp cuối năm, nhất là...