Tử vong do COVID-19 vẫn cao, vì sao?
Tỉ lệ ca COVID-19 tử vong ở bệnh viện đa tầng TP.HCM chiếm 6,8%, tại sao con số này tăng cao trong những ngày qua?
Tỉ lệ bệnh nhân tại tầng 3 (nặng – hồi sức) của Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình (TP.HCM) chiếm 26% trong tổng số bệnh nhân 3 tầng. Tỉ lệ tử vong chiếm 6,8% tổng số ca nhập viện – Ảnh: XUÂN MAI
Số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại TP.HCM những ngày qua luôn duy trì ở mức cao. Riêng ngày gần nhất, hôm 28-11 có 72 ca, trong đó có 10 ca ở các tỉnh khác chuyển đến. Đây là ngày có số ca tử vong cao nhất trong nhiều tuần qua và gần gấp đôi so với những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11.
Tăng ca nhập viện, tăng ca tử vong
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.882 ca, chiếm tỉ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%. Riêng tại TP.HCM, với số ca tử vong cộng dồn đến ngày 28-11 là 17.906 ca trong tổng số 463.990 ca nhiễm, tỉ lệ tử vong chiếm 3,8%.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng tiếp nhận số bệnh nhân COVID-19 nặng ở các tỉnh thành khác chuyển đến, tỉ lệ này chiếm khoảng 12-15% trong tổng số ca COVID-19 tử vong những ngày gần đây tại thành phố.
Theo thống kê của Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình (TP.HCM), trong những tuần gần đây số ca nhập viện tăng, kéo theo số ca tử vong, bệnh nặng và nguy kịch cũng tăng.
Ông Lê Đình Thanh – giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, kiêm giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị đa tầng Tân Bình – nói: “Đây là quy luật tất yếu khi thành phố mở cửa. Bệnh nhân nặng và tử vong tăng do số lượng bệnh nhân nhập viện chung tăng. Hiện tỉ lệ bệnh nặng và tử vong vẫn nằm trong khả năng cho phép”.
Ông Hồ Hữu Đức – phó giám đốc Bệnh viện dã chiến đa tầng Tân Bình (TP.HCM) – cho hay số bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại bệnh viện luôn cao hơn số ca xuất viện. Trong vòng 3 tháng – kể từ khi bệnh viện thành lập, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhân và đã có hơn 340 bệnh nhân tử vong. Tỉ lệ tử vong chiếm 6,8% tổng số ca nhập viện, tuổi tử vong trung bình là 73 (số lượng nam tử vong gấp đôi nữ), chủ yếu mắc bệnh nền.
Video đang HOT
Trong số này có nhiều bệnh nhân nặng nằm điều trị trong thời gian dài nhưng không đáp ứng điều trị, kéo theo ngày nằm viện cao (trung bình khoảng 22 ngày). Tuy nhiên cũng có ít bệnh nhân tử vong trong vòng 24 giờ nhập viện do chuyển viện muộn khi đã rất nguy kịch.
Riêng số ca bệnh nặng tại khoa hồi sức, bác sĩ Đức cho biết luôn duy trì ở mức tối đa là trên 40 ca mà khoa có thể nhận. Nguyên nhân là do bệnh viện nhận tất cả các ca bệnh ở những cơ sở y tế khác chuyển đến, đặc biệt ưu tiên bệnh nhân ở khu vực quận Tân Bình và Phú Nhuận (TP.HCM).
“Do bệnh viện 3 tầng, có khu hồi sức bệnh nhân nặng và tỉ lệ bệnh nhân ở đây chiếm đến 26% trong tổng số 3 tầng nên tỉ lệ bệnh nhân tử vong cao, chiếm 6,8%” – bác sĩ Đức giải thích.
Theo bác sĩ Đức, việc thêm một bệnh nhân cần hồi sức thì kéo theo nhiều vấn đề, từ cần có thêm phương tiện đến con người theo dõi, chăm sóc. Trong khi đó yếu tố tinh thần của các y bác sĩ phụ trách khu hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng rất quan trọng, quyết định một phần chất lượng điều trị, kéo giảm tỉ lệ tử vong.
“Nếu khu này quá tải bệnh nhân nặng, buộc nhân viên y tế phải làm nhiều hơn. Họ thường rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, cảm giác vô dụng khi không cứu chữa hết được bệnh nhân. Do đó, nếu không “kìm” số ca bệnh nặng thì chất lượng điều trị và tinh thần các y bác sĩ ở khu hồi sức sẽ bị ảnh hưởng, thêm bệnh nhân không qua khỏi” – bác sĩ Đức bộc bạch.
Thiếu thuốc phân bổ các nơi?
Số ca mắc mới COVID-19 cả nước đã tăng nhanh, số ca tử vong cũng tăng mạnh: 24-11 là 125; 25-11 là 164 ca; 26-11 là 137 ca; 27-11 là 148 ca; 28-11 là 190 ca, trong khi đầu tháng 11 con số này luôn giữ dưới 100 ca/ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ số mắc tăng cao trong những ngày gần đây đã kéo theo số tử vong tăng. Chuyên gia này nhận định hiện mỗi ngày ghi nhận 11.000 – 13.000 ca mắc, nhưng thực tế mỗi ngày có 20.000 – 30.000 ca mắc mới, còn một lượng ca mắc chưa được ghi nhận do người nhiễm không có biểu hiện lâm sàng nên không được phát hiện.
Và với người tiêm vắc xin Pfizer thì hiệu lực bảo vệ là 97,5%, như vậy vẫn còn 2,5% đã được tiêm nhưng chưa được bảo vệ. Các vắc xin khác cũng có một tỉ lệ “lọt”, đã tiêm nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh và có nguy cơ diễn biến nặng.
Ngoài ra, có những tỉnh thành số lượng bệnh nhân tăng nhanh, sử dụng hết cơ số giường hiện có (kể cả giường bệnh ở tầng 3), không loại trừ quá tải dẫn đến thiếu hụt chăm sóc trong khi COVID-19 là bệnh hô hấp, diễn biến rất nhanh.
Ngoài ra, thuốc kháng virus, loại thuốc có tác dụng ngăn chặn diễn biến nặng đang được sử dụng tại 36 tỉnh thành trong chương trình điều trị có kiểm soát, thì thời gian gần đây số lượng cấp phát cho các tỉnh thành hạn chế, như TP.HCM đề nghị cấp 100.000 liều nhưng thực tế được cấp chỉ 5.000 liều.
Bộ Y tế đã có kế hoạch thay đổi loại thuốc để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng thuốc cho điều trị, nhưng cần xem xét xem số lượng thuốc kháng virus và các thuốc điều trị đã được cung ứng khác có kịp so với số lượng bệnh nhân gia tăng hay không, từ đó làm rõ nguyên nhân gia tăng số ca tử vong để kịp thời điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch.
Bệnh viện đa tầng COVID-19 Tân Bình được “tiếp sức”
Sở Y tế TP.HCM đã cử lực lượng hỗ trợ Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình, gồm 4 bác sĩ và 16 điều dưỡng thuộc Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện quận Phú Nhuận. Với nguồn nhân lực mới sẽ giúp giảm tải áp lực 3 tầng điều trị của bệnh viện.
Những ngày trước, bệnh viện này từng gặp nhiều khó khăn khi thiếu nhân lực. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tất cả các giường bệnh từ hồi sức bệnh nặng, trung bình, nhẹ đến cấp cứu ở bệnh viện đều kín bệnh nhân. Dọc hành lang khu D phải kê thêm nhiều giường xếp cho bệnh nhân bệnh nhẹ nằm.
Toàn TP Huế tầm soát nhanh trên diện rộng để bóc tách F0
Toàn bộ TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) trong một tuần tới sẽ tầm soát trên diện rộng để bóc tách các F0 cộng đồng.
Tối 29/11, theo thông tin Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh thừa Thiên Huế thông tin, sẽ tầm soát dịch bệnh diện rộng 9 phường, xã có nguy cơ cao ở thành phố Huế.
Hình thức sẽ được tổ chức theo kiểu lấy mẫu chung 3 lần vào các ngày 30/11, 2/12 và 5/12.
Ngoài ra, Trung tâm Y tế thành phố Huế chỉ đạo các trạm y tế phường, xã, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện kế hoạch tuần cao điểm tầm soát Covid-19; lấy mẫu test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, mẫu gộp 3 theo hộ gia đình.
Các phường, xã tại TP Huế tăng cường tuyên truyền, vận động người dân hạn chế đi lại, tập trung đông người, thực hiện quét mã QR, biện pháp 5K; hướng dẫn người dân tự thực hiện test nhanh tại nhà.
Nhấn để phóng to ảnh
Xét nghiệm Covid-19 cán bộ công viên chức huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh: CTV).
Cơ sở y tế, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ, siêu thị, bến xe, nơi tập trung đông người chủ động tiến hành xét nghiệm tầm soát bằng test nhanh kháng nguyên cho cán bộ, nhân viên, người lao động của đơn vị, người bán hàng; khuyến khích áp dụng xét nghiệm tầm soát đối với những người đến giao dịch, công tác, hội họp tại đơn vị...
Trong tuần cao điểm tầm soát Covid-19, TP Huế khuyến khích người dân hạn chế ra khỏi nhà. Các cơ sở, đơn vị hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người.
Từ ngày 21-28/11, số F0 phát hiện mới trên địa bàn tỉnh là 925 ca, tập trung nhiều ở thành phố Huế với 596 ca.
Một số địa bàn thuộc các phường Phú Hậu, Thuận Hòa, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Thuận Lộc và xã Phú Thanh, Phú Dương, Phú Mậu (thành phố Huế) đang là "vùng đỏ" với cấp độ dịch cấp 4 tương ứng nguy cơ rất cao.
Trong ngày 29/11, ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế yêu cầu các lực lượng, địa phương cần có biện pháp mạnh và đồng loạt, tập trung kiểm soát nguồn lây, đánh giá được nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để giảm tỷ lệ F0, đặc biệt là F0 trong cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị trong 3 ngày tới, các địa phương phải sẵn sàng, đảm bảo số lượng kit test nhanh để triển khai tầm soát diện rộng và huy động lực lượng xét nghiệm phát hiện nhanh F0 trong cộng đồng. Ngành y tế đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho người dân với phương châm "có vaccine đến đâu, tiêm ngay đến đó".
Tính đến chiều tối 29/11, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ghi nhận 3.210 ca mắc Covid-19; trong đó 1.710 người được điều trị khỏi, 5 ca tử vong, đang điều trị 1.495 ca. Riêng trong ngày có 119 ca mắc mới, trong đó có 78 ca cộng đồng, 22 ca là F1 đang thực hiện cách ly tại nhà, trong số này có nhiều ca ở TP Huế.
Triệu chứng của biến chủng Omicron có gì khác biến thể Delta? Omicron là biến thể nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân nhiễm biến chủng này có triệu chứng khác với biến thể Delta là cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng, đau đầu và đau nhức cơ thể. Tiến sĩ Angelique Coetzee, một trong những người đầu tiên nghi ngờ về một chủng coronavirus mới và là Chủ tịch Hiệp hội Y...