Từ trường Trái Đất biểu hiện bất thường: ‘Địa ngục’ 5000 độ trong lòng đất ‘có bệnh’?
Việc từ trường có ‘biểu hiện lạ’ đã đặt ra cho giới địa vật lý câu hỏi cấp bách: Từ trường Trái Đất sắp đảo chiều?
Lõi ngoài của Trái Đất có nhiệt độ trên 5.000 độ C. Ảnh minh họa: Internet
Ở độ sâu gần 3.000 km dưới lòng đất là ‘địa ngục’ kim loại lỏng nóng chảy hàng nghìn độ C của Trái Đất. Giới khoa học gọi đó là lõi Trái Đất, phần nóng nhất trên hành tinh của chúng ta.
Nhờ có ‘địa ngục’ nóng hơn 5.000 độ C này, Trái Đất mới có được từ trường (tồn tại từ trong lòng Trái Đất đến không gian rộng lớn bao quanh Trái Đất), mang đến cho con người mọi thứ: Từ chiếc la bàn để định hướng đến việc trở thành ‘tấm khiên’ khổng lồ, vô hình, bảo vệ địa cầu và sự sống của nó khỏi gió Mặt Trời, các tia vũ trụ có sức phá hủy khủng khiếp.
Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi giới khoa học lên tiếng cảnh báo hồi đầu năm 2019 khi họ nhận thấy từ trường có biểu hiện bất thường: Cực từ phía Bắc đang di chuyển rất nhanh về phía Siberia.
Trong khi các nhà vật lý học đang chuẩn bị đưa ra mô hình cập nhật từ trường Trái Đất 5 năm một lần thì việc từ trường di chuyển kỳ lạ như vậy đã đặt ra cho giới vật lý câu hỏi cấp bách: Liệu từ trường Trái Đất có chuẩn bị đảo chiều?
01.Từ trường và đảo cực địa từ
Hiểu về ‘tấm khiên’ bảo vệ sự sống của Trái Đất
Từ trường Trái Đất đảo chiều (còn gọi là đảo cực địa từ) là sự thay đổi hướng (vị trí Bắc từ và Nam từ thay đổi cho nhau) của từ trường Trái Đất.
Giới khoa học phân tích:
Trạng thái từ tính của hành tinh chúng ta thay đổi liên tục. Chu kỳ cho mỗi lần đảo cực địa từ trung bình là 450.000 năm (hoặc hơn) diễn ra một lần. Mỗi một lần từ trường đảo cực diễn ra thường kéo dài từ 1 thế kỷ đến 10 thế kỷ (cụ thể là từ 1.000 năm đến 10.000 năm).
Theo công trình khoa học công bố trên Tạp chí khoa học Science Advances do Giáo sư khoa học địa chất Brad Singer thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) là tác giả chính thì đảo cực địa từ diễn ra gần đây nhất có tên đảo ngược Brunhes-Matuyama, diễn ra cách đây 780.000 năm vào giữa kỷ Đệ tứ.
Từ trường là ‘tấm khiên’ bảo vệ sự sống của Trái Đất. Ảnh: Roen Kelly/Discover Magazine
Video đang HOT
Nghiên cứu mới nhất về từ trường của tập thể các tác giả cho hay, việc phân tích kết hợp các mẫu dung nham, trầm tích đại dương và lõi băng cho phép các nhà khoa học có thể theo dõi tiến trình của sự đảo ngược từ trường Trái Đất này chính xác hơn và chứng minh rằng mô hình của nó dài hơn và phức tạp hơn so với đề xuất của các mô hình trước đó.
Nếu như các nghiên cứu trước đây cho rằng, tất cả các lần từ trường đảo cực đều trải qua 3 giai đoạn trong khoảng thời gian không quá 9.000 năm, thì nhóm của giáo sư Brad Singer phát hiện ra quá trình đảo cực phức tạp hơn nhiều, quá trình này mất 22.000 năm để hoàn thành.
Giáo sư Brad Singer khẳng định: Hiểu rõ về quá trình đảo cực địa từ đóng vai trò rất quan trọng đối với nền văn minh Trái Đất trong tương lai, vì từ trường dịch chuyển có thể có tác động sâu rộng lên khắp hành tinh chúng ta.
Giáo sư khoa học địa chất Brad Singer, tác giả chính của công trình nghiên cứu về từ trường đảo cực. Nguồn: Geoscience.wisc.edu
Cụ thể, trong quá trình đảo cực địa từ, từ trường sẽ yếu đi. Lưỡng cực từ trường sẽ ’sụp đổ’ chỉ còn 10% sức mạnh bình thường của nó. Sự sụp đổ này có thể gây rắc rối cho sự sống trên Trái Đất. Vì chỉ khi từ trường mạnh mới có thể làm ổn định các phân tử ozone trong bầu khí quyển để tạo thành ‘lớp khiên’ vững chắc bảo vệ hành tinh khỏi bức xạ tia cực tím.
Giáo sư Brad Singer cho biết: Đảo cực địa từ là một trong số ít các hiện tượng vật lý thực sự mang tính toàn cầu. Quá trình này bắt nguồn từ nơi sâu nhất của Trái Đất nhưng lại có tác động lên toàn bộ bề mặt hành tinh chúng ta, cũng như tác động lên bầu khí quyển (từ quyển 1) theo những cách rất quan trọng.
Trước đây, việc xác định đảo cực địa từ dựa trên các ‘vằn từ’ ở các sống núi đại dương, việc kết hợp phân tích ‘vằn từ’ từ các mẫu dung nham, trầm tích đại dương và lõi băng mở ra bước tiến mới trên hành trình tìm hiểu những bí mật diễn ra trong lòng Trái Đất, trong đó có từ trường và sự đảo cực của nó.
Phát hiện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của từ trường Trái Đất, cho phép các nhà khoa học dự đoán được thời gian của đảo cực địa từ tiếp theo.
Giải thích ngắn gọn cho việc xuất hiện từ trường Trái Đất, giáo sư Brad Singer nói: Nguồn gốc từ trường xuất hiện từ lõi Trái Đất. Nhiệt độ hơn 5.000 độ C từ lõi trong khiến sắt tan chảy quanh nó và lưu thông như một nồi nước nóng. Sự chuyển động của kim loại lỏng trong lõi của Trái Đất đã tạo ra từ trường. Khi Trái Đất quay trong, từ trường gần như thẳng hàng với trục quay, tạo ra cực Bắc từ và cực Nam từ.
Trong 2,6 triệu năm qua, từ trường Trái Đất đã đảo cực 10 lần, chưa kể 20 lần gần như đảo cực trong các sự kiện mà khoa học gọi là từ trường chệch hướng hay lệch địa từ.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng, đảo cực địa từ gây ra bởi sự nhiễu loạn trong sự cân bằng giữa vòng quay Trái Đất và nhiệt độ ở lõi Trái Đất, làm thay đổi chuyển động của khối kim loại lỏng khiến từ trường đảo cực. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, quá trình chính xác của từ trường đảo cực vẫn còn nhiều bí ẩn.
02.Từ trường Trái Đất đang suy yếu với tốc độ 5% mỗi thế kỷ
Sau khi công trình nghiên cứu mà nhóm của giáo sư Brad Singer công bố, các nhà khoa học quốc tế đã đưa ra nhiều ý kiến bình luận.
James Channell, nhà địa vật lý của Đại học Florida (Mỹ) cho biết: Phát hiện mới mới đặt ra một vấn đề lớn rằng liệu sự kiện từ trường Trái Đất đảo ngược tiếp theo có phức tạp hơn, với thời lượng kéo dài hơn không? Và ‘biểu hiện lạ’ của từ trường Trái Đất (cực từ phía Bắc đang nhanh chóng trôi về phía Siberia) có phải là dấu hiệu báo trước cho sự kiện đảo cực địa từ tiếp theo?
Chỉ khi từ trường mạnh mới có thể làm ổn định các phân tử ozone trong bầu khí quyển để tạo thành ‘lớp khiên’ vững chắc bảo vệ hành tinh khỏi bức xạ tia cực tím. Ảnh minh họa: Newsweek
Jean-Pierre Valet, chuyên gia thuộc Viện Vật lý Trái đất Paris (Pháp) lại đặt câu hỏi về thời gian đảo cực địa từ. Ông lập luận rằng, toàn bộ quá trình diễn ra đảo cực địa từ có thể dao động từ 13.000 năm đến 40.000 năm (lâu hơn khoảng thời gian mà nhóm của giáo sư Brad Singer đưa ra).
200 năm trở lại đây, từ trường Trái Đất đã suy yếu với tốc độ 5% mỗi thế kỷ. Nếu sự suy yếu này cộng với ‘biểu hiện lạ’ của từ trường ở phía Bắc là dấu hiệu cho thấy từ trường Trái Đất bắt đầu đảo cực thì nó sẽ mang đến nhiều rắc rối cho hành tinh chúng ta.
Đơn cử, nó có tác động nghiêm trọng đến các công nghệ dựa vào vệ tinh bởi khi từ quyển yếu đi các vệ tinh có thể bị phá hủy bởi bức xạ vũ trụ.
Dù cực từ phía Bắc đang di chuyển rất nhanh về phía Siberia thì theo nhận định của giáo sư Brad Singer, từ trường đảo cực chưa có khả năng sẽ xảy ra trong vài thiên niên kỷ tới.
“Dự báo này giúp nhân loại có thể có đủ thời gian để phát triển công nghệ có khả năng ’sống sót’ trước bức xạ vũ trụ. Đến lúc ấy, đừng ngạc nhiên khi bạn nhận thấy la bàn của bạn thay đổi một hoặc hai độ.” – Giáo sư Brad Singer kết luận.
Chú thích:
(1) Từ quyển là vùng không gian bao quanh một hành tinh, được điều khiển bởi từ trường của hành tinh đó.
Chuyển dịch từ: Smithsonian Magazine
Theo Helino
Một em bé sinh ra trên vũ trụ trông sẽ như thế nào? Hóa ra sự khác biệt có thể đến mức được xem là một 'giống loài' mới
Trải nghiệm sinh nở trên vũ trụ hiển nhiên là rất khác, và nhiều rủi ro đến mức chưa người nào dám thử.
Để thực hiện mục tiêu chinh phục những nơi xa hơn trong vũ trụ, một trong những vấn đề khoa học cần quan tâm là khả năng sinh sản của con người. Tuy nhiên dù đã làm thí nghiệm về khả năng sinh sản của động vật ngoài không gian - như kỳ giông, cá, chuột... vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên con người.
Tính đến thời điểm này, số phi hành gia là nữ từng lên vũ trụ có khoảng 60 người, nhưng chẳng ai thụ thai trong suốt chuyến đi, và hiển nhiên cũng không chưa sinh nở được trong điều kiện vi trọng lực.
Nhưng với tham vọng khai phá sâu hơn trong vũ trụ, đến một lúc nào đó con người phải tính đến chuyện sinh nở ở một nơi không phải Trái đất. Và nếu điều đó xảy ra thì sao nhỉ? Một em bé sinh ra trên vũ trụ trông sẽ như thế nào? Và quan trọng nhất là quá trình sinh nở trong điều kiện vi trọng lực có gì khác biệt?
Sự khác biệt khi sinh nở trên vũ trụ
Rõ ràng, sinh nở trên vũ trụ và dưới Trái đất phải khác nhau, và điểm nổi bật nhất là môi trườn vi trọng lực. Từ thí nghiệm trên động vật thì có thể tạm đặt giả thuyết rằng khi không có trọng lực từ Trái đất, người mẹ sẽ gặp khó khăn khi đẩy em bé ra lúc lâm bồn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là những rủi ro người mẹ gặp phải trên vũ trụ sẽ là rất lớn.
Ở môi trường vi trọng lực, khả năng loãng xương sẽ tăng cao. Các nghiên cứu cho thấy phi hành gia loãng khoảng 1% - 2% xương sau mỗi tháng ở ngoài vũ trụ. Nếu mang thai trọn vẹn ngoài không gian, xương chậu của người mẹ có thể rạn nứt khi thời khắc sinh nở xảy đến.
Ngay cả ở dưới mặt đất, các bác sĩ cũng khuyên phụ nữ bị loãng xương nên tránh sinh thường. Vậy nên nhiều khả năng nếu phải sinh nở trên vũ trụ, đó sẽ là một ca sinh mổ.
Chuyện gì sẽ xảy ra với đứa trẻ?
Khoa học đã chứng minh cấu tạo của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách nó được sinh ra, chẳng hạn kích cỡ đầu của chúng ta sẽ bị giới hạn bởi kích cỡ ống sinh của người mẹ. Với việc sinh mổ, các thế hệ sau có thể sở hữu kích thước đầu lớn hơn bình thường, tạo không gian cho não phát triển tốt hơn.
Đó không phải là thay đổi duy nhất, mà ngay cả màu da của đứa trẻ cũng sẽ thay đổi. Cần biết rằng ngoài không gian chúng ta phải hứng chịu nhiều bức xạ vũ trụ độc hại, vậy nên cơ chế tiến hóa có thể yêu cầu tế bào sắc tố để bảo vệ da - như melanin đang bảo vệ con người khỏi tia cực tím vậy.
Có nhiều melanin hơn, nghĩa là làn da tối màu hơn. Vậy nên, nhiều chuyên gia dự đoán rằng các thế hệ người tiếp theo trên vũ trụ sẽ có làn da tối dần theo thời gian. Tuy vậy, những thay đổi này sẽ cần hàng thế kỷ, thậm chí cả ngàn thế hệ phụ nữ sinh nở trong vũ trụ mới trở thành một tính trạng riêng được.
Và xét cho cùng khi đã đến giai đoạn ấy, có lẽ nên xem những người sinh ra ngoài vũ trụ là một giống loài mới thì hơn.
Tham khảo: IFL Science, Business Insider
Theo Helino
16 GB tri thức nhân loại đang chứa trong ống nghiệm nhỏ này Công ty Catalog tin rằng các phân tử sinh học có khả năng lưu trữ lâu hơn nhiều so với công nghệ lưu trữ mới nhất trên máy tính hiện nay. Công nghệ lưu trữ trên máy tính đã phát triển từ những sợi cáp từ đến ổ đĩa cứng và giờ là chip 3D stacking (xếp chồng 3D). Tuy nhiên công nghệ...