Tự trồng và chế biến dược liệu chữa bệnh những lầm tưởng tai hại
Dùng thảo dược để trị bệnh là xu hướng được nhiều người Việt lựa chọn hiện nay. Đứng trước thực trạng thị trường dược liệu nhiều nguồn trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng, nhiều người chọn cách tự trồng, tự sơ chế và sắc uống dược liệu để sử dụng hằng ngày và tin tưởng rằng đó là dược liệu sạch, an toàn, chất lượng nhất. Nhưng điều này liệu có thực sự đúng đắn?
Tự trồng và chế biến dược liệu, tưởng tốt hóa hại
Trong điều trị bệnh bằng thảo dược, dược liệu cần được đảm bảo không chỉ sạch mà còn chứa hàm lượng hoạt chất cao. Ý thức được việc mua dược liệu trôi nổi ngoài thị trường dễ dẫn đến mua phải dược liệu không chuẩn giống, “bẩn” hoặc bị “rút ruột” hoạt chất, nhiều người chọn cách tự trồng dược liệu cho mình. Tuy nhiên, việc làm này cũng không thể đảm bảo được chất lượng khi giống, mẫu đất, nước và quá trình chăm sóc, thu hái cũng như sơ chế không có quy chuẩn, không được kiểm soát và tính toán nghiêm ngặt.
Ví dụ như cây cà gai leo (loại cây được dược dùng nhiều để trị các bệnh về gan), quá trình trồng trọt không theo tiêu chuẩn nào thì tác dụng chữa bệnh khó có thể đạt được hiệu quả, thậm chí phản tác dụng.
Cà gai leo trồng không theo tiêu chuẩn làm giảm giá trị dược liệu.
Đó là còn chưa kể, cà gai leo rất dễ nhầm với cà độc dược, cà tàu, cà dại, người dân có thể trồng nhầm cây và không thể đảm bảo cây có bị tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, đạm…hay không. Điều này rất nguy hiểm bởi lẽ, tiêu chuẩn đối với cây dược liệu là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngay cả với những loại thuốc có trong danh mục quy định.
Theo Th.S Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về tiêu chuẩn GACP-WHO): “Khi gan yếu mà chúng ta lại sử dụng những dược liệu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu thì đó là một điều tối kỵ đối với gan.”
Cũng theo ThS. Đào Quang Trung: “Nhiều người dân tự trồng dược liệu tại nhà hoặc xen với những cây hoa màu khác rồi cho rằng đó là dược liệu sạch. Theo tôi, đó không phải là dược liệu bởi lẽ trong cây có nguy cơ cao tồn dư đạm, phân bón, thuốc trừ sâu. Hơn nữa, việc trồng tự phát không thể đảm bảo được nguồn đất, nước và cây giống thuần chủng”.
Tự chế biến Cà gai leo có thể làm giảm hoạt chất trong dược liệu.
Bên cạnh đó, khi tự trồng dược liệu cũng khó tính toán được thời điểm cây chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất để thu hái. Tự sơ chế dược liệu bằng cách phơi, sao khô, hạ thổ như kinh nghiệm dân gian cũng sẽ làm hàm lượng hoạt chất bị suy giảm. Đó là còn chưa kể, việc đun, sắc dược liệu uống khiến người bệnh không thể tính toán về liều lượng, không loại bỏ được tạp chất. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều trị.
Video đang HOT
Như vậy, tự trồng và chế biến dược liệu cũng không thể đảm bảo một nguồn dược liệu sạch như kỳ vọng mà ngược lại, người bệnh có thể vẫn phải sử dụng dược liệu kém chất lượng hàng ngày, khiến việc điều trị không cho hiệu quả như mong đợi, thậm chí rước họa vào thân.
Nên dùng dược liệu sao cho đúng?
Để trị bệnh hiệu quả bằng thảo dược, lời khuyên là người tiêu dùng hãy lựa chọn các sản phẩm từ dược liệu được trồng trọt theo tiêu chuẩn GACP-WHO (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu của Tổ chức Y tế Thế giới). Bởi lẽ, một vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO sẽ cho ra đời các sản phẩm đảm bảo an toàn, không có dư lượng thành phần không mong muốn và chứa hàm lượng hoạt chất cao.
Tuy nhiên, hiện nay, có rất ít đơn vị triển khai được vùng trồng đạt tiêu chuẩn này bởi những yêu cầu vô cùng khắt khe về điều kiện và quy trình trồng trọt, thu hái như: nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, phòng thực nghiệm, trình độ nhân lực…
Một vùng trồng Cà gai leo sạch đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Mỹ Thành, Mỹ Đức, Hà Nội
Được sự hỗ trợ của BioTrade (dự án phát triển dược liệu sạch được Liên minh châu Âu tài trợ) một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã triển khai vùng trồng dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GACP. Trong đó có công ty TNHH Tuệ Linh với vùng trồng cà gai leo sạch lớn nhất tại Mỹ Đức, Hà Nội đã mang đến cho người tiêu dùng một lựa chọn an toàn.
Cà gai leo được chăm sóc đảm bảo sạch, không thuốc bảo vệ thực vật.
Tại đây, tất cả các khâu của quy trình trồng trọt, thu hái cà gai leo luôn được kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn GACP đề ra: đầu tiên là lựa chọn mẫu đất, mẫu nước, rồi đến cây giống thuần chủng, không bị lai tạp và nhân giống trong nhà màng. Khi phát triển, cây được đem ra vùng trồng với quy trình bài bản: phủ màng các luống trồng cây để tránh cỏ xâm lấn, luống cao, đất tơi xốp nhằm bảo vệ bộ rễ không ngập úng và phát triển hoạt chất cao, sử dụng phân hữu cơ là đậu tương thay vì phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…
Thời điểm thu hái Cà gai leo cũng được tính toán chính xác để có được dược liệu chứa hàm lượng hoạt chất cao nhất. Nhờ đó mang lại sản phẩm sạch, an toàn và cho hàm lượng hoạt chất cao.
Logo BioTrade được in trên bao bì sản phẩm giúp người dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm có nguồn gốc dược liệu sạch.
Các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu cà gai leo sạch này như: Giải độc gan Tuệ Linh, Cà gai leo Tuệ Linh đều được gắn logo BioTrade, là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm từ dược liệu sạch. Logo BioTrade được gắn trên sản phẩm thể hiện những giá trị mà BioTrade hướng tới, đó là bảo tồn nguồn gen cây thuốc và phát triển vùng trồng sạch bền vững, an toàn, tự nhiên, hoạt tính cao, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng.
Theo Danviet
Loài cây dại quý hiếm được ví như thần dược "dấu mình" ở Kon Plông
Với mật độ rừng che phủ cao, khí hậu mát mẻ, huyện Kon Plông (Kon Tum) được biết đến là vùng có nhiều loại dược liệu quý. Ngoài những loại dược liệu đã có thương hiệu như sâm dây, đương quy, cà gai leo..., có một loại dược liệu quý khác là chè dây tự nhiên cũng khá nhiều trên các cánh rừng của Kon Plông...
Cây chè dây ở rừng xứ lạnh huyện Kon Plông được người Mơ Nâm nơi đây gọi là "thần dược" trị chữa được một số bệnh viêm loét dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.
Hiện nay, cây chè dây chưa được người dân trồng mà chủ yếu là phát triển tự nhiên. Theo điều tra của ngành chức năng huyện Kon Plông, diện tích chè dây trên địa bàn khá nhiều. Chè dây nằm rải rác ở tất cả các cánh rừng trên địa bàn, nhưng tập trung nhiều nhất ở những cánh rừng trên địa bàn xã Đăk Long, Măng Cành...
A Lang hái chè dây tại khu rừng ở xã Đăk Long. Ảnh: V.P
Những năm qua, người dân mạnh ai nấy khai thác, chưa có cách bảo vệ loài cây quý này. Huyện cũng đang tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân nêu cao ý thức không khai thác theo kiểu tận diệt mà chú trọng để bảo vệ và tái sinh...
Để mục sở thị, chúng tôi theo chân anh A Lang (32 tuổi-người Mơ Nâm), cán bộ kỹ thuật Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Plông vào cánh rừng ở khu vực làng Kon Vơng Kia 1 (xã Đăk Long) tìm cây chè dây.
Dọc Quốc lộ 24, thỉnh thoảng A Lang lại tạt vào những cây thông bên đường và chỉ cho chúng tôi về cây chè dây. Theo lối mòn dẫn vào rừng thông chừng 30 năm tuổi, quan sát một hồi, A Lang phát hiện một dây chè leo to như ngón chân cái quấn chằng chịt vào một cây thông xuống đất.
Dùng rựa chặt ngang dây leo và quấn lại thành từng vòng tròn, A Lang nói: dây chè này khoảng 5 năm tuổi, nhờ sống sâu trong rừng nên sót lại, nếu nằm ngoài bìa rừng đã bị bà con khai thác rồi. Tiếp tục vào sâu bên trong, chúng tôi phát hiện chè dây mọc không ít ở khu rừng này. Dùng rựa vạt thưa một lùm cây, A Lang chỉ cho xem một gốc cây chè dây sần sùi to như cổ tay và cho chúng tôi biết cây chè dây này khoảng 10 năm tuổi.
Vừa nhìn vào gốc chè dây, A Lang vừa cho biết: Phân biệt năm tuổi của chè dây không phải sợi to là sống lâu, mà nhìn vào thấy vỏ càng sần sùi thì chứng tỏ dây chè đó sống lâu.
Hôm chúng tôi đi vào một vài cánh rừng không phát hiện dây chè to như bắp chân, nhưng A Lang nói mình từng thấy dây chè to cỡ đấy ở tận trong rừng sâu. Cây chè dây ấy sống ít nhất cũng khoảng 50 năm tuổi. Khi đó, thân bên dưới không phải dây nữa mà đã hóa gỗ, sần sùi như gốc gỗ nu, dựng đứng. Đặc điểm cây chè này là sống ở xứ lạnh, mọc từ rừng thưa, rừng già, rừng sâu.
Hơn một buổi đi rừng, A Lang đưa chúng tôi về làng Kon Ke 1, xã Đăk Long nơi anh sinh sống và vắt ngay nắm chè xanh nấu nồi nước.
Hơn 30 phút sau, A Lang bưng lên một bình chè lớn nghi ngút khói, nước sóng sánh màu xanh nhạt. Uống vào, nghe vị chát nơi đầu lưỡi, sau nghe vị ngọt nhẹ ở cổ, vị ngọt ngào cứ bám vào mãi không thôi.
Theo A Lang, bà con Mơ Nâm thường dùng chè dây làm thức uống hàng ngày nên hầu như chẳng mấy ai bị đau viêm loét dạ dày. Thức uống này còn hỗ trợ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt. Cây chè dây không chỉ được sử dụng lá, mà cả dây thân đồng bào Mơ Nâm cũng nấu chung.
Cũng theo A Lang, cây chè dây ngày xưa ở rừng Kon Plông mọc dày đặc, nhưng do khai thác bừa bãi và phát nương làm nương rẫy nên giờ không còn nhiều như trước.
Cách khai thác cây chè dây của bà con dân tộc thiểu số trong vùng không theo quy cách gì nên chè dây ngày càng ít. Chỉ những ai muốn lấy về uống thì không chặt hạ tận gốc mà để nuôi. Nhưng nếu khai thác để bán thì bà con thường chặt cả gốc chứ không theo quy trình nào nên cây không thể tái sinh.
Ông Võ Đình Viết - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông cho biết: Gần đây khi phát hiện cây chè dây quý, mặc dù chính quyền địa phương đã khuyến cáo nhưng người dân vẫn khai thác ồ ạt, chưa có ý thức bảo tồn. Trong thực tế, địa phương cũng chưa phân tích công dụng của chè dây và dược tính của chè dây để công bố giá trị của nó nên nhiều người chưa rõ.
Còn người Mơ Nâm địa phương thì họ sử dụng theo kinh nghiệm chữa viêm loét dạ dày, giải độc gan, giải rượu bia... Vì vậy, tại các làng đồng bào bán chè dây rất rẻ. Cây tươi khoảng 5.000 đồng/kg, khô 40.000 đồng/kg, còn các cơ sở thu mua bán 80.000 đồng/kg khô.
"Điều này lại là may, bởi nếu đắt giá, người dân sẽ khai thác vô tội vạ, như thế cây chè dây sẽ bị tận diệt như các loại cây dược liệu khác..."- ông Viết chia sẻ.
Trước nguy cơ cây chè dây bị khai thác ồ ạt, huyện Kon Plông đã đưa vào diện khoanh vùng, bảo tồn và phát triển 35ha cây chè dây nằm dưới tán rừng ở các tiểu khu 271, 474 và 478 thuộc ở xã Măng Cành và một số xã khác trên địa bàn. Đồng thời, huyện cũng đang khuyến khích các tổ chức và cá nhân xây dựng cơ sở để trồng, bảo tồn cũng như sơ chế loài cây này trên địa bàn...
Theo Văn Phương (Báo Kon Tum)