Tự tính cân nặng thai nhi chuẩn như bác sĩ
Những công thức đơn giản dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xác định cân nặng con yêu trong bụng.
Trong 9 tháng mang thai, cân nặng thai nhi có lẽ là vấn đề được các mẹ quan tâm hàng đầu bởi thông qua đó có thể nhận thấy bé đang phát triển bình thường hay không. Cân nặng của bé trong bụng mẹ sẽ thay đổi theo từng tuần thai bà tuổi thai càng cao thì cân nặng càng tăng lên nhiều hơn.
Cân nặng của bé được chú trong hơn cả từ khoảng tuần thứ 20 thai kỳ. Việc biết được cân nặng của thai nhi là vô cùng quan trọng, giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống sao cho bé phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, một thắc mắc của hầu hết các mẹ là có thể tự tính được cân nặng của con không, hay phải chờ vào những lần đi siêu âm. Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể tự tính được theo những cách sau:
Cách 1: Ước lượng qua chu vi bụng
Cách đơn giản nhất mà mẹ dễ dàng kiểm tra được cân nặng của thai nhi là sờ nắm bụng để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng.
Cách đơn giản nhất mà mẹ dễ dàng kiểm tra được cân nặng của thai nhi là sờ nắm bụng để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng. (ảnh minh họa)
Công thức như sau: Trọng lượng thai nhi (g) = ((chiều cao tử cung (cm) chu vi bụng (cm)) x 100)/4
Chiều cao tử cung được tính từ bên bờ trên mu đến đáy tử cung. Vòng bụng đo ở chỗ phình nhất, thường là qua rốn. Tuy nhiên công thức này chỉ cho mẹ một con số ước lượng. Sai số có thể khá lớn vì còn tùy thuộc mẹ bầu béo hay gầy, nước ối nhiều hay ít.
Cách 3: Tính theo chỉ số siêu âm
Siêu âm thai là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay vì độ chính xác cao, an toàn và rất nhanh chóng. Trong siêu âm sản khoa có rất nhiều công thức để tính trọng lượng thai nhi, tuy nhiên trước khi tự tính toán cân nặng của bé, mẹ cần hiểu rõ về các ký hiệu và thông số trên kết quả siêu âm:
BPD – Đường kính lưỡng đỉnh
AC – Chu vi bụng
Video đang HOT
FL – Chiều dài xương đùi
HC – Chu vi vòng đầu
TAD – Đường kính ngang bụng
Cách tính cân nặng thai nhi qua chỉ số siêu âm khá chính xác. (ảnh minh họa)
Một số cách tính tiêu biểu dưới đây:
Dựa số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:
Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) - 60] x 100
Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg
Hoặc theo công thức sau:
Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
Dựa theo đường kính ngang bụng (TAD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:
Trọng lượng (gam) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995
Ví dụ: TAD = 100mm, thai nhi cân nặng: 7971 – 4995 = 2976g
Dựa cả 3 số đo (mm) lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL).
Tính theo công thức:
Trọng lượng (gam) = 13,54 x BPD 42,32 x TAD 30,53 x FL – 4213,37
Có thể nói phương pháp tính cân nặng thai nhi qua số đo siêu âm là chính xác nhất tuy nhiên nó không mang tính tuyệt đối và mẹ đừng ngạc nhiên nếu chỉ số đo trước đó con được 3,2kg mà khi chào đời lại chỉ nặng có 3kg. Mẹ cũng cần biết thêm rằng ở những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng chủ yếu là sự tích tụ glycogen gan và chất béo, phản ảnh cụ thể trong việc tăng chu vi bụng. Như vậy, chu vi bụng của thai nhi liên quan mật thiết đến cân nặng của trẻ. Công thức tính trọng lượng thai nhi trên thế giới có rất nhiều nhưng hầu hết đều do các nhà khoa học phương Tây nghĩ ra. Chính vì vậy khi đo trên các em bé châu Á cũng sẽ tạo những điểm khác biệt, sai số từ 10% – 15%. Càng gần cuối thai kỳ các số đo này sẽ càng chính xác hơn, thường từ tuần 34 trở đi.
Mẹ cũng không nên chỉ chăm chăm dựa vào cân nặng thai nhi đển phán xét tính hình sức khỏe, sự phát triển của bé mà phải khám thai thường xuyên, đối chiếu với kết quả khám của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả toàn diện nhất. Ngoài ra, một điều mẹ bầu luôn luôn phải nhớ đó là có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và có lối sống khoa học.
Theo Khám Phá
Mách mẹ cách đánh thức thai nhi
Để nhìn rõ mặt con khi đi siêu âm thai, mẹ nên biết cách đánh thức bé tỉnh giấc.
Việc siêu âm thai là vô cùng quan trọng và cũng là việc khiến các cặp đôi mong chờ từng tháng đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ khi bạn đã có thể nhìn rõ hình hài, khuôn mặt bé. Tuy nhiên, vấn đề nhiều mẹ hay gặp phải đó là mong chờ mãi mới đến lượt mình siêu âm thai nhưng con lại ngủ úp mặt vào trong hoặc nằm nguyên một tư thế, tay che mặt khiến bố mẹ không thể ngắm được con yêu. Ngoài ra, việc bé nằm nguyên một chỗ cũng khiến bác sĩ gặp khó khăn hơn trong việc kiểm tra vị trí nhau thai, đo lường sự phát triển của bé không hoàn toàn chính xác...
Vì vậy để kết quả siêu âm chính xác và bố mẹ cũng dễ dàng chiêm ngưỡng khuôn mặt con, mẹ nên biết cách đánh thức thai nhi dậy trước khi siêu âm:
Uống nước cam, nước táo trước 30 phút
Các loại nước ép trái cây thường không mấy quá lâu để hấp thụ vào máu của mẹ. Đường trong nước hoa quả sẽ có tác dụng làm bé thức giấc. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho hay khi chất lỏng lạnh đi vào cơ thể và đến bụng mẹ cũng sẽ làm đánh thức em bé.
Đi bộ
Đi bộ trong thời gian chờ đợi đến lượt mình siêu âm thai cũng sẽ giúp em bé đang ngủ trong bụng bầu tỉnh giấc. Vì vậy khi đến phòng siêu âm, nếu thấy bé ít chuyển động, mẹ nên đứng lên đi lại để đánh thức thai nhi.
Cười lớn hoặc ho
Những tiếng cười lớn của mẹ hoặc tiếng ho cũng có thể giúp bé con trong bụng tỉnh táo và thay đổi, dịch chuyển vị trí nằm.
Nói chuyện với bé
Mẹ hãy ngồi xuống hoặc vừa đi lại vừa trò chuyện với con cũng giúp em bé tỉnh giấc khi đang chìm trong giấc ngủ. Hãy kể cho bé nghe việc bạn đang rất mong ngóng được ngắm bé qua hình ảnh siêu âm, chắc chắn bé sẽ rất thích thú.
Ấn nhẹ thai nhi
Thông thường, các bác sĩ cũng sẽ biết cách đánh thức thai nhi còn đang nằm trong bụng mẹ khi siêu âm bằng cách ấn nhẹ vào mông của bé. Khi có tác động bên ngoài như thế, em bé sẽ chuyển động và thay đổi vị trí nằm, giúp việc siêu âm trở nên dễ dàng và bố mẹ cũng được nhìn mặt con yêu.
Theo Khám Phá
6 mốc đặc biệt quan trọng trong thai kỳ Từ lúc bé chỉ bằng hạt đậu, sau 9 tháng bé sẽ lớn bằng con gấu bông và sẵn sàng chui ra ngoài để gặp mẹ. Giai đoạn 1: Bạn vừa mới phát hiện là mình mang thai, bạn cảm thấy hoảng hốt và không tin mình sắp làm mẹ. Nghĩ đến việc sinh con là bạn đã thấy sợ và ngạc nhiên...