T.Ư thống nhất cao về một số nhân sự thuộc ‘trường hợp đặc biệt’
BCH T.Ư khóa XII đã thống nhất cao lựa chọn một số thuộc “trường hợp đặc biệt”, cả với nhân sự tái ứng cử và lần đầu tham gia để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Trước thềm Đại hội XIII của Đảng (diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2), trao đổi với báo chí về phương hướng công tác nhân sự khóa mới, ông Nguyễn Thanh Bình (ảnh) , Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư, cho biết, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương (T.Ư) khóa XIII có 200 người, trong đó 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. BCH T.Ư khóa XII đã thống nhất cao lựa chọn một số thuộc “trường hợp đặc biệt”, cả với nhân sự tái ứng cử và lần đầu tham gia để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn
Ông có thể cho biết những điểm mới, nổi bật trong phương hướng xây dựng BCH T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giới thiệu cán bộ chủ chốt nhiệm kỳ Đại hội XIII?
Công tác chuẩn bị nhân sự được BCH T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sự đoàn kết, thống nhất cao; đồng thời, tiến hành một cách khoa học, bài bản, khách quan, toàn diện, hiệu quả theo phương châm: làm từng bước, từng việc, từng khâu, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó. Thực hiện có hiệu quả quan điểm xử lý hài hòa, hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa tính phổ biến và tính đặc thù; giữa chuyên môn đào tạo và sở trường, năng lực thực tiễn; giữa kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả; bảo đảm phù hợp về cơ cấu theo địa bàn, lĩnh vực công tác, độ tuổi, giới tính, dân tộc…, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Kiên quyết không để lọt những người không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, không xứng đáng vào BCH T.Ư nhưng cũng không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và trong nhân dân…
Video đang HOT
Số lượng BCH T.Ư khóa XIII dự kiến có bao nhiêu người, thưa ông?
Phương hướng công tác nhân sự đã xác định: BCH T.Ư khóa XIII có 200 người, trong đó 180 ủy viên T.Ư Đảng chính thức và 20 ủy viên T.Ư Đảng dự khuyết.
Ông có thể cho biết thêm về “trường hợp đặc biệt” giới thiệu tái cử BCH T.Ư, Bộ Chính trị khóa XIII?
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, nhất là trên cơ sở sự tiêu biểu, nổi trội về phẩm chất chính trị, năng lực thực tiễn, uy tín trong Đảng, trong nhân dân và yêu cầu, đòi hỏi của các vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, lĩnh vực công tác trọng yếu ở các cơ quan của Trung ương Đảng và cơ quan nhà nước; BCH T.Ư khóa XII đã cân nhắc thận trọng, xem xét tổng thể, thực hiện quy trình chặt chẽ, kỹ lưỡng, khách quan và đã thống nhất cao lựa chọn một số thuộc “trường hợp đặc biệt” cả với nhân sự tái ứng cử và lần đầu tham gia để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và BCH T.Ư khóa XIII xem xét, lựa chọn bầu tham gia BCH T.Ư, Bộ Chính trị khóa XIII.
Quy định cụ thể về trách nhiệm của người đề cử
Dự thảo Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử tại Đại hội XIII có những điểm mới như thế nào?
Dự thảo Quy chế bầu cử và Quy chế làm việc của Đại hội XIII đã được Trung ương chuẩn bị công phu, bài bản, kỹ lưỡng trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Quy chế bầu cử và Quy chế làm việc của Đại hội XII, nghiên cứu công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, tình hình, bối cảnh của Đại hội XIII và thực tế hiện nay. Quá trình xây dựng dự thảo hai Quy chế Đại hội XIII đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo sát sao, kịp thời cho ý kiến những nội dung khó, phát sinh trong thực tế. Dự thảo 2 quy chế Đại hội XIII đã được xin ý kiến nhiều lần của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc T.Ư, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn ở T.Ư và các ủy viên BCH T.Ư Đảng khóa XII.
Quy chế bầu cử Đại hội XIII có bố cục gồm 5 chương và 24 điều (như Quy chế Đại hội XII). Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh, được áp dụng đối với việc bầu cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tại Hội nghị lần thứ nhất BCH T.Ư khóa XIII. Cụ thể, quy chế bầu cử tại Đại hội XIII có một số điểm mới cơ bản, gồm quy định cụ thể về trách nhiệm của người đề cử nhân sự trong việc đề cử nhân sự tham gia BCH T.Ư, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư khóa XIII phải bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; sử dụng phần mềm kiểm phiếu do Quân ủy Trung ương cung cấp; việc ghi phiếu bầu cử được thực hiện tại hội trường và phòng họp của đoàn đại biểu (Đại hội XII, đại biểu có thể ghi phiếu bầu cử tại nơi ở).
Quy chế làm việc của Đại hội XIII quy định cụ thể hơn về trách nhiệm nêu gương của đại biểu dự Đại hội. Bên cạnh đó, quy định rõ hơn trách nhiệm của trưởng đoàn đại biểu và nhiệm vụ của các ủy viên BCH Trung ương tham gia sinh hoạt cùng đoàn đại biểu…
Cảm ơn ông!
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng diễn ra trong bối cảnh đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực mới, song cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Tụt hậu xa hơn về kinh tế, nạn tham nhũng, quan liêu, "diễn biến hòa bình" do các thế lực thù địch gây ra.
Vì thế, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng và nhân dân ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong hoàn cảnh đó, nhằm hoạch định đường lối cho sự phát triển của đất nước trong những năm 2001-2005 và 2001-2010. Đại hội họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 19 đến 22-4-2001, với sự tham gia của 1.168 đại biểu, đại diện cho gần 2,48 triệu đảng viên trong toàn Đảng.
Đại hội đã nghe đồng chí Trần Đức Lương trình bày diễn văn khai mạc. Đồng chí Lê Khả Phiêu (được bầu làm Tổng Bí thư từ tháng 12-1997) trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về các văn kiện trình Đại hội IX.
Đại hội đã đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có ý nghĩa trọng đại mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đại hội đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với lĩnh vực kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định đường lối lãnh đạo đối với các lĩnh vực khác: "Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; "Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế"...
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã thông qua Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII trình Đại hội. Đại hội cũng đã thông qua toàn văn Điều lệ Đảng bổ sung, sửa đổi.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX gồm 150 ủy viên. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư.
Phát biểu bế mạc Đại hội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: "Để làm tròn nhiệm vụ trước dân tộc trong thời kỳ mới, yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách đối với Đảng là phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng luôn luôn trong sạch và vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, về phẩm chất đạo đức, trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu... Đó là yếu tố quyết định thành công của quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của Đảng".
Hà Nội tạm dừng đào đường dịp Đại hội Đảng XIII và Tết Nguyên đán Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các đơn vị nhà thầu tạm dừng thi công, đào đường các công trình trên địa bàn thành phố trong thời gian diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, các lễ hội đầu Xuân 2021. Sở GTVT Hà Nội yêu cầu dừng thi công,...