“Tư thế quân sự” nào của Mỹ khiến Trung Quốc lo sợ?
Khi mà tư duy về chiến lược của Mỹ đã thay đổi, Mỹ xác định khu vực châu Á-TBD là trọng tâm, là tương lai phát triển của thế giới nên đã “xoay trục” sang châu Á-TBD thì thay đổi &’tư thế quân sự” là không thể tránh khỏi, nó luôn đồng hành cùng với sự phát triển thành bại của chiến lược. Vấn đề là mục tiêu, đối tượng mà “tư thế” đó hướng tới như nào mới đáng quan tâm.
Thay đổi tư thế quân sự không những chỉ thay đổi trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang mà quan trọng hơn là các hoạt động bố trí, điều binh…nhằm vào mục tiêu chỉ định rõ ràng để khi cần là sử dụng được ngay một cách hiệu quả.
“Tư thế quân sự” của Mỹ-Nhật Bản trên biển Hoa Đông?
Thực tế là kể từ khi Trung Quốc trỗi dậy lộ rõ bản tính bá quyền nước lớn, cậy mạnh với láng giềng trong tranh chấp chủ quyền và thách thức địa vị thống trị của Mỹ trên thế giới…thì Mỹ đã nhiều lần “thay đổi tư thế quân sự”.
Không những thế, tư duy về chiến lược của Mỹ cũng đã thay đổi khi hướng mục tiêu về châu Á-TBD thì việc “thay dổi tư thế quan sự” là đương nhiên, nó là một phần không thể thiếu cho thành công của chiến lược.
Từ các vụ khủng hoảng eo biển Đài Loan và đặc biệt gần đây nhất là tình hình Đông Bắc Á, tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư…đã cho thấy Mỹ đã liên tục thay đổi “tư thế quân sự” để nhằm vào mục tiêu rõ ràng là Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Mỹ làm mới, củng cố các liên minh quân sự; Mỹ cổ vũ, ủng hộ ngầm Nhật Bản tái vũ trang và “quyền tự vệ tập thể”; Mỹ điều động các loại vũ khí tiên tiến hiện đại nhất đến Guam và vùng biển Hoa Đông, Nhật Bản và Hàn Quốc; Mỹ tiến hành các cuộc tập trận lớn với Nhật Bản, Hàn Quốc tại những vị trí nhạy cảm…
Tất cả những thay đổi “tư thế quân sự” đó đương nhiên gây khó dễ cho Trung Quốc và nếu như nói rằng Trung Quốc không bận tâm lo lắng, đối phó là không đúng. Tuy nhiên, Trung Quốc không lo sợ quá đáng về điều đó bởi vì trong chiến lược tiến ra Thái Bình Dương, giấc mơ cường quốc biển, thì hướng đó không phải là hướng trọng điểm sống còn mà Trung Quốc phải bằng mọi giá chọc thủng.
Nếu như Trung Quốc với khả năng của mình, hiện tại không thể ra Thái Bình Dương theo hướng đó thì Mỹ-Nhật Bản dù có thay đổi “tư thế quân sự” với mức độ hành vi nào đi nữa cũng chỉ là dùng để phòng ngừa Trung Quốc mà thôi, cho nên, đối đầu với “tư thế quân sự” đó hay không là Trung Quốc tự quyết định.
Trung Quốc sẽ thực hiện “chọn trận mà chơi lựa đối thủ mà đấu” và thực sự Trung Quốc không muốn, không buộc phải đối đầu với liên minh Mỹ-Nhật ở hướng đó.
Vì vậy, “tư thế quân sự” của Mỹ-Nhật Bản trên vùng biển phía Đông của Trung Quốc chưa làm cho Trung Quốc hốt hoảng, lo sợ, Trung Quốc đang tạm coi nó như “chùm nho hãy còn xanh lắm”.
Video đang HOT
“Tư thế quân sự” của Mỹ trên Biển Đông?
Đây là khu vực mà Trung Quốc coi như “đường sinh mạng” của mình cho nên Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Nói là “đường sinh mạng” có nghĩa là chặt đứt thì Trung Quốc hết sống và quả thật điều này hoàn toàn đúng sự thật mà lâu nay có nhiều chuyên gia quân sự, kinh tế…đã phân tích.
Các tuyến đường hàng hải, địa quân sự, trên vùng biển này nó mang tính sống còn với an ninh Trung Quốc, nếu bị khống chế thì Trung Quốc sụp đổ. Vì vậy, hầu như mọi nguồn lực Trung Quốc đều tập trung cho mục tiêu làm chủ vùng biển này.
Cho đến giờ phút này, Mỹ chưa có một “tư thế quân sự” nào đáng chú ý ngoài các tàu chiến luân phiên ở Singapo và Philippines với một căn cứ có 250 lính thủy đánh bộ đang hiện diện tại Darwin, Australia.
Nếu như Mỹ triển khai lực lượng hải quân tại các căn cứ quân sự ở Philippines, triển khai đầy đủ 2500 lính thủy đánh bộ tại căn cứ Darwin, tái sử dụng căn cứ không quân Utapao của Thái Lan…trong đó trọng điểm là các căn cứ quân sự ở Philippines và đồng thời các nước ASEAN lựa chọn Mỹ chứ không phải là Trung Quốc thì coi như Trung Quốc gặp phải vô vàn khó khăn.
Tuy nhiên, “tư thế quân sự” đó chưa khiến cho Trung Quốc hoàn toàn thúc thủ mà muốn như vậy thì “tư thế quân sự ” này của Mỹ phụ thuộc rất lớn vào…Việt Nam.
Vì thế, khu vực biển ĐNA, trong thời gian gần đây đã, đang xảy ra một cuộc chiến địa chính trị hết sức quyết liệt mà một quyết đoán sai lầm nào về đối ngoại quân sự sẽ dẫn đến thất bại mang tầm chiến lược.
Nhật Bản tri hô Trung Quốc đang chuẩn bị lập ADIZ trên Biển Đông; Mỹ hứng lấy tin đó để tuyên bố hành động quân sự của mình trên Biển Đông…Đằng sau đó là gì và Trung Quốc liệu có lập ADIZ trên Biển Đông hay không?
Rõ ràng là bất kỳ khu vực nào, phạm vi bao nhiêu trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ đều đưa Việt Nam vào một tình thế giống như tháng 12/1946.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói: “ADIZ trên Biển Đông nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.
Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép. Nguy hiểm thế!”.
Nhật Bản, Mỹ quá thừa biết nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì Việt Nam là đối tượng bị cái ADIZ đó “điều chỉnh, thực thi” đầu tiên khiến Việt Nam phải lựa chọn và tất nhiên, Việt Nam chắc chắn sẽ ủng hộ “tư thế quân sự” của Mỹ.
Quân cảng Cam Ranh-nơi phát tiết sức mạnh quân sự và ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam
Do các nước trong khu vực này là nhỏ, yếu, nên thời gian quan Trung Quốc đã cậy mạnh, hành xử rất hung hăng. Với tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông cùng với tăng cường tiềm lực Hải quân, tập trận răn đe sử dụng vũ lực…
Trung Quốc đã khiến cho các nước ven Biển Đông cảnh giác, lo ngại và tìm cách đối phó. Vì thế, khi bị Trung Quốc bắt nạt buộc họ phải lựa chọn thì đương nhiên Mỹ là ưu tiên số 1.
Việt Nam không liên minh với quốc gia nào để chống nước thứ 3, cho nên, Trung Quốc muốn tạo ra cho mình một đối thủ đáng gờm, “không ngại va chạm” và đẩy đối thủ đó về phía Mỹ, Nhật Bản hay muốn Việt Nam là một đối tác chiến lược toàn diện, đều phụ thuộc vào quyết định của Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên Biển Đông hay không.
Miếng mồi mà Nhật Bản, Mỹ tung ra, dù rất thèm muốn nhưng Trung Quốc vẫn chưa dại bập vào vì không những chưa có đủ năng lực để thực thi, cản trở Mỹ, Nhật Bản đã đành mà còn tạo ra xung đột với Việt Nam nữa là hoàn toàn thất sách.
Mỹ không thiếu lực lượng, vũ khí trang bị mạnh, nhưng bố trí ở đâu, nguồn tài chính và sự hỗ trợ của quốc gia sở tại đến mức độ nào…mới quyết định vấn đề, không đơn giản Mỹ muốn là được. Muốn vậy cần phải biết tạo ra thời cơ đó và chớp lấy thời cơ khi nó đến.
Trung Quốc không dễ mắc mưu Mỹ, Nhật Bản, họ cũng đang thực hiện mưu kế của mình trên khu vực Biển Đông.
Khu vực Biển Đông trong tương lai mới thực sự là cuộc đối đầu với Mỹ mà có muốn tránh, Trung Quốc cũng không thể nếu như đeo đuổi giấc mơ “Cường quốc biển” của mình..
Theo Báo Đất việt
Su-35 không thể giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trên không
Phần lớn các ý kiến của Không quân Trung Quốc đều cho rằng, thực tế, việc nước này đặt mua các máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga chỉ nhằm "ăn cắp" công nghệ để phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không nội địa.
Trong một bài phỏng vấn trước báo giới tại triển lãm hàng không Singapore Airshow 2014, Tổng Giám đốc Hiệp hội hàng không quốc gia Nga (UAC), ông Mikhail Pogosyan nói rằng, Nga không hỗ trợ Trung Quốc trong việc sao chép các chiến đấu cơ tiên tiến mà đã được Moscow thiết kế từ những năm 1990. Việc sao chép máy bay chiến đấu của nước khác sẽ không mang lại nhiều cải thiện cho ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, đặc biệt là từ một máy bay không phải là mới như Su-35.
"Trung Quốc nên tự thiết kế cho mình những chiến đấu cơ tiên tiến", ông Pogosyan nói.
Trung Quốc muốn mua Su-35 chỉ để dùng "mổ xẻ" và sao chép công nghệ?
Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự Trung Quốc thì vẫn giữ quan điểm riêng của mình, họ cho rằng, Su-35 sẽ không tạo ra khả năng chiếm ưu thế cho Không quân Trung Quốc trong 10 năm tới. Ý nói Trung Quốc mua Su-35 không nhằm mục đích chiếm ưu thế không quân trước các nước láng giềng, mà chủ yếu để ăn cắp công nghệ phục vụ cho ngành công nghiệp hàng không của họ. Trong đó, Bắc Kinh đặc biệt chú ý đến hệ thống động cơ Saturn AL-41F, hay còn gọi là 117S trang bị trên máy bay Su-35, bởi việc phát triển động cơ hàng không vẫn đang là một điểm yếu "chí tử" với ngành công nghiệp chế tạo máy bay nước này.
Tuy nhiên, hiện nay thương vụ mua bán Su-35 giữa Nga và Trung Quốc vẫn chưa đạt được sự đồng thuận nào cả từ hai phía. Trung Quốc yêu cầu Nga phải thay đổi tham số kỹ thuật Su-35 trước khi chuyển giao. Trong khi Nga không có ý định thực hiện bất kỳ sự thay đổi lớn nào từ hình dáng tới kỹ thuật của phiên bản Su-35 xuất khẩu.
Trước đó, tại Triển lãm hàng không Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất hồi tháng 11/2013, ông Sergei Chemezov, Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Rostech-Nga, cho biết: việc đàm phán hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 giữa Nga và Trung Quốc bế tắc do liên quan tới giá và thay đổi tham số kỹ thuật.
Thông tin Trung Quốc muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga xuất hiện lần đầu vào năm 2012. Từ đó đến nay liên tục có những thông tin bên lề về thương vụ đình đám này. Một số nguồn thông tin cho biết, hợp đồng mua bán 24 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-35 được ký kết sớm nhất vào năm 2014, thời gian bắt đầu thực hiện hợp đồng có thể vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015.
Theo Báo Đất Việt
Tổng thống Putin: Việt, Nga - đối tác không bao giờ phản bội nhau Với đầu đề "Nga-Việt Nam: Cùng nhau đi tới những chân trời hợp tác mới", Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có bài viết về sự phát triển quan hệ Nga-Việt trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của ông tới Việt Nam vào ngày 12/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước Việt Nam...