Tự tay ‘phát hành’ giọng hát của mình trên đĩa than với Easy Record Maker
Easy Record Maker là một mâm than mini 2 trong 1, có thể phát nhạc từ đĩa vinyl 5in/7in và đặc biệt cho phép ghi âm và cắt trên phôi đĩa trắng để tự tạo một chiếc vinyl cho riêng mình.
Điều đặc biết nhất là chiếc mâm than này có thể cắt các bản ghi vinyl, sau đó phát trực tiếp với loa monitor trên máy. Thiết bị độc đáo này được thiết kế bởi Yuri Suzuki phối hợp với công ty Gakken của Nhật Bản, Easy Record Maker đi kèm với 5 phôi đĩa vinyl đường kính 5in.
Về cơ cấu hoạt động, một nguồn input có thể được kết nối thông cổng 3,5mm, từ đó bạn có thể lưu âm thanh từ trực tiếp bằng đầu ghi stylus, đầu ghi này có kết cấu khá to và sẽ có kim khắc trên mặt phôi đĩa. Khác với việc phải trải qua công đoạn làm âm bản, phôi kim loại như quy trình sản xuất đĩa than thông thường, với Easy Record Marker sau khi cắt, bạn có thể phát ngay bản ghi âm bằng tonearm và loa tích hợp hoặc xuất âm thanh ra cổng 3,5mm output. Tất nhiên, người dùng cũng như thiết kế nhãn mác riêng cho đĩa vừa cắt xong.
Video đang HOT
Đầu stylus khắc các rãnh lên phôi đĩa vinyl
“Tôi muốn tạo ra một cỗ máy giúp tạo ra bản ghi độc bản của riêng bạn mà không cần phải sản xuất toàn bộ theo lô một cách dễ dàng và rẻ tiền”, Suzuki giải thích.
Mâm Easy Record Maker còn cho phép ghi âm 2 tốc độ khác nhau là 33/45 vòng tương ứng được khoảng từ 3 đến 4 phút. Ngoài đĩa 5in, mâm than mini này cũng có thể phát các đĩa vinyl chuẩn 7in. Cơ cấu truyền động sử dụng dây cua-roa với nguồn điện USB, kim stylus là loại ceramic.
Tất nhiên, đĩa vinyl mà bạn tự “phát hành” với Easy Record Maker sẽ không thể đạt chất lượng hifi, nó chỉ phù hợp cho việc ghi âm tin nhắn thoại hoặc một bản nhạc karaoke với chính giọng hát của mình để dành tặng ai đó.
Giá tham khảo: khoảng 100USD (tại Nhật)
Quốc Bảo
Amazon muốn chấm dứt "cơn nghiện" đĩa CD và vinyl của người Nhật
Công ty Mỹ cho biết muốn thúc đẩy người Nhật chuyển từ các hình thức đĩa vật lý sang streaming, nhằm mở cửa cho dịch vụ nghe nhạc trực tuyến của mình xâm nhập vào thị trường âm nhạc lớn thứ hai thế giới.
Đĩa vật lý như CD, DVD và vinyl (đĩa than) chiếm khoảng 71% doanh thu ngành âm nhạc ở Nhật. Trên thế giới, tỉ lệ này chỉ khoảng 1/4, cho thấy thị hiếu khác lạ của dân địa phương. Tuy nhiên, Amazon công bố một con số quan trọng là số nghệ sĩ lựa chọn hình thức phát hành sản phẩm qua streaming. Tính đến cuối 2018, 20/25 nghệ sĩ bán được nhiều nhất không dùng stream. Nhưng bây giờ chỉ khoảng hai hoặc ba người đứng ngoài xu thế này.
Có những người mua đĩa chỉ để kiếm vé tham dự sự kiện bắt tay cùng thần tượng
Chỉ với riêng doanh số bán đĩa DVD âm nhạc hàng năm ở đây đã là 50 triệu bản, đủ để thành thị trường lớn nhất thế giới. Rất nhiều đĩa CD bán kèm vé tham gia concert, hoặc cơ hội trúng phiếu tham dự sự kiện bắt tay cùng thần tượng ("thần tượng" khác với "ca sĩ chuyên nghiệp"). Đối với người hâm mộ các nhóm nhạc lớn như AKB48 hoặc Nogizaka 46 (thuộc Sony), mỗi chiếc đĩa lại có phiếu bình chọn cho thành viên yêu thích trong nhóm. Từ đó, người ta sẵn sàng mua và mua thật nhiều để đưa thần tượng của mình lên vị trí cao của bảng xếp hạng.
"Điều khiến ngành công nghiệp âm nhạc Nhật Bản khác biệt với phần còn lại của thế giới, đó là cách nó vận động. Ở Nhật, người ta tương tác với âm nhạc", Fasco, từng là một nhà tư vấn tại McKinsey & Co cho biết, giờ ông đang làm việc cho Amazon. Ông đã bỏ ra 8 năm để xây dựng mảng âm nhạc Amazon ở Đức, nhưng với Nhật, ông hiểu thị trường này không giống với Đức.
Ở Nhật, người hâm mộ mua đĩa của thần tượng hay ca sĩ để thể hiện lòng yêu mến của họ
Theo thống kê thị trường dịch vụ phát nhạc trực tuyến ở xứ sở mặt trời mọc, Prime Music là dịch vụ trả tiền đông người dùng nhất. Theo sau họ lần lượt là Apple Music, Line và Spotify. Kết quả dựa trên khảo sát với 4.000 cư dân, tiến hành bởi một hãng tư vấn có trụ sở ở Tokyo. Đáng chú ý, chỉ 14% người được hỏi nói có trả tiền để stream nhạc, 73% lại nói không dùng bất kỳ dịch vụ nào.
Theo VN Review
Vì sao ca sĩ và diễn viên đeo tai nghe trong phòng thu? Có lẽ bạn đã từng suy luận: Nếu đeo tai nghe thì làm sao mà ca sĩ có thể nghe được giọng hát của chính mình và đảm bảo là họ đang hát đúng cao độ, không bi "lệch tông"? Vậy thì tại sao mọi người trong các phòng thu đều làm như vậy? Ca sĩ khi tiến hành thu âm ca khúc...