Tự tay làm sữa tươi chiên béo giòn ngon hết ý chiêu đãi bản thân
Khuấy đảo hội ăn vặt suốt thời gian qua, với mùi vị đặc biệt thơm ngon, món sữa tươi chiên đã chinh phục tất cả thực khách khó tính.
Giòn tan lớp vỏ bên ngoài, béo ngậy lớp nhân bên trong lại còn nồng nàn hương trứng, sữa tươi chiên quả nhiên là món ăn vặt tuyệt vời để bạn nhâm nhi trà chiều đấy. Nguyên liệu để chế biến món bánh này rất đơn giản chỉ gồm các loại bột và trứng, sữa, cách làm sữa tươi chiên cũng rất dễ, còn chần chừ gì mà không vào bếp ngay chứ nhỉ?
Nguyên liệu
Trứng gà: 3 quả
Đường: 70gr
Bột mì: 50gr
Sữa tươi có đường: 440ml
Bột chiên giòn: 1 chén
Bột chiên xù: 1 chén
Cách chế biến
Video đang HOT
Bước 1. Trộn bột
Trứng gà bạn tách lấy 2 lòng đỏ, đánh tan cùng 70gr đường.Sau đó bạn cho 50gr bột mì vào, vừa cho vừa dùng phới đánh lên thật đều.Xong bạn cho 440ml sữa tươi vô, khuấy tan hỗn hợp.
Trộn bột bánh sữa tươi chiên
Bước 2. Sên bột
Bắc chảo chống dính lên bếp, cho hỗn hợp sữa tươi vừa trộn ở trên vô, khuấy liền tay dưới lửa nhỏ cho hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
Sên bột bánh sữa tươi chiên
Chuẩn bị một cái hộp, rửa sạch, để ráo nước, xong bạn quét một lớp dầu ăn mỏng mịn vào rồi cho hỗn hợp sữa tươi vô, dùng muỗng dàn đều kín hộp, đậy nắp lại, cất trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 90 phút thì sữa tươi đông lại.
Cho sữa tươi vào hộp
Bước 3. Chiên sữa tươi
Khi sữa tươi đã đông, bạn lấy ra khỏi hộp, phết dầu ăn vào dao, xắt thành từng miếng vuông vừa ăn.Bày chén bột chiên giòn, bột chiên xù lên bàn và đánh tan quả trứng gà còn lại.Đầu tiên bạn nhúng viên sữa tươi vào trứng rồi lăn qua bột chiên giòn, lại nhúng vô trứng lần nữa, lăn lại bột chiên giòn rồi lăn qua bột chiên xù là xong, lần lượt thực hiện đến hết nguyên liệu.
Áo bột quanh sữa tươi
Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu thật sôi thì bạn cho sữa tươi vô chiên vàng giòn các mặt rồi vớt ra đặt lên dĩa có lót giấy thấm dầu để rút bớt lượng dầu thừa là hoàn thành món ăn rồi đấy.
Chiên bánh sữa tươi
Trình bày
Bạn thấy không, cách làm sữa tươi chiên vô cùng đơn giản, hãy thực hiện món bánh này cho cả nhà thưởng thức mỗi khi có thời gian bạn nhé. Giờ thì chúng ta hãy cho sữa tươi chiên ra dĩa thưởng thức nóng cùng tương ớt để cảm nhận hết vị giòn tan, đặc sắc của món bánh này thôi nào.
Sữa tươi chiên giòn rụm
Chúc bạn thành công với cách làm sữa tươi chiên và luôn là người đầu bếp chăm chỉ của cả nhà!
Văn hóa ẩm thực Khmer trong món ăn của người Cà Mau
Người Khmer Cà Mau có thói quen tập trung tại chùa vào những ngày lễ hội, họ chuẩn bị và đem theo các loại thức ăn truyền thống đến chùa cúng phật và cùng nhau thưởng thức các món ăn một cách rất thân tình.
Dần dần các món ăn của người Khmer đã lan tỏa và ảnh hưởng ít nhiều trong khẩu vị của người Cà Mau.
Trong văn hóa ẩm thực của người Khmer cũng giống như người Kinh, họ sử dụng gạo để làm lương thực chính cho các bữa ăn, ngoài ra họ còn dùng gạo nếp để nấu xôi và chế biến thành các loại bánh khác nhau như cốp dẹp, bánh gừng, bánh tai yến, bánh lá dứa... Các loại bánh này đã xuất hiện như những món ăn vặt trên khắp đường phố, ngõ hẻm của Cà Mau.
Trong chế biến món ăn, người Khmer thường sử dụng nguyên liệu như sả, hành, tiêu, đường, ớt, nước cốt dừa..., đặc biệt, không thể không nhắc tới món mắm prohoc truyền thống là gia vị cho mọi món ăn. Mắm prohoc được chế biến từ các loài cá linh, cá trắng, tép... Điểm đặc biệt nhất của loại mắm này là để càng lâu càng ngon và người Khmer sử dụng mắm hầu như trong tất cả các món ăn theo những cách chế biến khác nhau. Mắm cũng là một trong những món ăn phổ biến hiện nay của người Cà Mau nhưng đã được biến tấu đa dạng hơn như: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm tép, mắm ba khía, mắm cá sơn, mắm cá phi... Từ mắm, có thể chế biến thành nhiều món ăn như bún nước lèo, mắm chưng, mắm sống trộn chanh ớt, mắm chiên, lẩu mắm... Các món ăn này hầu như trở thành thương hiệu đặc sắc của ẩm thực Cà Mau.
Người Khmer cũng đặc biệt thích ăn những loại rau quả có vị chua, đắng và chát kèm theo trong các món ăn. Họ thường ưa chuộng vị đắng của lá sầu đâu dùng để nấu canh, luộc hoặc trộn gỏi với khô cá lóc. Ngày nay, một số loại quả có vị chua như khế, vị chát như chuối sống được xắt ăn kèm với mắm kho, mắm sống, thịt nướng, cá lóc nướng trui... Một số loại rau có vị đắng như: rau đắng biển, rau đắng đất được nhiều người ưa chuộng để nấu canh, nhúng lẩu, nhúng cháo.
Món canh chua cũng là một trong những món ăn khoái khẩu của người Cà Mau. Do sự ảnh hưởng phần nào của ẩm thực Khmer mà các món canh cua của người Cà Mau trở nên phong phú hơn với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: canh chua nấu bằng cơm mẻ, lá me non, trái me xanh kết hợp với các loại rau như: trái chuối xiêm xanh, bắp chuối thái mỏng, cây chuối non, các loại rau mùi... Đặc biệt, Cà Mau vốn có nhiều loại cá tươi ngon với các loài cá nước mặn như cá hanh, cá ngát, cá kèo, cá vồ chó, cá nâu, cá chẽm... và các loại cá đồng như cá lóc, cá rô, cá sặc, lươn rừng... làm cho món canh chua trở nên vô cùng hấp dẫn.
Sự phong phú và đa dạng từ nguồn nguyên liệu, kết hợp cùng phong cách chế biến món ăn của người Khmer, người Kinh và người Hoa đã làm nên ẩm thực Cà Mau đặc sắc.
Bún chả 3 miền Có thể nói, bún chả (thịt nướng) là món bún hiện diện ở 3 miền Nam, Trung, Bắc, có cùng cách chế biến và nguyên liệu giống nhau nhưng đặc trưng vùng miền thể hiện lại khác nhau! Khoảng 15 năm trở lại, bún chả Hà Nội "Nam tiến" tại các tỉnh, thành phố miền Nam, với cách ăn hơi cầu kỳ thể...