Tự tay làm bún, phở cho bữa sáng
Độc giả người Việt đang sinh sống tại Nhật đã chia sẻ công thức chế biến những món bún, phở truyền thống phù hợp cho bữa sáng.
Sống xa quê, ít có cơ hội được thưởng thức các món ăn truyền thống nên chị Hoa Quỳnh đã tự chuẩn bị nguyên liệu và chế biến những bữa ăn thuần Việt cho cả nhà. Thay vì ăn sáng theo kiểu Nhật, chị Quỳnh tỉ mỉ nấu những bát bún bò Huế đậm vị quê nhà. Để tiết kiệm thời gian nấu nướng, chị Quỳnh thường ninh sẵn nước dùng xương, lấy nước cốt rồi đóng bịch để đông, khi dùng sẽ pha loãng ra.
Bún chả cũng là món ăn phù hợp cho buổi sáng. Món ăn ngon phải có thịt nướng chuẩn vị. Bạn có thể ướp thịt theo tỷ lệ 1 kg thịt ba chỉ, 3 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào, 2 thìa mì chính, 1 thìa sữa đặc, 2 thìa nước hàng, 2 thìa nước cốt sả, hành, tỏi, tiêu xay nhuyễn. Bạn trộn thịt với gia vị và ướp 4 tiếng sau đó đem nướng.
Bún thang đầy đặn, tinh tế được xem là món ăn truyền thống của những gia đình Hà thành xưa. Bát bún có sợi bún nhỏ, thịt gà, trứng chiên, giò lụa, nấm hương và rau răm thái nhỏ. Nước dùng trong vắt được ninh từ xương gà và tôm nên ngọt tự nhiên. Đặc điểm nhận biết của món ăn này là các nguyên liệu được thái sợi, xếp gọn gàng, đẹp mắt.
Phở gà không bỏ quế và hồi, chỉ có hành hương, gừng, rễ mùi già và hạt mùi mới chuẩn vị. Ngược lại, nếu bạn bỏ quế, hồi sẽ khiến nước dùng đục, át đi vị thanh của nước xương gà. Bạn có thể sử dụng phần thịt đùi để làm nguyên liệu chính cho món phở gà.
Video đang HOT
Bún dọc mùng cũng là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình miền Bắc. Món bún có nước dùng ngọt thơm từ xương ống ninh. Ngoài ra, dọc mùng là nguyên liệu không thể thiếu để món bún tròn vị. Ăn dọc mùng dễ bị ngứa, bạn nên sơ chế kỹ. Bạn cần bỏ sạch vỏ dọc mùng, thái vát mỏng. Khi tước vỏ bạn nên để thật khô ráo. Tiếp theo, bạn chuẩn bị một nồi nước, cho 1 thìa giấm cùng 1 thìa muối, khi nước sôi thả dọc mùng vào chần. Để dọc mùng khoảng 5 phút thì bạn tắt bếp, vớt ra và thả vào nước đá lạnh rồi vắt kiệt.
Có nhiều cách chế biến cá như kho, hấp, chiên, bạn có thể đổi gió nấu bún cá cho cả nhà. Để làm nước dùng chuẩn vị, bạn xay nhuyễn xương cá và đầu cá, hầm cùng xương ống heo. Bạn có thể dùng cá rô phi hoặc cá diêu hồng để lấy phần thịt cho món ăn.
Tuy không phải món ăn gốc Việt, hủ tiếu Nam Vang vẫn được nhiều người Việt yêu thích. Để món hủ tiếu ngon, bạn cần tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị nước dùng. Bạn làm sạch xương ống với rượu và giấm. Sau đó, bạn chuẩn bị nước có gừng, giấm, rượu trắng và muối để luộc qua xương. Xương sau khi luộc cần rửa sạch lại sau đó áp chảo cho vàng 2 mặt. Cuối cùng, bạn ninh xương trong nồi 3 l nước, để nhiệt độ trung bình và thỉnh thoảng hớt bọt để nước dùng có độ trong.
Mẹ trẻ khoe loạt mâm cơm gia đình đẳng cấp
Các món ăn ở nhà của Huyền Trang luôn luôn thay đổi liên tục mà vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất trong từng bữa ăn.
Mâm cơm nhà luôn có ý nghĩa quan trọng đối với rất nhiều người. Dù chỉ là những món ăn quen thuộc nhưng không vì thế mà chúng được nấu qua loa hay tạm bợ cho có đâu nhé. Ngược lại, có một số người còn sẵn sàng nâng tầm mâm cơm gia đình, biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật nhìn thôi đã phải xuýt xoa. Loạt mâm cơm của bà mẹ trẻ có tên Hà Huyền Trang (30 tuổi) đến từ Hà Nội này chính là minh chứng khẳng định điều trên.
Loạt mâm cơm cực xịn sò của bà mẹ trẻ có tên Hà Huyền Trang.
Vốn làm việc trong lĩnh vực nhà hàng nên Huyền Trang khá cầu kỳ trong chuyện ăn uống cá nhân. Nhà chỉ có 2 mẹ con lại bận rộn suốt ngày nhưng không vì thế mà Trang bỏ bê việc chuẩn bị mâm cơm nhà đầy đủ, ngon lành, nóng hổi. Những mâm cơm mà bà mẹ trẻ này thực hiện luôn khiến người ta trầm trồ vì trông ngon mắt lại trình bày quá xịn.
Được biết, từ bé Huyền Trang đã tập vào bếp từ bé khi hay phải nấu cơm chờ mẹ đi làm về. Sau này khi có con thì trình độ nấu nướng của cô càng được nâng cao một chút. Trang có thể nấu hầu hết các món từ Việt đến Tây, Tàu, Nhật, Hàn...
"Tùy từng món ăn mà mỗi mâm cơm nhà mình có giá khác nhau. Thường thì mình đi chợ chỉ hết 100k, nhưng thỉnh thoảng muốn "chơi sang" thì cũng tiêu hết 500k hoặc hơn. Có ngày, cả nhà ăn chay có ngày lại ăn mặn, rồi có ngày ăn món Âu ngày ăn món Á...", Trang chia sẻ.
Dù nhà chỉ có 2 người nhưng không vì thế mà Trang bỏ bê việc nấu nướng.
Trang luôn cố gắng thay đổi món thường xuyên mà vẫn đảm bảo được dinh dưỡng.
Trang thường nấu nhiều món nhưng với số lượng ít, và chẳng may nếu thừa thì cô nàng sẽ cất tủ lạnh để sáng mai ăn sáng hoặc hâm nóng lại mang đi ăn trưa tại chỗ làm. Thời gian để nấu ăn mỗi ngày của Trang cũng thay đổi tùy theo độ phức tạp của món ăn, con số dao động từ 30 phút đến 1 tiếng. Thậm chí, với những món như bún, phở, bà mẹ trẻ này còn sẵn sàng dùng nồi hầm chậm để ninh nước xương khoảng 8-10 tiếng cơ.
Trong kí ức của Trang, mỗi buổi trưa đi học về là vào bếp nấu cơm và đợi mẹ đi làm về, giờ đây khi có con rồi, cô vẫn còn vẹn nguyên cảm giác hồi hộp chờ người thân của mình ăn từng món ăn từng tâm huyết của mình, sau đó là chờ 1 câu khen hoặc góp ý. Trang tâm sự: "Nhà chỉ có 2 mẹ con, qua những bữa cơm nhà, mình muốn mình và con mình được hiểu nhau và gắn kết nhau hơn, ngồi ăn cơm cùng nhau tâm sự chuyện của con của mẹ, vui lắm!".
Trông mà thèm quá ha mọi người!
Mẹ đảm khoe những mâm cơm ngon ai cũng phải hỏi "đầu bếp phương nào?" Những mâm cơm gia đình của chị Phương không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, chẳng thua ở nhà hàng chút nào. Với nhiều chị em phụ nữ, nấu ăn không chỉ là sở thích mà còn là trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình, con cái. Dù bận bịu công việc cơ quan nhưng cứ hết giờ làm, họ lại trở...