Từ sự việc bé 11 tuổi uống nhầm axit: Cách sơ cứu ban đầu giảm thiểu hậu quả
Khi mua nước uống ở cổng trường, bé gái bị đưa nhầm chai dung dịch axit sunfuric khiến em phải gây thương tật suốt đời.
Mua nước uống ở cổng trường, bé gái uống nhầm axit rửa bình ắc quy
Bé L. (11 tuổi, quê Quảng Ninh) hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong suốt 1 tháng qua. Sức khỏe hiện tại vẫn đang trong tình trạng nguy kịch do loét dạ dày, tá tràng.
Trước đó, vào ngày 26/6, bé L. ra trường cổng trường mua nước uống. Người bán hàng lúc này đã đưa nhầm chai dung dịch axit sunfuric (dùng để rửa ắc quy). Bé L. đã uống nhầm sau đó được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Bé L. vẫn trong tình trạng nguy kịch
Tiếp nhận bệnh nhi lúc 15h chiều 27/6, các bác sĩ tại khoa Cấp cứu chống độc đã nội soi tai mũi họng, nội soi tiêu hóa cấp cứu. Kết quả cho thấy bé L. bị loét dạ dày hành tá tràng mức độ 3a. Bệnh nhi được đặt sonde dạ dày và chuyển khoa Tiêu hoá tiếp tục điều trị.
Video đang HOT
BS Đặng Thúy Hà, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Trung tâm Tiêu hóa – Dinh dưỡng – Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, uống nhầm axit khiến vùng miệng của bệnh nhi bị tổn thương khá nặng, không thể ăn uống như bình thường, các bác sĩ phải đặt đường truyền nuôi dưỡng cho bệnh nhi kết hợp tiêm kháng sinh.
Dù được cấp cứu, điều trị khá sớm nhưng suốt 10 ngày đầu nhập viện, bé L. liên tục đau bụng, nôn. 4 ngày tiếp theo tình trạng sức khỏe của bé tạm thời ổn định. Tuy nhiên, 5 ngày sau cháu lại sốt cao 39-40 độ.
Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tại, cháu L. vẫn trong tình trạng nặng. Cháu bị viêm phúc mạc, tiên lượng xa có thể hẹp dạ dày môn vị, không thể ăn uống bằng đường miệng.
Theo giải thích của người bán hàng, do con trai làm nghề sửa chữa máy nổ, máy bơm nên tích trữ axit sulfuric trong chai lavie để ở trong nhà. Đó chính là nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn tai hại.
Cách sơ cứu khẩn cấp khi trẻ uống nhầm các loại hóa chất
Thực tế tình trạng trẻ nhỏ uống nhầm các dung dịch hóa chất độc hại đã từng xảy ra nhiều lần trước đó. Hơn 90% trường hợp trẻ ngộ độc hóa chất xuất phát từ nguyên nhân uống nhầm hóa chất đựng trong những vỏ chai nước suối, nước ngọt, trà xanh…Ngoài ra, phổ biến nữa là xăng, xăng thơm, dầu hôi, nước tro tàu, dầu nhớt… Trong đó, những loại hóa chất thuộc nhóm bay hơi như xăng dầu, acetone… thường gây tổn thương phổi rất nặng; còn các chất ăn mòn như acid, nước tro tàu… gây viêm loét thực quản và các cơ quan thuộc đường tiêu hóa.
Khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất, nhất là hóa chất bay hơi, người lớn không được gây nôn cho trẻ. Suy nghĩ nếu nôn ra thì sẽ hết ngộ độc là hoàn toàn sai lầm, vì trẻ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.
Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi không may uống nhầm hoá chất, cần nhanh chóng uống thật nhiều nước lọc càng nhiều càng tốt nhằm pha loãng axit trong dạ dày, giảm tổn thương ở mức độ nặng tại cơ quan này. Nếu trẻ đang ho thì tuyệt đối không được cho uống nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Sau đó, cách xử lý tốt nhất là đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Bên cạnh đó, cách tốt nhất để phòng tránh sự nhầm lẫn nguy hiểm đã nêu là không sử dụng lại những chai nước uống để đựng hóa chất. Các chai, lọ đựng hóa chất nên dán chú thích rõ ràng, đặt xa tầm tay trẻ em, tốt nhất là có ngăn tủ riêng, khóa lại. Đặc biệt, nên tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng các chất nói trên.
'Máu phun thành tia' khi nặn mụn, nam thanh niên nhập viện khẩn cấp
Tưởng mụn nhọt thông thường, nam thanh niên tìm cách nặn, khiến máu phun thành tia. Người nhà nhanh chóng sơ cứu băng ép cầm máu rồi đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Hình ảnh can thiệp nút tắc ổ dị dạng qua đường động mạch đùi. Ảnh: Dân trí
Theo nguồn tin trên Dân trí, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, vừa cắt thành công lớp ổ dị dạng động tĩnh mạch ẩn dưới da cho nam thanh niên Dương Hồng Q. (18 tuổi, trú tại Hà Nội). Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng chảy máu nhiều vùng lưng sau khi nặn mụn.
Trước đó, bệnh nhân thấy có khối màu đen tồn tại ở lưng nhiều năm nay. Tới tháng 7/2020, khối màu đen to hơn, gây đau, khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Tưởng mụn nhọt thông thường, bệnh nhân tìm cách nặn, không ngờ sau khi nặn được vài phút, bệnh nhân bỗng thấy máu chảy dữ dội, 'phun thành tia'. Thấy vậy, gia đình vội sơ cứu băng ép cầm máu sau đó đưa bệnh nhân đến tới bệnh viện để điều trị.
Tại bệnh viện, sau khi thăm khám lâm sàng và chụp chiếu, các bác sĩ phát hiện một khối dị dạng mạch rất lớn nằm ẩn phía dưới vết chảy máu ngoài da. Tổn thương là búi thông động tĩnh mạch lan tỏa dưới da và trong cơ lưng với động mạch đi vào ổ dị dạng tách trực tiếp từ động mạch chủ ngực.
Do áp lực dòng chảy lớn nên phần nằm nông dưới da của ổ dị dạng càng to dần theo thời gian. Khi vỡ ổ dị dạng ra ngoài thì lưu lượng dòng chảy rất lớn, nếu không sơ cứu cầm máu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh nhân được chỉ định can thiệp nút mạch để ngăn các nguồn cấp máu từ động mạch lớn sau đó phẫu thuật làm sạch ổ dị dạng. Theo đó, đầu tiên, bệnh nhân được chụp mạch và can thiệp nút tắc ổ dị dạng qua đường động mạch đùi. Sau khi can thiệp ổn định, bệnh nhân được mổ, loại bỏ ổ dị dạng.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Cương, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, cho biết búi dị dạng động tĩnh mạch nằm ở phần mềm dưới da không hiếm gặp.
Tổn thương nhỏ nằm ngoài da nhưng có thể ẩn khối dị dạng mạch với lưu lượng rất lớn. Nếu làm tiểu phẫu hoặc sinh thiết khối khi chưa có chẩn đoán xác định sẽ gây chảy máu rất lớn.
Trao đổi với báo Gia đình và xã hội bác sĩ Phạm Thị Việt Dung, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ, cho biết ca phẫu thuật thuận lợi. Ngày 17/7, bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, người dân nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín khi thấy có bất thường về sức khỏe dù là nhỏ nhất để được tư vấn hoặc can thiệp kịp thời. Mọi người không nên có tâm lý chủ quan hoặc tìm cách tự chữa trị, áp dụng các phương pháp chưa được kiểm chứng khiến tình trạng trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, có thể chủ động tìm hiểu một số cách sơ cứu cơ bản tại nhà để áp dụng trong những tình huống cần thiết.
Bác sĩ cứu bệnh nhân ôm máy cày đến viện cấp cứu Nam bệnh nhân Bắc Giang được chuyển đến viện cấp cứu khi chiếc máy cày vẫn nằm ngang bụng. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 36 tuổi, ở Lục Ngạn, Bắc Giang được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng rất nặng. Bệnh nhân bị tai nạn lao động do máy cày đâm vào bụng, được...