Từ sinh vật nào con người nghĩ ra hình tượng rồng?
Rồng xuất hiện độc lập trong nghệ thuật, thần thoại, văn hóa dân gian của nhiều quốc gia và nền văn minh trong suốt lịch sử.
Sự đa dạng đó khiến nhiều người tò mò về nguồn gốc của sinh vật huyền thoại này.
Một bức tượng rồng ở Slovenia. Ảnh: Wikipedia
Theo một số học giả, hình tượng con rồng được phát triển độc lập ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ và nước Úc. Bằng cách nào điều này có thể xảy ra? Nhiều chuyên gia cho rằng hình tượng rồng có thể được truyền cảm hứng từ các động vật có thật.
Rắn
Adrienne Mayor, một nhà sử học người Mỹ, cho rằng hình tượng rồng dựa trên kiến thức dân gian hoặc sự phóng đại về các loài bò sát còn sống ngày nay.
Theo trang Heritage Daily, một trong những mô tả sớm nhất về loài rồng là chúng giống như những con rắn khổng lồ trong thần thoại của vùng Cận Đông cổ đại.
The Enigmatic Book of the Netherworld (tạm dịch: Cuốn sách bí ẩn về thế giới địa ngục), một văn bản tang lễ của người Ai cập cổ đại được tìm thấy trong lăng mộ vua Tutankhamun, đã mô tả Ouroboros – một biểu tượng cổ xưa – là hình ảnh một con rắn hoặc một con rồng đang ăn đuôi của chính nó. Biểu tượng này vẫn tồn tại ở Ai Cập cho đến thời La Mã, khi nó thường xuyên xuất hiện trên các lá bùa phép thuật.
Một bức ảnh về Ouroboros. Ảnh: Wikipedia
Trong văn học ở Iran, những con rồng như Aži Dahāka có nghĩa là “con rắn lớn”, là hiện thân của tội lỗi và lòng tham.
Trong thần thoại Philippines, Bakunawa là một con rồng có hình dạng giống rắn, được cho là nguyên nhân gây ra nhật thực, động đất, mưa và gió.
Video đang HOT
Ấn Độ cũng có truyền thuyết riêng về rồng liên quan đến rắn. Rigveda – một tuyển tập các bài thánh ca tiếng Phạn Vệ Đà (ngôn ngữ cổ), mô tả cách thần bão tố Indra chiến đấu với Vrtra, con rồng khổng lồ có hình dạng như rắn.
Khủng long
Theo tạp chí khoa học Smithsonian, nhiều người cổ đại có thể đã phát hiện ra hóa thạch khủng long và cho rằng đó là xương cốt của rồng. Chang Qu, một sử gia Trung Quốc ở thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, từng tuyên bố phát hiện “xương rồng” ở khu vực là tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Nhưng thực tế, đó là xương của khủng long.
Nhà thờ Wawel (Ba Lan), nơi treo nhiều xương được cho là của rồng Wawel, nhưng các nhà khoa học xác định số xương đó là thuộc về một động vật có vú thuộc kỷ Pleistocene (kết thúc cách đây 11.700 năm).
Một hóa thạch xương lớn treo bên ngoài nhà thờ Wawel. Ảnh: X
Cá sấu sông Nile
Có nguồn gốc từ châu Phi, cá sấu sông Nile có thể là nguồn cảm hứng về truyền thuyết rồng ở châu Âu khi chúng bơi qua Địa Trung Hải để tới Ý hoặc Hy Lạp.
Cá sấu sông Nile là một trong những loài cá sấu lớn nhất, có thể dài tới 5,4m. Khác các loài cá sấu khác, cá sấu sông Nile có thể “đi bộ cao” với phần thân được nâng khỏi mặt đất. Một con cá sấu khổng lồ, chậm chạp rất có thể là hình tượng cho loài rồng, theo tạp chí khoa học và tự nhiên Smithsonian.
Thằn lằn Goanna
Thằn lằn Goanna. Ảnh: Ballarat Wildlife Park
Úc được xem là “nhà” của thằn lằn Goanna. Loài bò sát săn mồi to lớn này có hàm răng và móng vuốt sắc như dao. Chúng cũng là một phần quan trọng trong văn hóa dân gian truyền thống của thổ dân Úc. Một số nghiên cứu còn cho thấy, Goanna có thể tiết ra nọc độc khiến vết thương của nạn nhân bị nhiễm trùng sau khi bị tấn công. Ít nhất là ở Úc, loài thằn lằn này có thể là nguồn cảm hứng để người Úc sáng tạo ra hình tượng rồng.
Cá voi
Theo tạp chí Smithsonian, một số chuyên gia cho rằng việc phát hiện ra các loài động vật cỡ lớn như cá voi đã khơi gợi những câu chuyện về rồng. Người cổ đại khi thấy xương cá voi sẽ không thể biết đó là một loài sống dưới biển. Và với một sinh vật khổng lồ như vậy, họ rất dễ nhầm lẫn đó là một động vật săn mồi.
Loài 'rồng biển' quý hiếm có hình dạng giống hệt rồng trong huyền thoại
Rồng biển lá có quan hệ họ hàng gần với cá ngựa, là một chuyên gia ngụy trang bằng cách sử dụng các phần thân thể hình dạng như chiếc lá của chúng để ẩn mình trong hệ thực vật xung quanh.
Rồng biển có lá còn được người dân địa phương ở Melbourne và Adelaide gọi là 'lá cây'. Sinh vật biển được gọi là Phycodurus, và thuộc chi bao gồm các loại rồng biển, cá ngựa và cá ống
Hải long lá là một loài cá thuộc họ cá chìa vôi, có hình dáng giống hệt những chiếc lá hình con rồng và chỉ xuất hiện ở bờ biển phía Tây và Nam Australia
Thiết kế chung của hình dạng con rồng biển đầy lá mang lại cho con vật khả năng ngụy trang
Rồng biển thích ẩn mình trong hầu hết các rong biển và tảo biển được tìm thấy ở độ sâu của các cơ thể đại dương
Nguồn thức ăn chính của chúng là các sinh vật phù du và động vật giáp xác nhỏ hơn so với kích thước của chúng
Những con rồng biển có lá có thể phát triển chiều dài lên tới 30,5 cm
Hải Long lá hạn chế vận động và có thể đứng yên tại một vị trí trong suốt khoảng thời gian dài 68 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, một số con hải long lá thỉnh thoảng sẽ di chuyển với tốc độ 150m/h và trong một khoảng thời gian dài
Hải long lá thường sống ở vùng biển có độ sâu từ 5-35m. Đặt biệt, chúng chỉ xuất hiện ở vùng nước ôn đới với nhiệt độ quanh năm giao động từ 14-19 độ C
Để tự vệ cũng như tấn công, hải long lá co cơ thể lại và chĩa những cái gai trên mình ra. Đó chính là vũ khí quan trọng nhất của loài cá quý hiếm dưới đáy đại dương này
Trứng được rồng đực mang suốt bên mình cho đến khi nở. Sau khoảng 8 tuần, số trứng đó sẽ nở thành những chú hải long lá con nhưng chỉ có khoảng 5% số đó phát triển được đến tuổi trưởng thành
Những đặc điểm độc đáo của loài rồng biển đầy lá đủ để những người thu mua thủy sinh săn trộm chúng, dẫn đến việc giảm dân số trung bình của chúng
Những loài vật tàn nhẫn nhất thế giới Không ít người từng nghĩ cá mập là con vật ác nhất thế giới, tuy nhiên đó là khi bạn chưa được biết đến những con vật dưới đây thôi. Các loài động vật có thể nguy hiểm theo nhiều cách khác nhau như to lớn, khả năng săn mồi hoặc lượng nọc độc do chúng sở hữu. Sau đây là danh sách...