Từ “sandwich” thành “sando”: hành trình tiến hoá của món bánh mì kẹp phương Tây trên đất Nhật
Dường như người Nhật có một loại tài năng lạ kì trong việc biến tấu các món ăn phương Tây và khiến chúng trở thành “của mình”.
Đối với những ai chưa quen thuộc văn hoá biến tấu các món phương Tây thành phiên bản đậm chất dân tộc của người Nhật, sẽ thật khó để hiểu được sự đặc sắc của nó. Bởi vì hẳn là quốc gia nào cũng có một vài món ăn được chế biến hoặc lấy cảm hứng từ ẩm thực ngoại quốc. Tuy nhiên ở Nhật, những món ăn ngoại quốc được “đồng bộ hoá” như vậy là cả một trường phái và có hẳn tên riêng để gọi chúng: Yoshoku.
Ẩm thực Yoshoku: khi văn hoá phương Tây và Nhật Bản hoà trộn.
Trong thực tế, những món Yoshoku này thường được xem là “món ăn Nhật lấy cảm hứng từ phương Tây”, chứ không chỉ là “món ăn phương Tây”. Yoshoku là cả một quá trình nghiên cứu và xây dựng, gắn liền với những thăng trầm của nước Nhật trong thời cận hiện đại. Nói cách khác, Yoshoku thuộc về ẩm thực Nhật Bản và là niềm tự hào của người dân xứ hoa anh đào. Có thể nói, người Nhật có một tài năng đặc biệt trong việc mượn các món phương Tây và thêm thắt vào những nét đặc trưng để khiến chúng thành “của mình”, và họ làm điều đó một cách thật tinh tế, trôi chảy đến mức Yoshoku cũng có thể sánh vai cùng Washoku (ẩm thực truyền thống) dù tuổi đời hiển nhiên không lâu dài bằng.
Một ví dụ điển hình của chuyện này là món “ sando” – rút ngắn từ “sandwich”.
Mo sando – một ví dụ điển hình của Yoshoku.
Dù sando về cơ bản cũng là một loại sandwich, nhưng nó mang nét đặc trưng Nhật Bản nhiều đến mức đủ để phân biệt nó với các món sandwich còn lại trên thế giới. Sando ở Nhật có cả một “gia phả” dài từ phiên bản cao cấp được chế tạo bởi những đầu bếp nổi tiếng như Oshima Manabu, đến những phiên bản bình dân trong cửa hàng tiện lợi konbini, những bếp bánh mì artisan, hoặc thực đơn ăn khuya của những khách sạn danh giá nhất.
Video đang HOT
Sando cửa hàng tiện lợi (trái) và Sando kẹp thịt Katsu đắt đỏ của nhà hàng lớn (phải).
Tưởng sando cũng chỉ là cách gọi khác của sandwich trên đất Nhật, nhưng nó tựa hồ như mang một “danh tính” rất khác, rất đặc trưng, thậm chí với cả người nước ngoài. Theo như trang Thrillist, tháng 10 năm 2018 vừa qua đã chứng kiến một sự “trỗi dậy” của các món sando trên khắp nước Mỹ. Trang này cho hay, sando bắt đầu xuất hiện trong thực đơn các nhà hàng cao cấp từ Los Angeles cho đến New York và thậm chí là cả London (nước Anh). Nguyên do cho xu hướng này là từ một chiếc sando Wagyu katsu được làm từ thịt bò cao cấp trong các nhà hàng Nhật Bản được người phương Tây săn đón.
Trong khi các loại sandwich trên thế giới như sandwich phô mai, sandwich thịt gà… đều đã “đi khắp thế giới” và gần như khó xác định được chúng thuộc về một nền văn hoá nhất định, thì vẫn có những món sando vô cùng đặc trưng ở Nhật không thấy ở nơi nào khác, tỷ như hai loại kinh điển là katsu sando (sandwich thịt chiên giòn) và furutsu sando (sandwich trái cây).
Katsu sando (trái) và furutsu sando (phải).
Bên cạnh những món này, văn hoá sando của người Nhật cũng phát triển đến mức có những Sandwich House chuyên phục vụ các loại sandwich được làm từ nguyên liệu thượng hạng nhất. Ví dụ như món ichigo sando (sandwich dâu tây) được làm từ dâu tây theo mùa, có thể tốn cả “gia tài” với giá đôi khi lên đến 10 USD một quả, tuỳ theo hương vị độ chín.
Có các cửa hàng chuyên phục vụ các loại sando chất lượng.
Những dấu chân đầu tiên của sando trong ẩm thực Nhật xuất hiện từ những thế kỷ 16, khi người Bồ Đào Nha và người Hà Lan bắt đầu cho thuyền buôn cập bến Nagasaki và theo đó, là những chiếc bánh mì (hiện tại ở Nhật, bánh mì được gọi là “pan”). Sau nhiều sóng gió chính trị cũng như chiến tranh, những ổ bánh mì bắt đầu phất lên vào thời Meiji, khi món bánh mì đậu đỏ anpan được phát minh – đánh dấu một trong những sự hoà quyện đầu tiên giữa hai nền ẩm thực truyền thống và phương Tây. Từ sau đó, nhiều loại bánh mì lên men bắt đầu được sáng tạo, bao gồm món melon pan rất được lòng người Nhật và giới học sinh, sinh viên hiện nay.
Sando xuất hiện đầu tiên dưới hình dáng một chiếc bánh sandwich mềm được phụ huynh làm cho học sinh tiểu học. Chiếc bánh mì hình vuông mềm thơm mùi sữa ấy được biết đến là “shokupan” – loại bánh mì thường được dùng để làm sando bây giờ. Thời đó, các loại nhân về cơ bản chỉ có trứng rán kiểu Nhật (tamagoyaki) nhưng dần dà, mọi thứ bắt đầu “vượt ngoài tầm kiểm soát”. Người Nhật bắt đầu sáng tạo không giới hạn, tạo nên cả một “dòng họ” sando lớn mạnh như ngày nay.
Source (Nguồn): Departures, Thrillist.
Gỏi gà hoa phượng: tưởng đùa mà lại thành món ăn gây sốt mạng xã hội
Trong vô vàn món nộm, món gỏi, chẳng ai ngờ được là lại có món gỏi làm từ hoa phượng vừa ngon lại vừa đẹp mắt như thế này.
Mùa phượng nở đỏ rực khắp nơi, gợi nhớ về bao nhiêu kỷ niệm tuổi học trò cùng những mùa chia tay cuối năm, hay những kỷ niệm rủ nhau đi hái phượng về chơi chọi gà... Hồi đó, chắc cũng nhiều người từng... ăn hoa phượng, nhưng cũng chỉ là tiện tay bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến, thấy cái vị chua chua mát mát thì cũng thích. Thế nhưng bạn có biết, hoa phượng còn được mang làm thành món gỏi gà hoa phượng đang được rất nhiều người yêu thích, thậm chí còn gây sốt trên mạng xã hội đó.
Khi nói về món gỏi hay nộm, chúng ta có thể hình dung ra ngay một món trộn với rất nhiều nguyên liệu, trong đó chủ yếu là thực vật (rau, hoa chuối...) với rất nhiều gia vị khác nhau để tạo nên hương vị chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn... Với mỗi món gỏi khác nhau, hương vị đặc trưng sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào nguyên liệu được sử dụng.
Nộm gà hoa phượng đã có từ lâu, tuy nhiên chỉ phổ biến ở một số nơi thuộc các tỉnh miền Tây. Chỉ tới gần đây, khi hình ảnh những địa nộm gà hoa phượng được chia sẻ nhiều hơn trên mạng xã hội thì cộng đồng ăn uống mới biết nhiều hơn đến món ăn này.
Nguyên liệu chính của món gỏi gà hoa phượng là thịt gà và hoa phượng. Vì những cánh hoa phượng có vị chua nhẹ, thanh thanh nên rất thích hợp để làm món gỏi. Thịt gà thường sử dụng phần thịt trắng, luộc chín rồi xé nhỏ. Bên cạnh đó còn có thêm hoa chuối hoặc giá đỗ (tuỳ sở thích), rau thơm, lạc rang, hành phi, ớt, chanh và các loại gia vị. Các nguyên liệu được cho vào chung một bát rồi pha nước trộn gỏi và đổ vào, trộn đều lên, vậy là có ngay một đĩa nộm gà hoa phượng vừa ngon miệng, vừa ngon mắt rồi.
Màu đỏ rực của hoa phượng khiến cho món gỏi này bắt mắt hơn bất kì món gỏi nào khác. Cùng với đó, màu trắng của thịt gà, màu xanh của các loại rau... càng khiến cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Nộm gà hoa phượng ăn chua ngọt, cay cay. Đặc biệt, hương vị của những cánh hoa phượng rất lạ miệng. Nếu bạn chưa ăn thử lần nào, sao không làm ngay tại nhà để mọi người cùng thưởng thức nhỉ?
Theo Trí Thức Trẻ
Từ kinh đô về cố đô, từ Hà Nội đến Ninh Bình thôi mà món bún chả đã khác xa thế này Bún chả quạt ở Ninh Bình đã quá nổi tiếng với rất nhiều du khách rồi. Đặc biệt, khi nhìn miếng chả nướng ở đây, ai cũng tò mò mà muốn thử một lần. Nói đến bún chả, có lẽ nhiều người thường nghĩ ngay đến bún chả Hà thành với tiếng tăm lẫy lừng, thậm chí còn gắn với tên tuổi của...