Từ Samsung, LG cho đến Xiaomi và Apple: Công nghệ còn chẳng quan trọng bằng cách đặt tên
Có những sản ph ẩm thực sự chẳng nổi bật hay thậm chí là thua kém so với đối thủ cạnh tranh. Nhưng thành công thì không chỉ phụ thuộc vào công nghệ…
“Disrupt”: Từ tiếng Anh mà bạn buộc phải hiểu để lý giải sự vĩ đại của Apple, Google hay MicrosoftTheo lời một chuyên gia, Apple không còn là công ty sáng tạo nữaChân đế màn hình 1.000 USD – Màn ảo thuật đỉnh cao của Apple
Nếu tìm hiểu về công nghệ TV, bạn có lẽ sẽ biết rằng dù có tên gọi na ná nhau nhưng QLED của Samsung gần với công nghệ LCD truyền thống hơn là OLED thời thượng. Chính vì lý do này, QLED thường thua kém ở một số khía cạnh quan trọng. Ví dụ, trong bài so sánh của Digital Trends, QLED thua kém trước OLED ở nhiều khía cạnh khác nhau, ngoại trừ độ sáng tối đa. Theo CNET, OLED có độ tương phản và độ sâu màu đen tốt hơn, góc nhìn cũng rộng hơn.
Thế nhưng, sự vượt trội về mặt công nghệ không có nghĩa rằng TV OLED của LG có thể chiếm ngôi vương thị trường TV cao cấp. Vào quý 1 năm ngoái, LG bán được 344.000 TV OLED trong khi Samsung bán được 337.000 chiếc QLED. Một năm sau, doanh số của LG chỉ chạm mốc 381.000 chiếc trong khi Samsung đã vượt ngưỡng 1,1 triệu đơn vị.
Đặt tên để định vị cảm xúc
Là biến thể của LCD LED nhưng cách đặt tên “QLED” đã nâng tầm công nghệ này lên ngang hàng với OLED, vốn khác biệt hoàn toàn.
Rõ ràng trong ván bài của 2 ông lớn thị trường TV, cách đặt tên đã đóng một vai trò quan trọng. Dù về bản chất QLED gần với LCD hơn, việc Samsung dùng tên “QLED” đã khiến người tiêu dùng mang một ấn tượng hoàn toàn khác biệt, coi QLED là đối thủ ngang hàng với OLED vốn từng được coi là tương lai hiển thị. Vì là “một biến thể của LED LCD” (CNET), QLED sẽ có giá thành sản xuất thấp hơn hẳn, cùng lúc lại có thể đạt đến những kích cỡ lớn một cách dễ dàng hơn. Thế là, bằng cách chọn đúng tên, Samsung đã tạo ra một đối thủ ngang hàng với OLED trong con mắt người dùng, cùng lúc lại hưởng lợi tốt hơn.
Samsung không phải là kẻ duy nhất biết đặt tên cho sản phẩm hiển thị của mình một cách khôn ngoan. Năm 2010, Apple ra mắt tấm màn “Retina” cho iPhone và Mac. Những ai hiểu biết về màn hình đều hiểu rằng Retina chỉ đại diện cho một con số duy nhất là mật độ pixel. Thậm chí, Retina còn chẳng có sáng tạo nào về mặt phần cứng (dù cách hiển thị phần mềm có thay đổi). Ai cũng đều biết Apple không tự sản xuất hay thiết kế màn hình, và bởi thế, độ nét của iPhone cũng nhanh chóng bị vượt mặt. Năm 2016, các mẫu đầu bảng Android có thể đã đạt tới độ nét hơn 500PPI trong khi iPhone vẫn tậm tịt ở mức 326PPI.
Với một phần lớn người tiêu dùng, “Retina” là cái tên duy nhất họ biết đến khi nói về “màn hình sắc nét”.
Nhưng bởi Apple mở đầu cho cuộc đua nâng độ phân giải, và bởi Apple biết chọn một cái tên thật kêu (“Retina”: con ngươi”), khái niệm “màn hình iPhone sắc nét” lại ăn sâu vào tâm trí của người dùng. Một người tiêu dùng phổ thông có lẽ còn quen thuộc với khái niệm Retina hơn là BRAVIA, UltraSharp hay bất kỳ một loại màn hình nổi danh nào khác. Sự vượt trội của Samsung, LG hay bất kỳ một hãng smartphone nào cũng sẽ bị lu mờ, bởi họ không đi trước và đặt một cái tên thật kêu cho màn hình đầu bảng.
Đặt tên để tiếp cận người mua
Còn rất nhiều ví dụ khác cho thấy sự khác biệt về tên gọi có khi còn quan trọng hơn sự khác biệt về công nghệ. Ví dụ, chiếc tai nghe True Wireless mang tên “AirDots” của Xiaomi cũng chỉ như hàng chục mẫu True Wireless Bluetooth bán trên thị trường, chẳng có đột phá nào về công nghệ hay trải nghiệm cả. Nhưng chỉ bằng cách gọi tên ai cũng thấy là “nhái” AirPods của Apple một cách khá trắng trợn, Xiaomi đã tự đưa mình ra một vị trí nổi bật hơn hẳn so với các loại True Wireless đang nhan nhản trên thị trường.
Người ta có thể chê bai Xiaomi không biết xấu hổ, nhưng rõ ràng là ai đó khi cần tìm một chiếc tai nghe không dây sẽ nghĩ đến Xiaomi trước khi nghĩ đến những cái tên khó nhớ như “WF-1000X” hay “Elite 65T”.
“AirDots”: Cái tên đạo nhái đến mức lố bịch, nhưng lại hoàn toàn phù hợp với chiến lược quảng bá của Xiaomi.
Tương tự, nếu không đặt tên tablet là “MateBook” và gợi nhớ đến “MacBook”, Huawei có lẽ đã chìm nghỉm giữa 1 rừng laptop/tablet học theo Surface. “Redmi Note” và “Honor Note” nếu không gợi nhắc đến dòng phablet tiền khởi của Samsung chắc cũng đã chìm nghỉm giữa một rừng smartphone Trung Quốc màn hình to giá rẻ.
Cách đặt tên là một cách để hướng đến người mua, để người ta nhắc nhiều hơn đến sản phẩm của bạn. Cách đặt tên là cách để bạn neo giữ sản phẩm trong trí óc người nghe. Và đôi khi, điều đó còn quan trọng hơn cả những đột phá công nghệ nữa.
Theo GenK
Visionox cung cấp công nghệ cho Xiaomi phát triển điện thoại gập, camera chìm
Ít được biết đến hơn BOE, Visionox vẫn là một công ty màn hình đáng gờm của Trung Quốc. Hãng đang hợp tác với Xiaomi để phát triển điện thoại màn hình gập và camera chìm dưới màn hình.
Smartphone đã rơi vào tình trạng bão hòa và các nhà sản xuất đang cố tìm cách làm mới sản phẩm. Các xu hướng được quan tâm bao gồm mạng 5G, điện thoại màn hình gập và camera ẩn dưới màn hình,... Phó chủ tịch Visionox là Xu Fengying phát biểu: "Với việc nở rộ của mạng 5G, big data, điện toán đám mây,... tấm nền hiển thị sẽ thay đổi phong cách sống của chúng ta, đem đến những trải nghiệm thị giác mới lạ...".
Visionox tại triển lãm Display Week 2019
Ông cho biết Visionox đang hợp tác với nhiều công ty khác để phát triển các công nghệ đột phá. Một trong số khách hàng được xác nhận là Xiaomi đã hợp tác cùng Visionox phát triển điện thoại màn hình gập và công nghệ camera chìm dưới màn hình. Tấm nền AMOLED dẻo của Visionox cũng được cung cấp cho ZTE, trên mẫu Axon 10 Pro hỗ trợ mạng 5G và cả smartphone đeo tay Nubia Alpha.
Công ty đã có thâm niên trong ngành hơn 20 năm, sở hữu 6.000 bằng sáng chế. Họ có hai nhà máy sản xuất Gen 6 tại Cố An, tỉnh Hà Bắc và Hợp Phì, tỉnh An Huy. Nhà máy AMOLED linh hoạt tại Cố An bắt đầu chạy từ cuối năm ngoái công suất 30.000 kính bề mặt mỗi tháng, đáp ứng cho 90 triệu smartphone. Mặc dù Samsung đang thống trị thị trường, nhưng các chuyên gia nói rằng BOE và các hãng Trung Quốc khác, gồm cả Visionox, đang thách thức vị thế đó.
Theo VN Review
Đến nửa số dân Mỹ không biết rằng mình đang dùng smartphone gì Đây là kết quả của việc các hãng smartphone ra mắt quá nhiều sản phẩm? Nếu bạn có thể gọi tên được chiếc smartphone của mình, và biết được nó thuộc phân khúc nào thì bạn đã 'sành công nghệ' hơn tới nửa số dân tại Mỹ! Trong một cuộc điều tra gồm 2000 người tại đất nước này, khoảng 50% số người...