Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia sẽ được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2021
Theo Quyết định 14 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia và bắt đầu khai thác, sử dụng từ năm 2021.
Quyết định 14 về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2019.
Tại Quyết định này, Thủ tướng giao trách nhiệm cho Bộ Tư pháp xây dựng, quản lý, hướng dẫn khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia bảo đảm kết nối, liên thông với các cơ sở dữ liệu (CSDL) liên quan đến phổ biến, giáo dục pháp luật; cập nhật sách, tài liệu pháp luật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo quy định.
Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia sẽ được vận hành, khai thác, sử dụng chung trên toàn quốc theo hướng tích hợp với website của Bộ Tư pháp, bảo đảm thuận tiện, đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật của cá nhân, tổ chức
Bộ Tư pháp cũng sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia và bắt đầu khai thác, sử dụng từ năm 2021; đề xuất giải pháp về điều kiện bảo đảm cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia gắn với ứng dụng CNTT trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Video đang HOT
Bộ TT&TT được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn ứng dụng CNTT vào khai thác văn bản quy phạm pháp luật; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách về ứng dụng CNTT trong khai thác văn bản quy phạm pháp luật, sách, tài liệu pháp luật và xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo quy định của Quyết định này.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rõ, việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia phải gắn với mục tiêu, lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử; bảo đảm duy trì, khai thác sách, tài liệu pháp luật tập trung, liên tục, lâu dài; khai thác, sử dụng tối đa hạ tầng CNTT hiện có; liên kết, trích xuất với các CSDL về pháp luật, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cũng theo Quyết định 14, Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia là Tủ sách pháp luật có sách, tài liệu pháp luật được lưu giữ, quản lý dưới dạng số và được khai thác thông qua truy cập máy tính, các thiết bị điện tử và mạng viễn thông để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc.
Các loại sách, tài liệu pháp luật trong Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia bao gồm: Tài liệu, đề cương giới thiệu các luật, pháp lệnh; Sách, tài liệu hỏi đáp, bình luận, giải thích, hướng dẫn pháp luật; tờ gấp, tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật; Sách, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Nhà nước khác ở trung ương, UBND cấp tỉnh; Văn bản quy phạm pháp luật được liên kết, trích xuất từ CSDL gia về pháp luật, Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cổng thông tin điện tử pháp điển…
Theo itcnews
Lần đầu tiên người khiếm thị trên thế giới có sách điện tử
Người khiếm thị yêu thích việc đọc sách giờ đây không còn phải loay hoay với số lượng những bản in khổng lồ nhờ sự xuất hiện của sách điện tử chữ nổi mới.
Chữ nổi có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi nhà phát minh người Pháp Louis Braille tạo ra một hệ thống chữ nổi in và viết với hy vọng giúp đỡ những người khiếm thị.
Tuy nhiên, khi để chữ nổi ở dạng in là sách hoặc truyện thì nó lại khá bất tiện và không có tính di động cao, ví dụ như một bản sao chữ nổi của sách kinh thánh có thể chiếm tới 1,5 mét không gian kệ sách.
Công ty công nghệ chữ nổi Bristol ở Anh đã mong muốn thay đổi điều này với Canute 360, máy đọc sách điện tử chữ nổi nhiều dòng đầu tiên trên thế giới.
Theo đó, máy đọc sách điện tử chữ nổi Canute 360 có thể hiển thị 9 dòng văn bản cùng một lúc, tương đương khoảng một phần ba trang in thông thường.
Máy Canute sẽ chuyển sang một trang mới cứ sau 360 ký tự. Người đọc chỉ mất một chút thời gian để tất cả các dòng ký tự được làm mới, sau đó họ có thể bắt đầu đọc gần như ngay khi nhấn phím chuyển tiếp.
Bất kỳ văn bản nào đã được dịch sang định dạng chữ nổi đều có thể được tải xuống Canute thông qua khe cắm thẻ nhớ. Điều này có nghĩa là Canute có khả năng cung cấp nguồn tài liệu đọc vô tận cho người dùng.
Máy đọc sách điện tử cho người khiếm thị là một sáng tạo mới trong lĩnh vực công nghệ chữ nổi
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mù và khiếm thị có thể đọc được chữ nổi đã giảm do những tiến bộ trong công nghệ mô tả âm thanh. Tuy nhiên, công ty công nghệ chữ nổi Bristol cho biết học đọc có thể tăng tỷ lệ biết chữ ở người khiếm thị.
Nguyên mẫu cuối cùng của máy Canute 360 sẽ được đưa vào sản xuất và có giá bán trên thị trường tương đương một máy tính xách tay cao cấp.
Theo Nghe nhìn vn
Wikipedia: 'Google là dịch vụ dịch văn bản nhanh nhất thế giới' Từ chỗ chỉ triển khai hoạt động phi lợi nhuận, bao gồm hệ thống tự dịch băn bản, Wikipedia nay đã hợp tác với Google để tăng tốc độ, chính xác, cũng như mở rộng 'bách khoa toàn thư' của họ sang nhiều ngôn ngữ mới. Trong nhiều năm, trang thông tin Wikipedia đã phát triển thành một bách khoa toàn thu với...