Từ Quảng Nam nghĩ về Huế
Đến Quảng Nam, được thăm Khu đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tôi như thêm yêu mảnh đất và con người nơi đây.Từ đây lại nghĩ về TP Huế cũng có nhiều di tích mà thấy tiếc nuối…
Một ngôi nhà cổ ở phố cổ Gia Hội (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ảnh: Nguyễn Văn Toàn)
Từ Huế đi Quảng Nam
Vào giữa tháng 9, tôi có dịp thăm Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam. Xuất phát từ thành phố Huể (tỉnh Thừa Thiên – Huế), chiếc xe khách chở đoàn du lịch hướng về mảnh đất xứ Quảng. Xe chạy chậm để khách có thể ngắm cảnh dọc đường nên khởi hành từ 7 giờ 10 phút thì đến 11 giờ 15 phút, chúng tôi mới đến địa phận của thôn Phú Thạnh (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) – nơi tọa lạc tượng đài.
Qua hướng dẫn viên, chúng tôi được biết tượng đài lấy nguyên mẫu từ Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở tại xã Điện Thắng (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Mẹ có 9 con trai, một con rể và hai cháu ngoại hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Một ấn tượng nữa đối với chúng tôi là bên trong tượng đài là nhà bảo tàng các Mẹ Việt Nam anh hùng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tham quan một bảo tàng độc đáo như vậy.
Không thăm được Hội An, Mỹ Sơn trong dịp 20 năm hai khu di sản này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận Di sản văn hóa thế giới (1999 – 2019) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, chúng tôi đã có dịp đến thăm Khu đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn. Đặc biệt, những đền tháp tại Mỹ Sơn khiến du khách say mê. Sau chuyến đi, mới biết khu đền tháp Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Video đang HOT
Tác giả (bên phải) tại Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại tỉnh Quảng Nam vào tháng 9/2019
Khu di tích đền tháp này được đánh giá ngang hàng về giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với các di tích đền tháp nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Angkor (Campuchia), Bagan (Myanmar), Borobudur (Indonesia), Ayutthaya (Thái Lan). Chính vì vậy, vào ngày ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrakech (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO như “điển hình về trao đổi văn hoá” và “bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất”.
Đúng như Kazimierz Kwiatkowski (1944 – 1997) – người kiến trúc sư Ba Lan tài ba nhiều năm gắn bó với Khu đền tháp Mỹ Sơn đã nhận định: “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ – thâm nghiêm – hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”.
Nghĩ về những di sản ở Huế
Cách bảo tồn Khu đô thị cổ Hội An của tỉnh Quảng Nam đã cho tỉnh Thừa Thiên – Huế thấy được thực tế là phải luôn gắn bảo tồn với quá trình phát triển, nhu cầu thiết yếu của người dân. Từ năm 1999, 459 di tích của Khu đô thị Hội An đã được tu bổ với tổng kinh phí hơn 182,6 tỷ đồng. Kết quả là tính đến tháng 5/2017 đã có du khách thứ 10 triệu mua vé tham quan phố cổ Hội An. Bởi thế nhắc tới phố cổ, nhiều người nghĩ ngay đến Hội An. Sống tại một thành phố di sản như Huế từ nhỏ nhưng mỗi lần đến tham quan Hội An, tôi như choáng ngợp bởi vẻ đẹp cổ kính của nơi đây.
Nhưng ít ai biết Huế cũng có phố cổ Bao Vinh, phố cổ Gia Hội với những kiến trúc cổ của người Việt, người Hoa và cả người Ấn Độ. Ngôi nhà của một gia đình người Ấn Độ theo đạo Hinđu ở ấp Đông Tri Thượng xưa thuộc phố cổ Gia Hội, theo PGS.TS Nguyễn Văn Đăng (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế) thì đây là ngôi nhà có kiến trúc duy nhất thuộc loại này ở Huế.
Đọc những số liệu dưới đây, chúng ta chắc hẳn sẽ cảm thấy tiếc nuối. Năm 1998, Cục Bảo tồn Bảo tàng và Trường Đại học nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) đã có một cuộc điều tra và xác định được toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có 690 ngôi nhà có niên đại từ năm 1900 trở về trước, trong đó thành phố Huế có 330 nhà. Còn theo số liệu khảo sát năm 2002 của UBND thành phố Huế thì toàn thành phố Huế có 4.228 nhà vườn, trong đó có 705 nhà rường và 150 nhà cổ tiêu biểu. Vào năm 2010, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết còn 1.778 ngôi nhà vườn, 85 vương phủ trong thành phố Huế.
Nhưng hiện nay, theo thống kê, toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ còn khoảng 150 nhà vườn có giá trị lịch sử văn hóa, trong đó ở thành phố Huế có 50 nhà vườn “đạt” chuẩn đặc trưng xứ Huế. Đặc biệt nhất, hai khu phố cổ Bao Vinh (thị xã Hương Trà) và Gia Hội (thành phố Huế), nơi lưu giữ hình hài đời sống của cư dân đất Cố đô Huế, hiện đang mai một dần khiến du khách đến Huế phải… giật mình!
Văn Toàn
Theo giaoducthoidai.vn
Hợp tác du lịch giữa 4 tình miền Trung với vùng nam Lào
Xúc tiến hợp tác du lịch giữa các tỉnh nam Lào với 4 tỉnh thành miền Trung Việt Nam.
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Champasac vừa phối hợp các địa phương tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch giữa 3 tỉnh Nam Lào là Attapeu, Sekong, Slavan với 4 tỉnh, thành phố Việt Nam là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Kom Tum và Bình Định.
Tham gia sự kiện còn có Tổng lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng, ông Viêng-xây Viengxay Phommachanh, lãnh đạo tỉnh Champasac cùng 30 doanh nghiệp du lịch của 2 nước.
Hội nghị đã khẳng định tiềm năng lợi thế của du lịch 4 tỉnh Nam Lào cũng như các tỉnh, thành phố miền Trung Việt Nam. Đồng thời phân tích, làm rõ những khó khăn trong hoạt động du lịch hiện nay, qua đó đề xuất giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục hành chính, xuất nhập cảnh, an ninh, hạ tầng cơ sở...
Các doanh nghiệp hai bên đã trao đổi kinh nghiệm tổ chức những tour du lịch xuyên Việt sang Lào và ngược lại; Đề xuất các chương trình liên kết quảng bá xúc tiến du lịch và thu hút đầu tư phát triển các tuyến, điểm du lịch cụ thể tại các khu vực có tiềm năng; Xây dựng các sản phẩm, loại hình du lịch phù hợp cho cả hai bên; Nghiên cứu gợi ý kế hoạch, chính sách hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương hai nước trong việc quản lý khai thác tài nguyên phát triển du lịch.
Lãnh đạo ngành du lịch các tỉnh Nam Lào đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương mình với hệ thống cảnh quan núi rừng hùng vĩ, thác nước, hang động tự nhiên tuyệt đẹp, văn hóa ẩm thực đặc sắc.
Thác Khone Phapheng (tỉnh Champasak).
Đồng thời khẳng định với hệ thống giao thông được kết nối từ Đà Nẵng đến Bình Định, Tây Nguyên qua đường Hồ Chí Minh, QL 24, QL 19...và hệ thống cửa khẩu Đăc Tà Ooc(Quảng Nam - Sekong), cửa khẩu Bờ Y ( Kon Tum- Attapeu) thông thương với các tỉnh Nam Lào, chính quyền các địa phương này coi du lịch là một trong những ngành ưu tiên để phát triển và sẵn sàng hợp tác, liên kết với ngành du lịch các tỉnh thành miền Trung Việt Nam, đưa du khách đi du lịch, khám phá các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa thế giới ở Nam Lào như Đền Watphu, thác nước Khone Phapheng (tỉnh Champasak), thác nước Sae Pra( Attapeu)...
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại 4 tỉnh Nam Lào Bùi Thế Dũng phát biểu khai mạc hội nghị.
Nghỉ ngơi tắm biển ở Đà Nẵng, khám phá Bà Nà Hill, tham quan DSVH thế giới Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, hệ thống tháp Chăm Bình Định, nghỉ dưỡng sinh thái ở Măng Đen- Kon Tum...phát huy giá trị các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa để phát triển du lịch, góp phần cải thiện đời sống người dân trong vùng./.)
Vân Thiêng, Đặng Thùy/VOV - Lào
Theo vov.vn
Một ngày trải nghiệm nét thơ mộng bên bờ Limmat, Zurich Là một trong những quốc gia đẹp nhất châu Âu, ngoài làng Zermatt hay thủ đô Bern, Thụy Sĩ còn có một góc nhỏ không kém phần thú vị là đôi bờ Limmat, Zurich. Limmat là một con sông ở Thụy Sĩ, bắt đầu từ ngã ba hồ Zurich phía nam của thành phố. Trong một ngày trải nghiệm khung cảnh tại đây...