Từ quảng cáo đến bán hàng, các YouTuber đang kiếm tiền ra sao?
Các video tại gia có thể không chỉ dừng lại ở một sở thích. Nhờ YouTube, chúng có thể trở thành một công cụ kiếm tiền cho cả doanh nghiệp và cá nhân.
Tuy nhiên, đó không phải một nhiệm vụ dễ dàng. Hơn 400 giờ video được tải lên mỗi phút trên YouTube, vì vậy sự cạnh tranh trên nền tảng này rất khốc liệt. Nhưng cùng lúc đó, mọi người dành hàng tỷ giờ mỗi ngày để xem video YouTube. Nó đã vươn lên trở thành công cụ tìm kiếm nhiều thứ hai trên thế giới và là trang web được truy cập nhiều thứ ba trên thế giới.
Điều này đã biến YouTube thành một nền tảng tuyệt vời để mọi người thể hiện bản thân và tạo cơ hội cho những công ty tiếp thị những sản phẩm của họ. Những mục phổ biến trên YouTube như Gaming, Mẹo vặt cuộc sống, Showbiz, Tin tức…giúp các kênh có thể dễ dàng thu hút được người đăng ký và sau đó, giúp họ kiếm được tiền.
Một số YouTuber thậm chí đã trở thành người nổi tiếng, kiếm được hàng triệu USD mỗi năm. Nếu bạn đang cân nhắc kiếm tiền từ YouTube, thì có rất nhiều cách khác nhau mà YouTuber có thể kiếm được thu nhập từ nền tảng này, từ quảng cáo đến bán hàng trên YouTube.
Chương trình đối tác YouTube
Bước đầu tiên mà YouTuber có thể làm để kiếm tiền từ video của họ là tham gia Chương trình đối tác YouTube. Điều này cho phép YouTubers kiếm thu nhập từ lượt xem và thông qua quảng cáo trên nền tảng này.
Để tham gia Chương trình Đối tác YouTube, bạn cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn đề ra. Vào tháng 1/2018, YouTube đã tuyên bố rằng một kênh phải đạt 4.000 giờ xem trong 12 tháng gần nhất và 1.000 người đăng ký. Đó là điều kiện cần để tham gia chương trình. Sau đó, YouTube sẽ cho bạn biết nếu kênh của bạn có được phê duyệt hay không sau quá trình xem xét. Một khi được chấp thuận, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền.
Thu nhập của các YouTuber kiếm được theo hình thức này đều thông qua quảng cáo. Quảng cáo được chia làm 2 loại: CPM và CPC. Nếu quảng cáo là CPM, điều đó có nghĩa là người xem video YouTube phải xem một mẩu quảng cáo dài hơn 30 giây (hoặc nếu nó là một video quảng cáo ngắn thì ít nhất là quảng cáo). Quảng cáo CPC sẽ trả tiền YouTubers dựa trên số lượng người xem nhấp vào quảng cáo xung quanh video của bạn.
Video đang HOT
Các nhà quảng cáo trả trung bình 0,18 USD (tương đương hơn 4.000 VND) cho mỗi lượt xem. Nếu kênh của bạn có 1000 lượt xem, thì bạn sẽ kiếm được 18 USD. Google giữ 45% tổng số tiền mà các nhà quảng cáo trả, do đó một YouTuber sẽ kiếm được trung bình 9,9 USD cho 1000 lượt xem.
Tiếp thị liên kết YouTube
Tiếp thị liên kết là một sự sắp xếp tiếp thị trong đó một nhà bán lẻ trực tuyến trả tiền hoa hồng cho YouTubers cho lượng truy cập hoặc doanh số được tạo ra từ sự giới thiệu của các YouTubers. Tiếp thị liên kết có nhiều hình thức khác nhau, nhưng thông thường, nó thuộc ba loại sau:
-Một video “đập hộp” sản phẩm mà bạn đang muốn bán.
-Một video bạn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.
-Một video đánh giá sản phẩm.
Sau đó, một liên kết sẽ xuất hiện trong mô tả video dẫn trực tiếp đến sản phẩm mà bạn đang muốn bán. Các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho YouTubers dựa trên CTR (tỷ lệ nhấp chuột, hoặc số người nhấp vào liên kết mà bạn đưa vào video), tỷ lệ chuyển đổi (có bao nhiêu người thực sự mua sản phẩm qua liên kết của bạn) và tiền hoa hồng cho những sản phẩm bán được.
Ví dụ, một video có CTR 2% và tỷ lệ chuyển đổi là 3% sau 1 triệu lượt xem. YouTuber sẽ kiếm được 5 USD/một sản phẩm bán ra và 600 người mua sản phẩm. Điều đó đồng nghĩa là YouTuber kiếm được 3.000 USD cho mỗi 1 triệu lượt xem từ tiếp thị liên kết.
Tài trợ YouTube
Nguồn thu nhập chính cho YouTubers đến từ tài trợ. Một thương hiệu thường không muốn đầu tư mạo hiểm vào một YouTuber trừ khi họ đã thành công và thể hiện sự tin cậy.
Một thương hiệu trả tiền cho YouTuber để tạo ra duy nhất một video về ra mắt sản phẩm, một sự kiện của công ty, khai trương cửa hàng hoặc một sự kiện tương tự. Ngoài ra, thương hiệu có thể tài trợ cho toàn bộ kênh YouTube và sau đó YouTuber phải đề xuất (hoặc đề cập khi thích hợp) sản phẩm của họ trong mỗi video.
YouTubers tính phí các thương hiệu từ 10 – 50 USD cho mỗi 1.000 lượt xem, tùy vào ước tính tổng số lượt xem của video được tài trợ. Nếu video đó đạt 1 triệu lượt xem, thì YouTuber kiếm được từ 10.000 – 50.000 USD. Do đó, rất nhiều YouTubers đều mong nhận được tài trợ. Tuy nhiên, thông thường chỉ những YouTubers cực kỳ nổi tiếng và thành công mới làm được điều này.
Vẫn có những lựa chọn khác cho các kênh YouTube chưa quá nổi tiếng. Patreon là một nguồn gây quỹ cộng đồng. Dựa vào ý tưởng bảo trợ, Patreon cho phép người hâm mộ các kênh YouTube đăng ký các tính năng bổ sung. Ví dụ, họ có thể chọn trả 5 USD/tháng để có quyền truy cập sớm vào các video, 10 USD/tháng cho các cảnh quay hậu trường hoặc 15 USD/tháng để có thể xem các video bổ sung.
Cách thức này cho phép người hâm mộ trở thành patron (khách quen) của các YouTubers yêu thích của họ. Sau đó, YouTubers có thể tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời mà không phải lo lắng về tiền tài trợ. Thông qua nỗ lực làm việc chăm chỉ và niềm tin của người hâm mộ, một ngày nào đó, YouTubers có thể đạt được thỏa thuận tài trợ từ một thương hiệu lớn.
Theo GameK
LMHT: Không còn diện áo phông trắng, Faker trông chẳng khác gì Harry Potter với caravat trong quảng cáo mới
Với ngoại hình tương đối sáng láng thì Faker luôn chứng minh được rằng anh thừa sức cân mọi phong cách thời trang.
Nổi tiếng là người sở hữu gu ăn mặc bình dị, thậm chí có thể nói là "tối giản", Faker từng bị đàn anh Ambition trêu chọc vì suốt ngày chỉ quanh đi quẩn lại nếu không mặc đồng phục của SKT T1 thì cũng vận toàn áo phông trắng hoặc những loại quần áo chỉ độc một màu sắc.
Dẫu vậy, chính sự đơn giản này đã góp phần tạo nên một nét cá tính riêng biệt dành cho Faker, các fan thì hay châm biếm thần tượng của mình rằng: Cả trong game lẫn ngoài đời, Faker đều không phải là khách hàng thân thiện của các shop trang phục (vì anh hiếm khi dùng skin trong LMHT).
Thế nhưng, vốn dĩ sở hữu ngoại hình sáng sủa và khuôn mặt lanh lợi cực kỳ ăn ảnh, Faker luôn được đánh giá là phù hợp với rất nhiều phong cách thời trang khác nhau. Điển hình như loạt ảnh quảng cáo dưới đây, khi anh chàng tham gia vào một buổi thu hình quảng cáo dành cho nhãn hiệu đồng hồ cao cấp kỷ niệm 50 năm con người đặt chân lên Mặt trăng (Sự kiện tàu Apollo đáp xuống Mặt trăng vào ngày 20/7/1969), Faker đã xuất hiện với một tạo hình cực kỳ lạ mắt: Áo sơ mi đen free size khoác ngoài, kết hợp áo trắng và caravat đen cùng cặp kính tròn quen thuộc.
Không chỉ khiến các fan trầm trồ vì tạo hình lạ mắt, biểu cảm "thần thái", Faker còn được đánh giá là trông chững chạc hơn hẳn trong bộ cánh mới. Đối với những người hâm mộ đã quen thuộc với hình ảnh của một Faker chỉ xoay quanh những bộ đồng phục SKT hay những chiếc áo phông trắng, thì việc anh chàng "ăn diện" với caravat quả là một hình ảnh lạ lẫm và vô cùng ấn tượng.
Thậm chí, có rất nhiều game thủ còn đưa ra nhận định rằng trong tạo hình này, anh chàng trông vô cùng giống với Harry Potter - Nhân vật phù thủy nổi tiếng trong loạt tiểu thuyết và phim điện ảnh cùng tên, nhất là ở chiếc caravat cùng cặp kính tròn đặc trưng.
Ở một khía cạnh nào đó khi được so sánh với Harry Potter, Faker cũng có thể xem là một "phù thủy" của LMHT
Tạo hình vô cùng thần thái trước ống kính
Theo GameK
Faker làm mẫu ảnh quảng cáo cho đồng hồ trị giá 230 triệu đồng Trước thềm đại chiến Griffin, một tạp chí của Hàn Quốc đã rất nhanh tay 'leak' đi những tấm ảnh Quỷ vương trong bộ vest cực ngầu đang làm mẫu cho sản phẩm đồng hồ mới. Kỷ niệm 50 năm con người đặt chân lên Mặt trăng vào tháng trước, một tạp chí Hàn Quốc đã mời Faker thực hiện bộ ảnh quảng...