Từ ồn ào trong vụ việc tại Tịnh thất Bồng Lai: 86 tuổi liệu còn khả năng sinh sản?
Khác với nữ giới, nam giới dù đã cao nhưng hoàn toàn vẫn có khả năng sinh sản. Nếu như bộ nhiễm sắc thể không có gì bất thường thì con sinh ra vẫn khoẻ mạnh.
Ông Lê Tùng Vân.
Mấy ngày gần đây vụ việc tại Tịnh thất Bồng Lai khiến cho nhiều người quan tâm. Đặc biệt, khi cơ quan ANĐT tỉnh Long An đang khẩn trương lấy lời khai một số cá nhân, trong đó có ông Lê Tùng Vân (SN 1932) để làm rõ về dấu hiệu phạm tội: loạn luân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân. Hiện Cơ quan an ninh điều tra vẫn đang thẩm vấn, lấy lời khai các cá nhân có liên quan.
Theo thông tin các cơ quan báo chí đăng tải, đa số các trẻ em sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai đều có quan hệ huyết thống (cha-con) với Lê Tùng Vân. Đặc biệt là có trường hợp trẻ sinh năm 2018, có nghĩa thời điểm đó Lê Tùng Vân đã 86 tuổi.
Liệu người đàn ông khi đã gần 90 tuổi có còn khả năng tình dục và sinh con hay không? Trao đổi với một bác sĩ chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, vị chuyên gia này cho hay, nam giới tuổi cao vẫn có khả năng sinh con là rất bình thường. Khi nam giới tuổi càng cao thì chất lượng tinh dịch càng giảm. Nhưng khả năng giảm sinh tinh chậm hơn rất nhiều so với nữ giới.
Video đang HOT
Đối với nữ giới bước vào tuổi 40, chất lượng buồng trứng đã giảm một cách rõ rệt. Thì ở nam giới quá trình đó sẽ chậm hơn rất nhiều. Vì vậy mà những người 70 tuổi, thậm chí 80, gần 90 tuổi vẫn sinh con khỏe mạnh.
“Do tinh hoàn của nam giới luôn duy trì số lượng tế bào gốc, nguyên bao tinh (tế bào đầu dòng) sản sinh ra tinh trùng một cách liên tục “, vị chuyên gia này nói.
Ông Lê Tùng Vân làm việc với công an.
Theo chuyên gia hỗ trợ sinh sản, nam giới mỗi một lần xuất tinh có hàng trăm triệu tinh trùng được xuất ra. Con khỏe nhất là con xuất sắc nhất, có đủ lực để bơi đến gặp trứng. Nếu như bộ nhiễm sắc thể không có gì bất thường thì người nam giới lớn tuổi hoàn toàn vẫn có thể sinh ra con khỏe mạnh bình thường.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà) cho biết, với những người nam giới tuổi cao về lý thuyết chỉ cần đưa được tinh trùng vào gặp trứng của người phụ và thụ tinh được thì có nghĩa là có bầu và sinh con.
Bác sĩ Dung khuyến cáo, đối với trường hợp của Lê Tùng Vân là hành vi không thể chấp nhận được, việc sinh con cận huyết thống sẽ để lại rất nhiều nguy cơ.
Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi. Những cặp kết hôn cận huyết thống dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn cận huyết làm tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi.
Người kết hôn cận huyết có thể sinh ra những đứa con bị dị dạng hoặc bệnh tật di truyền mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt như: Bệnh mù màu (Không phân biệt được màu xanh, màu đỏ); Bệnh bạch tạng, da vẩy cá; Bệnh tan máu bẩm sinh…
Theo quy định của pháp luật, tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống đều là những hành vi bị nghiêm cấm. Nếu người nào thực hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về hành chính hoặc nặng hơn có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Từ người khuyết tật đến câu chuyện về một 'người máy' trong đời thực
Đối với anh Neil Harbisson - một nghệ sĩ tự gọi mình là "cyborg" (nửa người nửa máy) - màu sắc không phải được cảm nhận bằng mắt thường mà lại cảm nhận bằng đôi tai giống như cảm nhận âm nhạc, nhờ chiếc ăng-ten do anh tự thiết kế để giúp khắc phục chứng bệnh mù màu.
Đối với anh Neil Harbisson màu sắc không phải được cảm nhận bằng mắt thường mà lại cảm nhận bằng đôi tai. Ảnh: goodness-exchange.com
Thuật ngữ "cyborg" thường gợi nhắc đến hình ảnh của diễn viên Arnold Schwarzenegger trong bộ phim khoa học viễn tưởng Terminator (Kẻ hủy diệt) ra mắt lần đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Từ những thước phim viễn tưởng, hình ảnh "cyborg" dần được hiện thực hóa và hiện hữu trong cuộc sống hiện đại nhờ những ứng dụng công nghệ các bộ phận giả và cấy ghép. "Cyborg" Harbisson không chỉ nổi tiếng tại Tây Ban Nha mà còn cả ở nước ngoài, giúp anh có dịp gặp gỡ những ngôi sao tầm cỡ thế giới như diễn viên gạo cội Leonardo di Caprio hay Tom Cruise.
Harbisson sinh ra ở Bắc Ireland với hội chứng "achromatopsia", một tình trạng hiếm gặp khiến anh chỉ có thể nhìn thấy các màu tông xám. Anh chuyển đến Barcelona khi còn nhỏ, lớn lên với nỗi ám ảnh về màu sắc và những thứ anh không thể cảm nhận được. Bước qua tuổi 39, "cyborg" Harbisson đã quyết định thực hiện phẫu thuật để thay đổi danh tính và cuộc đời mình.
Khi còn học tại học viện âm nhạc ở Anh, anh đã chế tạo một thanh kim loại mỏng, được đeo qua đầu và có thể rung động tùy theo màu sắc được phát hiện. Nhìn qua thì thiết bị này chỉ như một thiết bị công nghệ đeo bình thường, nhưng thực chất máy hoạt động như một phần cơ thể anh Harbisson, có chức năng như mũi hoặc 2 tai, giúp anh có khả năng "nghe" những màu sắc mà đôi mắt anh không thấy được.
Harbisson chia sẻ trở thành một "cyborg" đồng nghĩa rằng công nghệ là một phần định danh của mình. Lý giải về thiết bị độc đáo giúp anh khắc phục khiếm khuyết thể chất, Harbisson cho biết thiết bị này giúp anh cảm nhận màu sắc từ tia hồng ngoại đến tia cực tím, thông qua những rung động trong đầu sau đó trở thành âm thanh, vì vậy anh thật sự có thể "nghe thấy" màu sắc. Ban đầu, anh cũng gặp khó khăn khi làm quen với thiết bị vì bộ máy đó không nói rõ rằng đó là màu gì (xanh, đỏ, tím hay vàng...) mà chỉ có những rung động nhưng đến nay, thiết bị đã trở thành một phần nhận thức của anh Harbisson.
Thông thường, con người nghe được âm thanh thông qua dẫn truyền không khí với sóng âm thanh đi qua tai ngoài và tai giữa, làm cho màng nhĩ trong rung động. Tuy nhiên, thiết bị này được cấy trực tiếp vào hộp sọ của anh Harbisson nên các rung động được truyền thẳng qua xương hay hộp sọ đến tai trong. Việc màu sắc được "nghe" thấy như âm thanh đồng nghĩa với việc anh Harbisson sẽ nghe thấy cả hai, kể cả lúc nghe nhạc hay diễn thuyết, với mỗi âm tiết có tần số liên quan đến màu sắc.
Dù anh Harbisson là người đầu tiên "nghe" được tần số màu sắc dưới dạng nốt nhạc nhưng việc dẫn truyền âm qua xương đã được ứng dụng từ rất lâu, từng trợ giúp nhạc sĩ thiên tài Beethoven khi ông bắt đầu bị mất thính giác. Và khoảng 200 năm sau đó, con người cũng đã tìm ra cách cấy các công cụ hỗ trợ thính giác nhờ kỹ thuật vào hộp sọ.
Không dừng lại ở đó, anh Harbisson đang thử nghiệm một thiết bị mới được thiết kế để đeo ở cổ, giúp cảm nhận dòng chảy thời gian và chuẩn bị tiến hành cuộc thử nghiệm dự kiến kéo dài 1 năm về cách hoạt động của thiết bị thậm chí có thể thay đổi cảm nhận về thời gian nhanh hoặc chậm hơn. Anh Harbisson cho biết đây mới chỉ được thử nghiệm như một loại thiết bị đeo, do việc cấy máy móc với cơ thể con người có thể tồn tại những rủi ro chưa được phát hiện.
Đắk Lắk hỗ trợ chủ voi trên 400 triệu đồng nếu voi sinh sản Nhiều chính sách bảo tồn voi vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk thông qua với các nội dung điều chỉnh, bổ sung. Trong đó, các mức hỗ trợ cho chủ voi, nài voi đều được chú trọng. Ngày 10/12, Kỳ họp thứ ba HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ...