Từ nửa triệu hiện tại, Trung Quốc đặt mục tiêu bán 25 triệu thiết bị VR, AR năm 2026
Trung Quốc vừa công bố kế hoạch hành động đầu tiên đối với thực tế ảo (VR) vào ngày 1/11, đặt mục tiêu bán hơn 25 triệu thiết bị trị giá khoảng 350 tỷ NDT (48,2 tỷ USD) vào năm 2026.
Báo cáo được 5 bộ, dẫn đầu là Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, công bố. Thực tế ảo được xem là ngành công nghiệp quan trọng của kinh tế số theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14.
Điều đặc biệt là báo cáo đưa cả thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp trong định nghĩa về thực tế ảo.
Video đang HOT
Pan Bohang, nhà sáng lập vHome – nền tảng game VR – đang đeo thiết bị Oculus VR của Meta. (Ảnh: Reuters)
Kế hoạch hành động đầu tiên phản ánh tham vọng của Bắc Kinh trong việc dẫn đầu thế giới về công nghệ ảo và đặt ra các mục tiêu chi tiết. Dù vậy, theo Reuters, báo cáo không nêu rõ con số 25 triệu liên quan đến doanh số thường niên hay lũy tiến từ nay đến năm 2026.
Số liệu từ hãng nghiên cứu IDC chỉ ra, nửa đầu năm nay, Trung Quốc xuất xưởng hơn nửa triệu thiết bị VR và AR.
Kế hoạch còn muốn nâng tổng giá trị ngành công nghiệp lên hơn 350 tỷ NDT, bao gồm doanh số phần cứng và phần mềm. Trung Quốc cũng cần nuôi dưỡng 100 công ty chủ chốt và thành lập 10 nền tảng dịch vụ công cho ngành đến năm 2026.
Cũng trong ngày 1/11, Học viện Thông tin và Truyền thông xuất bản báo cáo cho biết, động lực đứng sau kế hoạch hành động của Trung Quốc nên đặt trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc đã xác định thực tế ảo là ngành công nghiệp quan trọng. Họ nhắc đến việc các gã khổng lồ công nghệ như Meta, Microsoft, Apple, Google và Tencent đang tăng tốc theo đuổi các cơ hội thực tế ảo.
Hãng thiết bị chip Mỹ thiệt hại hàng tỷ USD vì lệnh cấm Trung Quốc
Các nhà sản xuất thiết bị chip của Mỹ vẫn đang tính toán tổn thất doanh thu do lệnh cấm bán sản phẩm sang Trung Quốc.
Lam Research là nhà sản xuất thiết bị bán dẫn mới nhất đưa ra ước tính tổn thất tài chính từ lệnh cấm của Mỹ đối với Trung Quốc. Công ty cũng xác nhận đã rút đội ngũ hỗ trợ từ các xưởng đúc chip Trung Quốc sau khi Tổng thống Joe Biden ban hành các biện pháp mới hạn chế xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến sang nước này. Chính quyền Mỹ còn cấm "người Mỹ" làm việc tại các nhà máy bán dẫn Trung Quốc nếu không được cấp phép.
Khách thăm quan silicon wafer tại Triển lãm bán dẫn quốc tế Trung Quốc lần thứ 17 ngày 3/9/2019. (Ảnh: Xinhua)
Trong cuộc họp qua điện thoại với những nhà phân tích hôm 19/10, CEO Timothy Archer cho biết đã thực hiện biện pháp cần thiết để tuân thủ quy định và ngừng giao hàng, hỗ trợ khách hàng. Theo Lam Research, các lệnh cấm vận thương mại có thể khiến doanh thu của hãng giảm tới 2,5 tỷ USD.
Nó phù hợp với cảnh báo trước đó của Applied Materials, nhà sản xuất thiết bị chip lớn nhất Mỹ. Tuần trước, Applied Materials dự đoán lệnh cấm sẽ khiến họ mất khoảng 250 triệu đến 550 triệu USD doanh số ròng trong 3 tháng kết thúc vào tháng 10.
Theo Financial Times, Lam Research, Applied Materials và KLA đều đang chạy đua để kết thúc một số dịch vụ cho khách hàng Trung Quốc nhằm chấp hành quy định.
Tờ SCMP cho biết, khi ghé thăm văn phòng của Lam Research tại Thượng Hải tuần trước, các nhân viên đều bỏ đi khi được phóng viên tiếp cận và hỏi chuyện. Trung Quốc là thị trường đóng góp doanh thu lớn nhất cho Lam Research với tỉ lệ 30%, còn Mỹ chỉ góp 6%. Applied Materials và KLA cũng xem Trung Quốc là khách hàng lớn, với tỉ trọng doanh thu lần lượt là 33% và 26%.
Bộ Thương mại Trung Quốc gọi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ là "bắt nạt" công nghệ. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích pháp lý và chính đáng của doanh nghiệp Mỹ mà còn cả lợi ích thương mại của các nhà xuất khẩu Mỹ.
Cổ phiếu tăng mạnh, ông chủ công ty sản xuất thiết bị xạ trị ở Trung Quốc thành tỷ phú Giá cổ phiếu của Shanghai United Imaging Healthcare Co., nhà sản xuất thiết bị xạ trị và hình ảnh y tế, tăng 60% kể từ khi chào sàn vào ngày 22/8. Phần lớn thế giới đang dần sống chung với đại dịch Covid-19, như Singapore bỏ quy định đeo khẩu trang trong không gian kín, Nhật Bản mở cửa du lịch và nhân...