Từ nay các bản cập nhật Windows 10 sẽ được chia thành các bậc C, B, D
Theo Microsoft, các bản cập nhật cho Windows 10 sẽ được chia thành 3 loại là B, C, D, nhưng không hề có A. Chúng sẽ được tung ra ở các thời điểm khác nhau, bao gồm nhiều thứ khác nhau, và dành cho nhiều người dùng khác nhau.
Cumulative Quality Update là gì?
Microsoft gọi các bản cập nhật B, C, D nói trên là “ các bản cập nhật chất lượng” (quality update), và mỗi bản sẽ được tung ra một lần mỗi tháng. Điều đó giúp phân biệt chúng với các “bản cập nhật tính năng” lớn như October 2018 Update và 19H1 vốn được tung ra một lần mỗi 6 tháng, thường vào mùa Xuân hoặc Thu.
Các bản cập nhật chất lượng có đặc tính “tích luỹ”, có nghĩa là chúng chứa mọi bản vá từ các bản cập nhật trước đó. Do đó, khi bạn cài đặt bản cập nhật tích luỹ tháng 12, bạn sẽ có mọi bản vá bảo mật từ tháng 12 cũng như mọi thứ khác từ các bản cập nhật tháng 11 và tháng 10, ngay cả khi bạn chưa cài các bản cập nhật đó truóc đây.
Và, nếu bạn đang cập nhật một PC mới, bạn chỉ cần cài đặt một gói cập nhật tích luỹ lớn mà thôi. Bạn không cần phải cài lần lượt nhiều bản cập nhật và khởi động lại sau mỗi lần cài chúng.
Nghe có vẻ hay, nhưng cách Microsoft thực hiện với các bản cập nhật C và D đơn giản là ngớ ngẩn. Microsoft đánh lừa những người mà họ gọi là “seeker” (những kẻ tìm kiếm) cài đặt các bản cập nhật trước khi chúng được thử nghiệm đầy đủ. Nhưng hầu như không ai trong số các seeker này nhận ra mình đang đăng ký trở thành các seeker cả!
Bản cập nhật B: Patch Tuesday
Các bản cập nhật lớn mà hầu hết chúng ta đã quen thuộc được tung ra vào ngày thứ 3 thứ hai của tháng, gọi là “Patch Tuesday”. Chúng được gọi là các bản cập nhật B bởi được tung ra vào tuần thứ 2 của tháng. Điều đó giải thích tại sao không hề có các bản cập nhật A, khi mà Microsoft thường không tung ra các bản cập nhật vào tuần đầu tiên của mỗi tháng.
Các bản cập nhật B là các bản cập nhật quan trọng nhất, chứa các bản vá bảo mật mới. Chúng còn chứa các bản vá bảo mật được tung ra trước đó, trong các bản B đi trước, cũng như các bản vá lỗi trong các bản cập nhật C và D đi trước.
Đây là loại Windows Update chính, quan trọng nhất. Các nhà quản trị hệ thống có thể dự đoán trước được khi nào các bản cập nhật B sẽ xuất hiện.
Video đang HOT
Bản cập nhật C và D: các bản cập nhật preview “tuỳ chọn”
Các bản cập nhật C và D lần lượt được tung ra vào tuần thứ 3 và thứ 4 của tháng. Chúng không bao gồm bất kỳ bản cập nhật bảo mật mới nào.
Những bản cập nhật này chỉ bao gồm các bản vá lỗi mới và các cải tiến liên quan các vấn đề không mang tính bảo mật khác. Microsoft cho biết các bản cập nhật C và D là “tuỳ chọn”, và Windows Update sẽ không tự động cài đặt chúng lên PC của bạn.
Theo Microsoft, bản cập nhật D thường bao gồm chủ yếu các bản cập nhật phi bảo mật, cho mọi người vài tuần để thử nghiệm chúng trước khi các bản vá phi bảo mật này được tung ra rộng rãi trong bản cập nhật B tiếp theo. Microsoft đôi lúc tung ra các bản cập nhật C vào tuần thứ 3 của tháng cho Windows 7, 8.1, và các phiên bản cũ hơn của Windows 10, nhằm cho mọi người thêm thời gian để thử nghiệm chúng.
Các bản cập nhật C và D thường dành cho những seeker bất đắc dĩ
Đây là lúc mọi thứ trở nên ngớ ngần: Windows Update không tự động cài đặt các bản cập nhật C và D trên hầu hết các PC. Tuy nhiên, nó sẽ cài chúng khi bạn lò mò vào Settings> Update & Security> Windows Update và nhanh nhảu bấm nút “Check for Updates”. Đối với Microsoft, sau khi bấm xong nút này, bạn đã trở thành một seeker muốn thử nghiệm các bản cập nhật trước khi hầu hết người dùng Windows có được chúng. Microsoft đã tiết lộ thông tin động trời này trong một bài đăng blog gần đây của hãng.
Do đó, nếu bạn bấm “Check for Updates” trong tuần thứ 3, 4, hay 1 của tháng, trước khi bản cập nhật B tiếp theo được tung ra, bạn sẽ nhận được một bản cập nhật C hoặc D. Nếu bạn không bao giờ bấm “Check for Updates”, bạn sẽ luôn nhận được các bản cập nhật B vốn được thử nghiệm kỹ hơn nhiều.
Sau khi các bản cập nhật này được thử nghiệm bằng cách “được” bất đắc dĩ cài đặt lên PC Windows 10 và Microsoft đã xác nhận chúng ổn định, các bản vá lỗi trong các bản cập nhật này sẽ xuất hiện trong bản cập nhật B tiếp theo. Các bản cập nhật C và D về cơ bản là một chương trình thử nghiệm beta cho các bản cập nhật B xuất hiện trên các PC ổn định.
Nói cách khác, Microsoft đang sử dụng những người bấm nút “Check for Updates” để làm beta tester cho các bản vá chất lượng thay vì dựa vào chương trình Windows Insider và nhóm Release Preview. Quả là kinh khủng, và đó là một quyết định tồi tệ chẳng kém việc Microsoft tung ra bản cập nhật October 2018 bất ổn định đến nhiều người dùng Windows 10 không hề muốn nó.
Đây không chỉ là quan ngại trên lý thuyết. Microsoft mới đây đã phải chặn KB4467682, một bản cập nhật D gây ra lỗi màn hình xanh trên Surface Book 2. Những người chưa bao giờ bấm “Check for Updates” và chỉ sử dụng các bản cập nhật B sẽ không gặp vấn đề gì.
Microsoft đã luôn lặp đi lặp lại rằng chỉ “những người dùng cao cấp” mới nên bấm nút “Check for Updates”, nhưng lời cảnh báo đó chỉ xuất hiện trên các bài đăng blog mà chỉ những người dùng cao cấp đọc mà thôi. Màn hình WIndows Update tren Windows 10 chẳng hề hiển thị cảnh báo như vậy. Kỳ lạ, nhưng đó lại là cách Windows 10 vận hành ngay lúc này.
Các bản cập nhật “ngoại lệ”: chỉ bao gồm các bản vá khẩn cấp
Microsoft còn thỉnh thoảng tung ra các bản cập nhật “ngoại lệ”. Chúng là những bản vá khẩn cấp không tuân thủ bất kỳ lịch trình ra mắt thông thường nào cả.
Ví dụ, nếu có một lỗi bảo mật lớn mới được phát hiện, cần phải vá ngay lập tức, hay một vấn đề khiến một vài PC Windows 10 bị lỗi màn hình xanh, Microsoft sẽ vá nó ngay bằng một bản vá tức thời. Có nghĩa là mọi người sẽ nhận được bản vá sớm nhất có thể.
Các bản vá trong các bản cập nhật ngoại lệ cũng sẽ xuất hiện trong bản cập nhật tích luỹ tiếp theo. Do đó, nếu một bản cập nhật ngoại lệ được tung ra vào cuối tháng 12, nó sẽ xuất hiện trong bản cập nhật B tháng 1 vào Patch Tuesday.
Các bản cập nhật tính năng: các bản cập nhật lớn ra mắt mỗi 6 tháng
Ngoài ra, chúng ta còn có “các bản cập nhật tính năng” – những bản nâng cấp lớn dành cho Windows 10 và được tung ra mỗi 6 tháng. Chúng khác với các bản cập nhật chất lượng hàng tháng. Chúng về cơ bản là một phiên bản mới hoàn toàn của Windows 10, và Microsoft dần dần tung chúng ra cho các PC.
Bản cập nhật lớn gần đây nhất là October 2018 Update, vốn “nhảy cóc” giai đoạn Release Preview và không được người dùng Windows Insiders thử nghiệm kỹ càng trước khi Microsoft tung nó ra cho những người đã bấm “Check for Updates”. Microsoft có vẻ thích lạm dụng nút “Check for Updates”!
Microsoft đã phải gỡ bản cập nhật vì nó xoá một số tập tin của người dùng và vẫn tiếp tục vá lỗi trong bản cập nhật này trong suốt 2 tháng sau khi “lỡ tay”, dù về mặt kỹ thuật, nó được xem là ổn định và đang từ từ tung ra cho một nhóm nhỏ người dùng Windows 10.
Tất cả những điều trên sẽ rất hợp lý nếu Windows Update có một giao diện tốt hơn, cho người ta biết chính xác họ đang nhận được thứ gì. Người dùng không nên vô tình trở thành các beta tester chỉ vì họ có thói quen bấm nút “Check for Updates”. Và, nếu đó là cách nút Check for Updates hoạt động, Microsoft cần đặt thêm một cảnh báo (lớn) về nó trong ứng dụng Settings, chứ không chỉ đưa lên blog!
Theo Tri Thuc Tre
Microsoft 'làm mới' Windows 10
Gã khổng lồ công nghệ Mỹ Microsoft đang lên kế hoạch tung ra một bộ
Cụ thể, gã khổng lồ phần mềm Mỹ Microsoft vừa tung ra bộ Theme mới này trong bản build thử nghiệm Windows 10 của hãng. Và đây có vẻ như sẽ là một phiên bản nâng cấp của bộ Theme màu trắng, vốn đã có sẵn trên hệ điều hành Windows của hãng, theo trang The Verge.
Microsoft vừa tung ra bộ Theme mới trong bản build thử nghiệm Windows 10 của hãng.
Về cơ bản, Microsoft sẽ đưa màu trắng này lên toàn bộ hệ thống, giúp cho giao diện người dùng (UI) trở nên trắng hơn. Ngoài ra, Microsoft cũng đã tinh chỉnh lại hình nền mặc định của Windows 10 để phù hợp hơn với bộ theme mới này.
Trang The Verge cũng cho hay, bộ Light Theme mới này sẽ xuất hiện trong bản cập nhật lớn sắp tới của Windows 10, dự kiến sẽ được tung ra vào tháng Tư năm 2019. Và bản cập nhật mới này có tên mã là 19H1 cũng sẽ cải thiện công cụ snipping mới, cập nhật thêm ứng dụng in và hẹn giờ thông minh cho Windows Update, nhằm đảm bảo thiết bị của bạn không bị khởi động lại một cách đột ngột.
Bên cạnh đó, Microsoft cũng điều chỉnh lại thanh trượt độ sáng trong trung tâm thông báo và thêm một bộ Dark Theme dành riêng cho ứng dụng OneDrive tích hợp trên Windows 10 nữa.
Do đây là phiên bản beta công khai, thế nên, nếu bạn đã đăng ký sử dụng chương trình Windows Insiders thì hãy kiểm tra phần cập nhật Windows của mình nhé!.
Theo Báo Mới
Người dùng bị mất dữ liệu khi chạy Windows 10 October 2018 Update Bản cập nhật Windows 10 October 2018 Update vừa được phát hành thì nhiều người dùng đã nhanh chóng phản hồi về lỗi mất dữ liệu sau khi nâng cấp. Từ Reddit, trang hỗ trợ của Microsoft và các diễn đàn khác, nhiều người dùng cho biết sau khi nâng cấp lên bản Windows mới nhất thì những dữ liệu như hình ảnh,...