Tự nấu phở bò xịn sò tại nhà bằng một tuyệt chiêu không phải ai cũng biết
Phở bò là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng cho bữa sáng. Không cần ra hàng, theo kinh nghiệm chia sẻ của mẹ đảm dưới đây, bạn có thể làm được những bát phở thơm ngon, đậm đà chuẩn vị ở như nhà hàng.
Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
“Phở bò xịn xò chắc phải rất cầu kỳ nhưng mà thôi mình làm gì cũng tối giản cho nhẹ nhàng, vẫn thấy ngon” – bà nội trợ My Na chia sẻ công thức nấu phở tại gia của mình với một bí quyết tuyệt chiêu – ở chính công đoạn xử lý xương bò cho ra nước dùng chuẩn vị dưới đây.
Nguyên liệu: (cho 4-6 người ăn):
- Xương bò/heo (tốt nhất là xương bò cho chuẩn vị): 1kg
- Thịt bò: 500g
- Bánh phở: 1kg
- Thảo quả: 2 quả
- Gừng: nhánh nhỏ (80gr)
- Hồi: 2 miếng
- Quế: một nhánh
- Hành khô: 2 củ
- Hành tây: 1/2 củ
- Hành lá, mùi tàu, rau mùi, ớt tươi, đường phèn, bột ngọt, muối, hạt nêm
Cách làm bát phở thơm ngon tại nhà:
Bước 1:
Xương rửa sạch cho lên ninh cùng 1 chút muối. Nếu là xương bò thì nên nướng qua xương, sau đó luộc qua, đổ nước đầu đi rồi mới ninh tiếp.
Thường ở nhà, các mẹ sẽ làm nhanh nên không ninh xương được lâu. Còn nếu có chuẩn bị trước, mọi người nên ninh xương tối thiểu 6 tiếng (tối đa 12 tiếng) sẽ cho món nước dùng rất ngon. Có thể làm từ tối hôm trước, cho xương vào ninh để hôm sau có nồi nước dùng ngon.
Bước 2:
- Gừng, hành khô, quế, hồi, thảo quả nướng rồi đập dập, tất cả cho vào ninh cùng nồi nước xương. Khi gần được thì thêm 1 củ hành tây vào đun cùng tiếp. Khi nước dùng đã ninh xong thì thêm hạt nêm vừa ăn (chú ý hớt bỏ bọt trong quá trình ninh xương).
Bước 3:
Bắp bò thái miếng vừa ăn. Hành, mùi tàu, rau mùi/húng láng rửa sạch, cắt ngắn. Bánh phở trần qua nước sôi.
Bước 4:
Tất cả xếp vào bát, chan nước dùng, thêm chanh, ớt là có bát phở xịn sò tại gia. Lưu ý nước dùng phải sôi ùng ục để thịt bò chín được nhé. Thơm lừng và ngọt lừ! Thêm vài chiếc quẩy cho chuẩn phở bò Hà Nội.
“Thực ra làm phở chỉ mất mỗi công làm nước dùng thôi. Vậy nên mỗi lần ninh nước dùng, để đỡ tốn công, mọi người nên ninh nhiều và để nước dùng đặc một chút nhé. Sau đó để nguội, cho vào hộp cấp đông. Mỗi lần cần nấu bún, phở thì bỏ ra pha thêm nước, chuẩn bị nhanh các nguyên liệu khác là lại có món bún phở nóng hổi cho cả nhà thôi ạ! Vừa tiện lại vừa ngon.” – My Na chia sẻ.
Video đang HOT
Minh Anh
5 món mỳ, bún ăn sáng hấp dẫn trong mùa dịch Covid-19
Những món mỳ, bún hấp dẫn dưới đây là lựa chọn sáng suốt cho bữa sáng cả gia đình trong mùa dịch covid này khi các hàng quán đóng cửa hàng loạt.
Bún ngao
Nguyên liệu:
- Ngao: 2 kg
- Bún: 1kg
- Cà chua: 3 quả
- Rau cần: 1 bó
- Ớt, hành củ, rau thơm, chanh, nước mắm
Cách làm:
Ngao ngâm nước rồi rửa sạch và cho vào nồi luộc, tới khi mở miệng thì tắt bếp.
Đợi nước nguộc rồi tách lấy thịt ngao, lọc lấy nước và bỏ phần cặn dưới đáy nồi.
Rau rửa sạch, cắt khúc. Cà chua thái miếng nhỏ. Hành, răm thái nhỏ.
Phi hành củ, cà chua trên chảo rồi cho thịt ngao vào đảo cùng. Nêm nếm gia vị để cho ngao ngấm.
Sau đó thêm nước luộc ngao vào đun. Để lửa to vừa phải.
Sau khi nước sôi thì cho rau cần vào khoảng một phút rồi bỏ ra. Xem nước đã vừa gia vị chưa, rồi tắt bếp.
Chần bún qua nước sôi cho sạch, để ráo nước và bày lên tô. Cuối cùng, xếp rau thơm, cà chua, rau cần lên và tưới nước canh ngao. Hoàn thành món bún ngao ngon tuyệt.
Bún gà măng khô
Nguyên liệu:
- Thịt gà: 300g
- Bún khô: 150g
- Bún tươi: một nhúm nhỏ
- Măng khô: 50g
- Hành: 4-5 nhánh
- Rau thơm: một mớ
- Tỏi băm: 2-3 tép
- Lá lốt: 4-5 lá
- Đậu phụng rang mỡ hành
Cách làm:
Ngâm bún khô vào nước nóng cho mềm.
Luộc qua thịt gà rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó chặt thành miếng vừa ăn.
Luộc măng khô, sau đó tước thành sợi. Thái nhỏ hành, rau mùi, lá lốt.
Ninh măng trong nước luộc gà đến khi măng nhừ thì nêm gia vị cho vừa ăn.
Cho bún vào nước dùng cùng chút hành cho thơm rồi vớt ra bát.
Xếp thịt gà đã chặt vào bát, rắc đậu phụng, lát lốt và rau mùi thái nhỏ lên trên rồi chan nước dùng là có thể thưởng thức món ăn tuyệt vời này.
Phở bò
Món phở bò hấp dẫn trong những bữa sáng của người Việt.
Nguyên liệu:
- Bắp bò: 500g
- Bò viên: 250g
- Bánh phở
- Hành tây
- Quế
- Đinh hương
- Hoa hồi
- Hạt ngò rí
- Giá
- Rau sống ăn cùng
- Hành lá
Cách làm:
Nướng hành tây, quế, đinh hương, hoa hồi cùng một thìa hạt ngò rí.
Sau đó đun khoảng 2 lít nước, lần lượt trút hành tây, quế, bắp bó vào nồi, rồi cho 2 thìa muối và 1 thìa đường vào khuấy đều, hầm trong 1 tiếng.
Thi thoảng dùng thìa vớt bọt để nước hầm được trong.
Chờ thịt bò mềm thì vớt ra đĩa. Lọc phần nước dùng qua rây và nêm nếm lại gia vị.
Cho thịt bò thái lát mỏng và bò viên vào tô cùng với bánh phở và hành lá.
Cuối cùng, chan nước dùng lên và dùng nóng để thưởng thức trọn vẹn hương vị hấp dẫn của tô phở.
Miến ngan
Nguyên liệu:
- Thịt ngan: 1/4 con
- Măng: 200g
- Miến: 200g
- Mùi tàu
- Hành hoa
- Nâm hương
- Hành tím
- Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm
Cách làm:
Luộc qua thịt ngan rồi chặt miếng vừa ăn, hoặc lọc bớt xương và thái lát mỏng.
Hành hoa, mùi tàu nhặt kỹ rồi thái nhỏ.
Thái măng rồi luộc qua để thải bớt độc tố và bớt chua. Sau đó xào măng với gia vị rồi thả vào nước luộc ngan, hầm trong khoảng 20 phút.
Nêm gia vị nồi canh măng rồi cho miến vào chần.
Sau đó vớt miến ra bắt, cho thịt ngan, măng, hành và mùi tàu lên trên.
Cuối cùng, chan nước canh măng vào bát và ăn nóng.
Bún bò Huế với giò heo
Nguyên liệu:
- Bắp bò: 400g
- Chả lụa: 300g
- Thịt chân giò heo: 300g
- Bún tươi: 1kg
- Hành tím: 2 củ
- Hành tây: 1 củ
- Bắp chuối
- Sả: 1 bó
- Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu
- Rau sống ăn kèm
Cách làm
Luộc qua bắp bò, giò heo, sau đó vớt ra, để ráo nước.
Cho bắp và giò vào nồi đun nước dùng cùng với sả đã đập rập và hành tím băm nhỏ. Sau khi nước sôi, cho nhỏ lửa và hầm trong khoảng 30 phút. Sau đó vớt bắp bò ra để riêng. Tiếp tục hầm chân giò.
Hòa gói gia vị dành riêng cho bún bò Huế vào nước dùng. Cho thêm hành tây, muối, hạt nêm, đường, bột ngọt vào và đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Cho bún đã chần nước sôi vào bát, thái bắp bò và chả lụa thành miếng và xếp vào tô. Cuối cùng chan nước dùng lên để thưởng thức.
Bún bò Huế thường được dùng thêm với rau sống, rau muống xé sợi và bắp chuối bào để giữ vị truyền thống vốn có của món ăn này.
Trung Linh
Người Sài Gòn ăn sáng thời cách ly xã hội: Cơm tấm, hủ tiếu, phở; ăn bữa đã đời! Sài Gòn khác hẳn Hà Nội vì thói quen thích ăn ngoài đường, từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối. Giờ đây, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ, người ta bắt đầu nhớ quay quắt thú ăn sáng ngoài đường ngày xưa. Thời cách ly xã hội, ai cũng ở nhà tự ăn để bảo vệ mình và cộng đồng....