Tự nặn mụn, người phụ nữ bị phù mắt, nhiễm trùng da
Chị Đ.T.T, 50 tuổi, ở TP.HCM, bị nổi mụn ở trán nên đưa tay lên nặn, dẫn đến nhiễm trùng sưng to, tự bôi thuốc và uống nhưng ngày càng đau nhiều, sưng phù trán, mắt, mũi.
Chị T. đến phòng khám gần nhà điều trị nhưng mụn không hết mà còn tạo ổ áp xe, càng gây đau, sưng to, lan đến sống mũi, phù hai mí mắt. Lúc này, chị T. bắt đầu lo lắng nên đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM để khám.
Ngày 9.8, tiến sĩ – bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, trực tiếp thăm khám và chẩn đoán chị T. bị nổi nhọt ở mép trán gần vùng chữ T. (trán, mũi, cằm) sưng to ở trán, sống mũi và mí mắt làm giảm tầm nhìn. Đây là vùng tam giác trên khuôn mặt tiết nhiều bã nhờn, dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, nhiễm khuẩn gây nổi mụn hoặc nhọt. Khi nhọt mới nổi, người bệnh tự nặn dẫn đến áp xe, sưng phù to.
“Nếu không can thiệp kịp thời, khối áp xe có thể lan rộng gây viêm tới các xoang hàm mặt, đặc biệt là các xoang gần sàn sọ từ đó gây viêm màng não, viêm não dẫn tới hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ Bích nhấn mạnh.
Video đang HOT
Sau khi bôi và uống thuốc được 1 tuần, nhọt đã bớt sưng và tụ lại, bác sĩ tiến hành chích hút mủ cho chị T. Ảnh BVCC
Chị T. được uống thuốc kháng sinh và kháng viêm, hướng dẫn cách chăm sóc da nhờn, da dễ nổi mụn. Nhọt trên trán đã giảm sưng và tụ nhỏ lại nhưng do để tình trạng áp xe quá lâu, không thể làm tiêu nhọt, do đó bác sĩ tiếp tục chích hút mủ và tiêm thuốc kháng viêm.
Nếu để lâu hơn, nhọt có thể tạo áp xe lớn cần phải tiểu phẫu để rạch lấy mủ. Chị T. được chích hút mủ vào buổi sáng, đến chiều có thể tháo gạc và bôi thuốc kháng viêm.
Bác sĩ Bích cảnh báo tuyệt đối không tự nặn mụn vùng da chữ T. Vùng này có nhiều mạch máu và thông với các mạch máu xoang hang vùng sọ não. Nếu tự nặn mụn sẽ đối diện nguy cơ nhiễm trùng; trường hợp nhiễm trùng nhẹ có thể gây phù, sưng húp mắt, méo mặt; trường hợp nặng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang trong não dẫn đến hôn mê, tử vong.
“Khi nổi nhọt ở vùng mặt, nếu gây sốt, đau nhiều, nhọt to hơn 3 cm, gây phù nề vùng mô lân cận,… cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng”, bác sĩ khuyến cáo.
TP.HCM: Va chạm khi đang đi xe đạp thể dục, người phụ nữ bị thủng bụng
Bà N.T.T, 68 tuổi, ở TP.HCM, đang đạp xe tập thể dục buổi sáng thì va chạm với một xe đạp thể thao khác khiến bà bị thủng bụng, nhập viện cấp cứu trong tình trạng khẩn cấp, đau dữ dội.
Ngày 8.8, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, người tiếp nhận bệnh nhân T. cho biết có hai vết thương lớn ở thành bụng bên phải, kích thước 4x2 cm. Một vết thương nhỏ hơn do tay thắng gây ra, làm lộ mạc nối. Thành bụng phải phía trước và sau, đụng dập tụ khí mô mềm. Kết quả chụp X-quang cho thấy, gãy đầu dưới xương quay và xương thuyền tay trái. Xương sườn số 9, 10, 11 bên trái cũng bị gãy. Kết quả CT scan xác định tình trạng mất liên tục 2 vị trí thành ngoài đoạn đầu đại tràng lên, nghi ngờ đã bị thủng.
TS.BS Đỗ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM nhận định, đây là trường hợp tai nạn giao thông rất hy hữu. Bệnh nhân đã lớn tuổi, xảy ra đa chấn thương phức tạp nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc can thiệp phẫu thuật phải nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Chấn thương nặng nhất ở bệnh nhân T. là vết thương hở ở thành bụng. Thành bụng và đại tràng bên phải thủng phức tạp.
Vết thương bị thủng thành bụng. ẢnhBVCC
Theo bác sĩ Hùng, lựa chọn tối ưu là mở bụng bằng đường mổ khoảng 20 cm, giữa trên và dưới rốn. Người bệnh được gây mê nội khí quản. Ê kíp mổ khâu kín cân cơ 2 lỗ thấu bụng có bờ nham nhở. Sau đó, tiếp tục khâu kín 2 điểm vỡ cách nhau khoảng 2 cm ở đại tràng lên, đã toác gần hết. Phần đại tràng phải dập nát được cắt bỏ. Phần thành bụng tổn thương phức tạp, thấm dịch phân và máu được rửa, cắt lọc sạch sẽ. Bác sĩ đưa 2 đầu ruột ra hông trái làm hậu môn nhân tạo và đặt ống dẫn lưu.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng, cơ bản xử lý được các tổn thương ở đại tràng và thành bụng. Một tuần sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, đã ăn uống trở lại, dần bình phục.
ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân khuyến cáo, có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn do tai nạn giao thông gây ra, do đó cần hết sức cẩn thận khi lưu thông trên đường. Nếu không may xảy ra tai nạn, cần sơ cứu nạn nhân đúng cách và nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, để càng lâu sẽ càng nguy hiểm.
Người bệnh tiểu đường có uống cà phê sữa được không? Tôi thích uống cà phê vào mỗi buổi sáng, đặc biệt có thêm một ít sữa cho vị ngọt thanh dễ uống và ngon hơn. Tuy nhiên, tôi không rõ mình bị tiểu đường thì có được cho thêm sữa không? (V.Toàn, 39 tuổi, ở Bình Dương) PGS-TS-BS Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh Dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược...