Từ “mất sóng” tiến hóa tới “hết pin”: yếu tố gây sợ hãi mới của phim kinh dị
Nhân vật chính với lấy cái điện thoại. Trong nỗi sợ hãi, họ vội vã thực hiện cuộc gọi cầu cứu. Trong nỗi thất vọng cùng cực, họ nhìn thấy dòng chữ: Pin yếu.
Đến khoảng giữa bộ phim kinh dị đầu tay mang tên Get Out của Jordan Peele, cậu nhân vật chính Chris Washington đang không biết làm cách nào để thoát khỏi tình cảnh hiện tại. Với tư cách là một cậu chàng da màu tới nhà người yêu, cậu không chắc rằng mình được chào đón, cậu cố gắng hành xử cho đúng mực, để không bị “bố mẹ vợ tương lai” đánh giá.
Cậu bỏ qua những thứ đôi phần quái dị hiện hữu trong khuôn viên ngôi nhà nằm ở ngoại thành: có một ông thợ làm vườn cứ nửa đêm là lại chạy quanh sân, có một cô quản gia cứ giữ một nụ cười cứng đơ, đáng sợ trên khuôn mặt. Nhưng anh cứ đau đáu trong lòng một điều khó hiểu là ai đó liên tục rút sạc điện thoại của anh ra.
Câu chuyện xoay quanh cái điện thoại và cái sạc cũng phản ánh phần nhiều chính bản thân Chris hiện hữu trong Get Out: có ai đó liên tục kiểm soát anh thông qua cái sạc pin, nhưng anh không thể đưa ra bằng chứng rằng họ đang cố tình làm thế. Ngay cả khi mang điều này ra nói với cô người yêu, người duy nhất hiểu anh trong ngôi nhà đó, anh cũng cảm thấy không thoải mái.
Rõ ràng là Chris không biết mình đang sống trong một bộ phim kinh dị. Anh mà biết được điều đó thì việc có người ngăn anh sạc pin đã chẳng khó hiểu vậy. “ Hết pin” đang đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của phim kinh dị, đó là cách các biên kịch, đạo diễn tách biệt nhân vật chính khỏi thế giới. Vài thập kỉ trước, cảm giác này đến tự nhiên hơn nhiều.
Ngày trước, bối cảnh của bộ phim kinh dị sẽ là một vùng ngoài ô nào đó xa khu dân cư đông đúc, nhân vật sẽ kẹt tại đó một mình hoặc với một nhóm người nhỏ nào đó. Những bộ phim kinh điển như Psycho của năm 1960, The Texas Chain Saw Massacre của 1974, The Shining của 1980 đều đưa nhân vật chính tới những ngôi nhà nơi hẻo lánh. Họ không kết nối được với đường điện thoại, không có cách gì liên lạc với thế giới bên ngoài.
Nhưng vào thời điểm hiện tại, tới 75% người dân Mỹ sở hữu smartphone (số liệu từ comscore ) và 95% người dân có sử dụng điện thoại di động (số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Pew ), chắc chắn người ta sẽ nhấc điện thoại gọi ngay tới số khẩn cấp khi thấy một kẻ điên cầm cưa máy vung lung tung.
“Không dùng được điện thoại” không chỉ đơn giản là cắt liên lạc của người dùng khỏi các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, mà còn cắt đường liên lạc nói chung, cắt kết nối duy nhất của con người chúng ta với thế giới bên ngoài. Lợi dụng cái lý lẽ này, một kẻ sát nhân trong phim kinh dị sẽ phải lột được điện thoại của nhân vật chính trước khi tước đi mạng sống của họ. Nó dần không còn là một tình huống dễ đoán trong phim, mà lại trở thành thứ để khán giả có thể đồng cảm.
Người ta khó có thể tin nổi một nhóm bạn trẻ đang cố gắng chạy trốn một con quái vật khổng lồ đang tàn phá thành phố New York trong phim Cloverfield, nhưng lại gật gù cảm thông khi thấy có người rời bữa tiệc với cái điện thoại hết pin trên tay, cố gắng thực hiện một cuộc gọi sau cuối.
Vậy nên những khoảnh khắc “không tín hiệu” hay “hết pin điện thoại” xuất hiện liên tục trong các bộ phim kinh dị hiện đại. Cho dù là có thế lực siêu nhiên chặn sóng hay chỉ đơn giản là một máy phá sóng điện thoại, thì cái cục gạch nhân vật chính cầm trên tay chỉ còn có ích cho 2 việc duy nhất: hoặc là cầm ném kẻ sát nhân, hoặc đột ngột có lại sóng vào lúc họ đang lẩn trốn trong im lặng.
Có một vài cách cô lập nhân vật chính khác: họ sẽ đánh rơi điện thoại vào nước, vào chỗ này chỗ khác khi đang trốn chạy, từ trên cao rơi xuống hỏng, phản diện phá điện thoại/thu điện thoại của họ. Nhưng “ối giời ơi không có sóng” vẫn là thứ tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất, và tới khi khán giả chán nó quá rồi, người ta chuyển sang hết pin.
Anh chàng nhân vật chính của Cloverfield phải đạp tung cửa của hàng bán đồ điện tử để kiếm pin điện thoại. Trong The Strangers, kẻ ác trộm điện thoại để tháo pin ra, rồi để máy vào chỗ cũ. Trong Jeepers Creepers, nhân vật chính đau đớn xác nhận máy hết pin và thiết bị sạc của xe không hoạt động.
Đôi khi việc hết pin còn đến dưới dạng … siêu nhiên. Cô nhân vật chính của Drag Me to Hell đã bị ma quỷ gì đó hút cạn cả pin điện thoại. Nghe hơi nực cười, nhưng mà đã mất công giả tưởng rồi thì làm cho trót.
Video đang HOT
Chẳng mấy khi chúng ta, những người sống trong thế giới thực, đối mặt với những tình huống hết pin của phim kinh dị. Nhưng ta vẫn đồng cảm với cảm giác ấy nhiều lắm. Đó là lý do cả nhà phát triển điện thoại và khách hàng mua smartphone đều muốn những thứ pin “trâu” hơn, trước là để dùng lâu hơn và sau là để tránh gặp tình huống phim kinh dị đúng lúc hết pin.
Vậy nên, mỗi khi cô gái tóc vàng trong phim kinh dị nhìn xuống cái điện thoại hiện màn hình đen ngòm, các nhà làm phim không chỉ lợi dụng một trong những yếu tố hay thấy nhất trong phim kinh dị, mà còn đánh cả vào tâm lý người xem. Họ dùng cảm hứng từ chính nỗi lo hết pin rất đời thường: đi du lịch mà hết pin, đi về quê xa mà hết pin, đi công tác lâu mà hết pin.
Lại nói về đoạn mở đầu của bài viết: cảnh tượng anh Chris liên tục thấy điện thoại mình bị rút sạc rất nhỏ thôi, rất đơn giản thôi mà lại nói ra một câu chuyện dài, rõ ràng có ai đó ngăn cản anh liên lạc với những người mà anh tin tưởng. Suy rộng ra, ta dùng điện thoại là để cập nhật thông tin của bạn bè, “tại vì bạn bè mình ai cũng dùng mạng xã hội nên mình phải dùng để còn biết tin về họ”, nên việc hết pin – mất công cụ liên lạc với bạn bè, cũng sẽ đồng nghĩa với việc bị cô lập.
Gần đây những bộ phim về mối nguy hiểm của việc luôn luôn kết nối với thế giới trực tuyến đầy người lạ, việc hết pin có lẽ sẽ có một vai trò khác trong phim kinh dị của tương lai: người ta sẽ cảm thấy an toàn khi được cô lập khỏi những thứ đáng sợ lẩn khuất đâu đây.
Trí thức trẻ
Theo Cafebiz
BST Calvin Klein Xuân Hè 2019: Điểm cân bằng thời trang giữa phim kinh dị và phim hài tình cảm
Với bộ sưu tập mùa Xuân 2019, Raf Simons một lần nữa lựa chọn văn hóa đại chúng Mỹ, cụ thể là bộ phim kinh dị Jaws cùng phim hài lãng mạn The Graduate.
Sự kết hợp tưởng chừng như phi lý giữa phim kinh dị máu me của Hollywood cùng câu chuyện tình cảm lãng mạn lại là điểm nhấn thú vị cho BST Calvin Klein mùa Xuân 2019, 205W39NYC.
Bộ sưu tập mùa Xuân 2019 của Clavin Klein bắt đầu như một bộ phim kinh dị.
Buổi trình diễn bắt đầu như cách người ta mở màn một bộ phim kinh dị. Ánh đèn sân khấu màu đỏ dần chìm vào tăm tối, cùng sự xuất hiện của thước phim đầu của bộ phim kinh dị Jaws, phân cảnh mà nhân vật Chrissie Watkins đi bơi và không bao giờ quay trở lại.
Với lựa chọn đối lập giữa bộ phim kinh dị của đạo diễn Steven Spielberg - Jaws (1975) và câu chuyện hài lãng mạn kinh điển của Mike Nichols - The Graduate (1867), Raf Simons mang đến bộ sưu tập vừa trẻ trung, lại có phần ám ảnh.
Raf Simons tìm ra điểm chung thời trang giữa phim kinh dị Jaws và phim hài lãng mạn The Graduate.
Lý giải cho nguồn cảm hứng, Raf Simons chia sẻ: "Đ ây là hai bộ phim vô cùng quan trọng trong ký ức của tôi". Mối quan hệ kì diệu giữa hai thể thoại phim khác biệt này, với Raf, là mối tương quan giữa vẻ đẹp và thảm họa. "Thảm họa xảy ra nhưng dần biến thành cái đẹp và vẻ đẹp ở quanh chúng ta cũng có thể trở thành thảm họa".
Raf Simons biến sự tương quan về Jaws và The Graduate thành những chi tiết thời trang bắt mắt. Poster bộ phim Jaws được in thêm logo "cK", hiện diện trên thiết kế áo tank top và T-shirt. Thiết kế áo choàng tốt nghiệp tối giản, được cắt may gọn gàng gợi nhắc người xem về hình ảnh của The Graduate.
BST Calvin Klein trong mùa Xuân 2019 có nội dung về những nhân vật trẻ tuổi.
Poster phim kinh dị Jaws kết hợp cùng logo "cK" được in trên áo tank top và áo T-shirt.
Thời trang tóc ướt đồng điệu với cảm hứng từ bộ phim Jaws.
Áo choàng tốt nghiệp, biểu tượng tượng hình của The Graduate, xuất hiện theo phong cách tối giản, kết hợp cùng mũ tốt nghiệp màu đen.
Bộ đồ lặn xuất hiện trong cả hai phim đã được Raf Simons biến tấu thành bộ bodysuit da bó sát, cùng phụ kiện gợi nhớ thiết bị lặn như kính bơi và mũ len ôm đầu. Bộ bodysuit da được biến tấu bằng cách tháo bỏ phần thân trên, để lộ áo len hoặc lồng ngực người mẫu nam. Với thiết kế dành cho nữ, Raf cắt ngắn bộ bodysuit da, hoặc kết hợp cùng chân váy. Raf cũng thừa nhận, ông thích một chút cảm hứng S&M trong bộ sưu tập.
Trang phục lặn biến thành bộ bodysuit da trong BST Calvin Klein Xuân - Hè 2019.
Bodysuit kết hợp cùng áo T-shirt màu đỏ đơn giản.
Hoặc được tháo bỏ phần thân trên, để lộ phần ngực trần của người mẫu nam.
Với thiết kế dành cho nữ, Raf cắt ngắn, khoe khéo đội dài đôi chân.
Thiết kế đầm họa tiết 2D nổi tiếng của thập niên 60 (thập niên trong bộ phim The Graduate), hay sự kết hợp của áo len sợi to và chân váy xếp ly xẻ tà gợi nhớ về sự mong manh của nhân vật Chrissie Watkins trong Jaws. Áo T-shirt có logo "cK" được sử dụng xuyên suốt màn trình diễn, kết hợp với áo blazer và áo choàng tốt nghiệp tối giản.
Đầm họa tiết 2D gợi nhớ về thời trang trong phim The Graduate.
Raf có biến tấu phụ kiện thú vị như dây harness da.
Hay kĩ thuật tạo họa tiết hoa 3D được trang trí bằng chiếc kẹp đá quý nhiều màu sắc.
Calvin Klein kết hợp áo len sợi to cùng chân váy xếp ly xẻ tà phá cách.
Phong cách thời trang càng ấn tượng hơn khi phối hợp áo T-shirt, áo khoác và mũ tốt nghiệp.
Dải tua rua nhiều màu trên áo blazer, áo len và chân váy gợi nhớ người yêu thời trang về BST Calvin Klein Xuân 2018.
Vậy ý nghĩa ẩn sau BST Calvin Klein mùa Xuân 2019 là gì? " Bộ sưu tập nói về sư cấm kị và cám dỗ, về những bước chuyển trong văn hóa và xã hội, với đích đến cuối cùng là tình yêu." Raf Simons trần thuật. Dù rằng không phải toàn bộ giới mộ điệu đều thích thú với suy tưởng về văn hóa Mỹ của Raf Simons nhưng ít nhất chúng đã biến thành những thiết kế thời trang thú vị, đặc biệt tạo nguồn cảm hứng cho nhiều người yêu thời trang.
Theo elle.vn
"Suối Ma": Kì nghỉ hè cười ra nước mắt của bộ ba hot boy khó đỡ Giữa lúc mùa phim kinh dị cuối năm đang bắt đầu tràn về ồ ạt, "Suối Ma" vẫn ghi được dấu ấn riêng trong lòng khán giả yêu điện ảnh nhờ câu chuyện dễ thương xoay quanh mối quan hệ bằng hữu và tình cảm gia đình. Sau ngày cha mẹ mất, cuộc đời cậu nam sinh Thiết Tiểu Kim (Trương Đình Hồ)...