Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển – Bài 4: Chuyển hóa thành động lực

Theo dõi VGT trên

Xác định được tầm quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết vùng, các địa phương cần xem việc liên kết vùng là động lực cho sự phát triển của mình cũng như các tỉnh thành trong vùng, của cả nước. Từ đó, xác định được các mục tiêu, giải pháp cụ thể để hoàn thiện thể chế cũng như các kênh liên kết phù hợp, hiệu quả cao.

Hoàn thiện cơ chế

Mục tiêu Nghị quyết 57/NQ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế – xã hội, nêu rõ: hoàn thiện thể chế liên kết vùng giai đoạn 2021 – 2030 nhằm tăng cường vai trò điều phối liên kết vùng của chính quyền Trung ương, tạo kênh thông tin, thúc đẩy liên kết chính quyền địa phương trong vùng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh vùng, huy động đa dạng các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động, dự án liên kết vùng, tận dụng nội lực và ngoại lực của các địa phương trong vùng, bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội vùng bền vững.

Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển - Bài 4: Chuyển hóa thành động lực - Hình 1
Bên trong siêu thị Co.opXtra thành phố Thủ Đức. Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Đồng thời, hoàn thiện thể chế liên kết vùng nhằm phát triển đồng bộ và tạo sự liên kết giữa các vùng gắn với liên kết các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; đổi mới phân cấp và nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, xây dựng cơ chế liên kết phát triển Vùng cần có sự đổi mới mang tình đột phá về tư duy “phát triển kinh tế Vùng” thay cho tư duy “kinh tế tỉnh” thông qua cơ chế điều hành kinh tế và phân bố ngân sách của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khi lập quy hoạch Vùng theo Luật quy hoạch cần lồng ghép chính sách phát triển Vùng trong nội dung thực hiện quy hoạch.

Để nâng cao tính năng động của các địa phương có lợi thế phát triển như các tỉnh, thành ở khu vực Đông Nam Bộ, Tiến sỹ Trần Du Lịch gợi mở, Chính phủ cho thí điểm cơ chế tự chủ ngân sách 4 địa phương thuộc “ tứ giác phát triển” gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu theo cơ chế: giảm bớt phần lồng ghép ngân sách nhà nước giữa Trung ương và địa phương; ổn định tỷ lệ phân chia ngân sách giữa Trung ương và địa phương theo Luật ngân sách trong 5 năm. Địa phương được hoàn toàn tự chủ chi phần ngân sách địa phương. Phần ngân sách Trung ương hỗ trợ như đầu tư do Trung ương kiểm soát. Cơ chế này kèm theo cơ chế tăng trách nhiệm cũa HĐND và tính công khai minh bạch về ngân sách.

Nhận định muốn cắt giảm chi phí cho nông sản bằng cách liên kết ổn định sản lượng hàng hóa và logistics, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An (Fohla) cho rằng, tập trung tăng cường liên kết vùng, tạo điều kiện thông thương hàng hóa nông sản là vấn đề cấp bách, để giúp kinh tế vùng phát triển nhanh hơn bằng lợi thế vốn có. Theo đó, cần sớm có các phương án, chính sách và mô hình hiệu quả, kết nối chuỗi cung ứng toàn diện cho nông sản Việt Nam từ sản xuất – thu hoạch cho đến thông quan – xuất khẩu, hướng tới tối ưu hóa chi phí logistics, tăng lợi thế cạnh tranh cho nông sản, tạo đầu ra bền vững cho nông sản.

Từ những vấn đề thực tiễn hiện nay, theo ông Nguyễn Phương Lam, cần nhận dạng Đồng bằng sông Cửu Long là một tổng thể nên những gì liên quan đến lợi ích hay thách thức của đồng bằng đều là chung, cần sự hợp tác như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nguồn nước… Dứt khoát phải cần sự hợp tác của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. “Một yếu tố mà chúng tôi quan sát được hiện nay chúng ta không có, đó là thương hiệu chung Mekong Delta với hệ thống cơ sở dữ liệu chung nối kết với các cơ sở dữ liệu của thương mại Việt Nam”, ông Nguyễn Phương Lam nhấn mạnh.

Video đang HOT

Đa dạng trong liên kết

Thúc đẩy liên kết khu vực động lực, các chuỗi liên kết kinh tế, chuỗi sản phẩm. Theo đó, cần định hướng phát triển vùng động lực của toàn vùng, từ đó lan tỏa, kích thích kinh tế các khu vực lân cận; định hướng liên kết các chuỗi kinh tế, các chuỗi sản phẩm mang quy mô vùng.

Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: sau 20 năm nghiên cứu và quan sát, tôi cho rằng cơ chế quan trọng nhất của liên kết chính là liên kết thị trường, kết nối các tác nhân của thị trường, nông dân – doanh nghiệp. Dù hô hào địa phương hợp tác, có các biên bản ghi nhớ với nhau, với thành phố nhưng mỗi năm cũng chỉ gặp nhau một lần. Liên kết thị trường là nhu cầu thiết thân, đối với doanh nghiệp thì đó chính là xương sống. Doanh nghiệp chính là trung tâm của liên kết này, hỗ trợ cho thông tin, logistic… Tóm lại nếu xây dựng thị trường theo hướng này sẽ làm cơ sở cho liên kết của đồng bằng.

Từ những nghiên cứu thực tế của mình liên quan đến nguồn nhân lực của Đồng bằng sông Cửu Long, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV, đề xuất: đầu tiên, đó là chiến lược, quy hoạch và quản trị vùng. Chính sách nguồn nhân lực phải là chiến lược cho cả vùng. Vấn đề quy hoạch vùng và quản trị vùng phải bài bản từ ngay chỗ này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải nhìn lại xem quy hoạch và chiến lược chung cho Đồng bằng sông Cửu Long cho cả vùng và quản trị cả vùng.

Cùng với đó, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Thanh Bình nhấn mạnh đến vai trò trung tâm kinh tế dẫn dắt cho vùng, trước hết là TP Hồ Chí Minh và sau đó là Cần Thơ. TP Hồ Chí Minh hiện đang sử dụng nhân lực, vật chất của đồng bằng nhưng thể hiện trách nhiệm với đồng bằng như thế nào? Từ đó, TP Hồ Chí Minh phải có chiến lược rõ ràng. Thứ nhất phải chuyển giao kiến thức; thứ hai phải chuyển dần những ngành gia công đơn giản về đồng bằng.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cần hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ logistics như đẩy mạnh đầu tư, tận dụng lợi thế sẵn có của phương thức vận tải đường thủy; cải tạo, nâng cấp các luồng tàu biển chính trong khu vực. Bên cạnh đó, phát triển cảng biển gắn với các trung tâm sản xuất hàng hóa, kêu gọi đầu tư cảng ngoài khơi để đảm nhận vai trò cản cửa ngõ, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng. Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển những trung tâm logistics phục vụ hàng nông sản với những dịch vụ chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng.

Cùng quan điểm này, bà Đỗ Thu Hường, Phó Giám đốc Marketing của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết: Tân Cảng Sài Gòn cung cấp phương tiện nhưng hạ tầng logistic bị “ngăn sông cấm chợ”, hạn chế cả đường bộ lẫn đường thủy nên đã ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp logistic. Vì vậy, cần thu hút nhà đầu tư lớn để phát triển cơ sở hạ tầng ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ là cơ hội logistic và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, các địa phương.

Một trong những giải pháp để thúc đẩy liên kết, đa dạng các hoạt động liên kết được nhiều chuyên gia nghiên cứu đề xuất, đó là tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn trong việc thực hiện các liên kết với các địa phương, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nông dân, điều này giúp cho các doanh nghiệp, nông dân trong vùng tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp lớn.

Ghi nhận thực tế thời gian qua tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu ở nước ta cũng đã tham gia vào các hoạt động liên kết trong nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, du lịch… Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long và 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã ký liên kết tạo vùng nguyên liệu lúa với diện tích 60.000 ha. Việc đưa nhiều nhóm nội dung thiết thực vào bản ghi nhớ được nhiều người kỳ vọng đây là viên gạch nền cho sự phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long cho biết, bên cạnh xây dựng vùng nguyên liệu lúa theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, các nội dung liên kết còn thống nhất cùng nhau xây dựng thương hiệu gạo quốc gia và tham gia thị trường lúa gạo thế giới. Cụ thể, xây dựng vùng nguyên liệu lúa theo hướng liên kết chuỗi giá trị, vừa giúp nông dân gia tăng lợi nhuận từ việc trồng lúa nhờ giảm chi phí đầu vào khi canh tác trên cánh đồng lớn, có giống tốt, tăng năng suất, vừa giúp doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Về phía mình, Tập đoàn Tân Long đã đầu tư Nhà máy gạo Hạnh Phúc có quy mô lớn nhất Châu Á và ứng dụng công nghệ 4.0 vào canh tác lúa nhằm tạo ra cánh đồng thông minh.

Trong lĩnh vực hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thời gian qua các tỉnh thành ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã tích cực có nhiều hành động cụ thể như thúc đẩy triển khai xây dựng phương án thực hiện các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau…

Có thể nói, trong điều kiện cả nước đang bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế sau một thời gian dài “căng mình” chống dịch COVID-19, việc các địa phương “ngồi lại” với nhau để cùng hành động hướng đến một mục tiêu chung, “liên kết để cùng đi xa”, phát triển bền vững hơn.

Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển - Bài 2: Thách thức từ 'mạnh ai nấy làm'

Liên kết góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước nói chung, tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Một trong những nguyên nhân được xác định là do liên kết kinh tế vùng còn hạn chế, nhất là liên kết kinh tế nội vùng, các chủ thể liên quan như địa phương, doanh nghiệp, người dân chưa chặt chẽ, lỏng lẻo, thâm chí còn tách rời nhau.

Từ liên kết vùng đến liên kết phát triển - Bài 2: Thách thức từ mạnh ai nấy làm - Hình 1
Cánh đồng mẫu lớn ở xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh minh họa: Duy Khương/TTXVN

Liên kết còn lỏng lẻo

Từ năm 2011, mô hình cánh đồng lớn (trước đây gọi là cánh đồng mẫu lớn) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động xây dựng và nhân rộng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cánh đồng lớn được đán.h giá là mô hình rất hiệu quả trong liên kết giữa nông dân với nhau và giữa nông dân với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Tuy diện tích sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở cấp độ toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng giảm dần do quá trình liên kết sản xuất lúa vẫn còn những khó khăn.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ Đông Xuân 2021-2022, diện tích thực hiện Cánh đồng lớn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 160.000 ha, giảm 20.000 ha so với vụ Đông Xuân 2020-2021. Theo Cục Trồng trọt, diện tích cánh đồng lớn giảm dần do quá trình liên kết sản xuất lúa vẫn còn những khó khăn, tồn tại. Cụ thể, do sản lượng lúa thu hoạch tập trung, nông dân bán lúa tươi nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị phương tiện vận chuyển, không đủ các thiết bị phơi sấy và kho chứa. Mặc dù giữa nông dân và doanh nghiệp có hợp đồng thu mua nhưng vẫn xảy ra tình trạng doanh nghiệp thu mua không kịp thì nông dân bán ra thương lái bên ngoài, sự biến động giá cả cảnh hưởng đến việc thu mua.

Trong khi đó, hiện vẫn chưa có một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông. Hợp đồng liên kết chưa rõ ràng với người nông dân; không có thống nhất về địa điểm thu mua, ẩm độ, tạp chất; thiếu chế tài khi các bên không thực hiện đúng hợp đồng. Nội dung hợp đồng bao tiêu sản phẩm là hợp đồng có tính hướng dẫn, không phải là hợp đồng kinh tế nên tính pháp lý không cao, các bên dễ vi phạm hợp đồng. Mặt khác, trong sản xuất chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp...

Nguyên nhân do sản xuất lúa tại nhiều địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ và nông dân chưa gắn kết chặt với nhau và thiếu sự chủ động trong tìm kiếm các đối tác và doanh nghiệp để liên kết tiêu thụ đầu ra. Các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tại nhiều nơi cũng chưa đảm bảo tốt và còn có ít doanh nghiệp đứng ra liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Là doanh nghiệp đi đầu trong việc liên kết thực hiện cánh đồng lớn, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đán.h giá, mô hình cánh đồng lớn đã mang lại các hiệu quả rất tốt nhưng chậm nhân rộng và phát triển bởi còn vướng "nút thắt" về nguồn vốn, trong khi nguồn lực của các doanh nghiệp hạn chế. Muốn phát triển cánh đồng lớn, nguồn vốn là quan trọng quyết định đầu tiên bởi mô hình đã có rồi, sự liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp cũng đã được Chính phủ, bộ ngành Trung ương và địa phương khuyến khích, nông dân muốn tham gia, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần nguyên liệu trong cánh đồng lớn để ổn định kinh doanh.

ể thúc đẩy phát triển cánh đồng và các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, chuyên gia và doanh nghiệp cũng kiến nghị ngành chức năng tiếp tục quan tâm công tác thông tin, tuyên truyền và thực hiện tốt việc quy hoạch sản xuất, hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng, thủy lợi đồng bộ. Cùng với đó, cần kịp thời nâng cao tính pháp lý và có giải pháp đảm bảo thực thi nghiêm các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo giữa nông dân với doanh nghiệp và các bên liên quan. Phát huy vai trò của từng tác nhân trong chuỗi liên kết, tạo sự tin tưởng nhau để cùng đi chung "con thuyền"; trong đó chú ý gắn kết cả lực lượng thương lái vào chuỗi ngành hàng lúa gạo.

Câu chuyện "bài toán chia"

Tại diễn đàn Mekong Connect 2021 - Liên kết phát triển TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức vào cuối tháng 12/2021 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ ra rằng về tư duy liên kết vùng, 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ vẫn đang làm bài toán chia. Nếu xem Đồng bằng sông Cửu Long là một thực thể kinh tế chứ không phải địa giới hành chính 13 tỉnh, thành thì mọi việc sẽ khác.

Là một người con của đồng bằng, trưởng thành và tham gia lãnh đạo địa phương ở đây trong thời gian dài, ông Lê Minh Hoan thấu hiểu được những hạn chế của vùng đất này. Ông nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long không thiếu đất mà đang thiếu tầm nhìn để cho kinh tế nông thôn phát triển. Vì vậy, các tỉnh, thành cần định vị lại nông thôn mới, nâng cao năng lực cho địa phương. Lãnh đạo ngành nông nghiệp địa phương là người kết nối vòng tròn những mối quan hệ. Trong đó, cần lưu ý việc kết nối người nông dân với doanh nghiệp. Một nền nông nghiệp không cùng nhau hành động tập thể sẽ khó phát triển, phải cùng nhau định nghĩa, định vị lại, phải quan tâm tới "hợp tác và liên kết".

Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu, Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP Hồ Chí Minh, nhìn nhận, chúng tôi nhận thấy qua báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 và những năm trước, các khuôn khổ thể chế hành chính không những không khuyến khích, không hỗ trợ liên kết vùng mà còn là sự chia cắt. Ví dụ vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long với 4 tỉnh, thành (An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, thành phố Cần Thơ) và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ lại có Long An, Tiề.n Giang. Như vậy, nội tại Đồng bằng sông Cửu Long đã bị chia cắt, bên cạnh đó hệ thống chỉ số kinh tế cũng chọn địa phương là đơn vị tính toán các chỉ số quan trọng như GDP. Do đó, các địa phương đua nhau về thành tích là GDP, thành tích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất nhập khẩu...

Theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, chính vì tỉnh nào cũng lo cho mình như vậy, nên không quan tâm đến thành quả kinh tế các tỉnh xung quanh, của vùng, đặt mình vào thế cạnh tranh nhiều hơn hợp tác, đặc biệt là kinh tế. Trong khi thách thức lại là thách thức của cả vùng: biến đổi khí hậu, suy giảm chất lượng và số lượng nước, tài khóa xóa đói giảm nghèo, như tạo công ăn việc làm cho lao động đồng bằng. Và đại dịch vừa rồi cho thấy hàng triệu người đã bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng. "Thách thức thì chung mà hợp tác lại hạn chế, tất cả các cơ chế từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trước đây đến vùng kinh tế trọng điểm hiện nay vẫn chưa đạt mục tiêu đặt ra", Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh chia sẻ.

Dưới góc nhìn tổng thể hơn, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, một trong những nguyên nhân liên kết vùng thời gian qua chưa đạt hiệu quả là do chưa có cơ chế liên kết, điều phối vùng, dẫn đến một số địa phương gặp phải vấn đề "xung đột lợi ích", chưa xem xét việc phối hợp trong lợi ích tổng thể của cả vùng, mà cát cứ, cục bộ, "mạnh ai nấy làm" nên xảy ra tình trạng không những không liên kết, hợp tác, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau phát triển, mà trái lại, còn làm giảm động lực tăng trưởng, không khai thác, phát huy được các tiềm năng, lợi thế của cả vùng.

Có thể nói, câu chuyện từ thực tế triển khai cánh đồng lớn, "bài toán chia" đề cập ở trên chỉ là 2 trong số rất nhiều vấn đề còn bất cập trong việc thực hiện liên kết vùng, liên kết giữa các chủ thể liên quan để thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng hiện nay. Qua đó, cũng dễ dàng nhận thấy rằng, không thể thúc đẩy sự liên kết với nhau nếu câu chuyện "bài toán chia", cơ chế kết dính còn lỏng lẻo được trong thời gian tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Học sinh nhập viện, lộ ra sự việc bất thường của nhà trường
10:12:09 27/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024

Tin đang nóng

NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"
06:05:54 29/09/2024
Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
BTC Miss Cosmo lên tiếng về việc sập sân khấu chính tại TP.HCM tối 28/9
06:01:21 29/09/2024
Tấm cũng dở như Cám
06:53:29 29/09/2024
Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?
08:04:34 29/09/2024
Thái tử showbiz diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, biểu cảm khoa trương không xứng được o bế
05:53:08 29/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Fan1 "Anh trai say hi" phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử tại concert
07:06:03 29/09/2024

Tin mới nhất

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop

07:51:52 29/09/2024
UBND quận 1 đã chỉ đạo các đơn vị xử lý nghiêm vụ việc trên. Ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn quận cũng rà soát lại toàn bộ và không được để xảy ra trường hợp tương tự , Phó chủ tịch quận 1 nhấn mạnh.

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.

Hà Nội: Cháy xưởng tái chế nhựa rộng 500m2, 1 người t.ử von.g

21:05:36 28/09/2024
Vụ cháy xưởng tái chế nhựa với diện tích khoảng 500m2 xảy ra vào rạng sáng 28/9, tại huyện Hoài Đức làm 1 người t.ử von.g.

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đậ.p Thác Bà, đê Hoàng Long

18:27:49 28/09/2024
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.

Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng

17:41:30 28/09/2024
Giá vàng nhẫn chứng kiến đà tăng phi mã suốt một tuần nay, vọt lên 83 triệu/lượng, lập kỷ lục. Ghi nhận của phóng viên Dân trí cho thấy người dân tiếp tục đổ xô mua vào, giao dịch sôi động khiến không ít nơi cháy hàng .

Hậu quả bão Yagi hết sức nặng nề, gây sang chấn tinh thần người dân

16:51:58 28/09/2024
Đó là lý do Hội nghị trực tuyến sơ kết, đán.h giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi) được tổ chức cả vào ngày thứ bảy, ngày 28/9, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Vụ học sinh nhập viện, lộ bất thường của trường: Thành phố họp vào tuần tới

13:13:17 28/09/2024
Liên quan đến việc một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột không đóng tiề.n BHYT cho hàng chục học sinh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đắk Lắk đã có buổi làm việc với nhà trường.

Hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh: Báo cáo trong hôm nay

13:10:37 28/09/2024
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đề nghị UBND 2 quận tìm hiểu, xác minh liên quan đến vụ việc hàng trăm người vây công ty vì chưa được xuất cảnh đúng hạn.

Vụ tung tin giả có bom trên máy bay Đà Nẵng-Bangkok: Lời kể nhâ.n chứn.g

10:41:09 28/09/2024
Do một hành khách trên chuyến bay VZ961 từ Đà Nẵng đến Bangkok (Thái Lan) tung tin có bom, chị A. (sống ở Đà Nẵng) đến Pattaya muộn hơn so với lịch trình dự kiến ban đầu.

Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích

08:47:46 28/09/2024
Lực lượng chức năng tìm thấy thêm 1 trường hợp vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 27/9, nâng tổng số người không qua khỏi lên 58 người.

Metro số 1 TPHCM còn nhiều tồn tại, chưa đủ điều kiện nghiệm thu

20:20:24 27/09/2024
Căn cứ vào tình hình thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch chi tiết tiến độ hoàn thành các hạng mục, công việc còn lại làm cơ sở nghiệm thu hoàn thành dự án.

Có thể bạn quan tâm

2 kiểu áo dài giúp H'Hen Niê 'ghi điểm' nhan sắc trên đất Mỹ

Phong cách sao

09:12:54 29/09/2024
Người đẹp từng cho biết: Tôi có làn da ngăm, kén trang phục màu chói. Tuy nhiên, nếu biết cách phối, chọn phụ kiện thích hợp, sẽ tạo diện mạo mới mẻ . Dù vậy, lần xuất hiện với trang phục trắng kem này cũng ghi điểm với công chúng.

Ái nữ đầu lòng của Bình Minh trổ dáng thiếu nữ, ngoại hình xinh đẹp, học vấn đáng tự hào

Người đẹp

09:12:18 29/09/2024
An Nhiên sinh năm 2009, là con gái đầu của Bình Minh và bà xã Anh Thơ. Hiện tại, c.ô b.é đã cao hơn 1m7. Cô bé sở hữu chiều cao vượt trội của ba siêu mẫu cùng những đường nét xinh đẹp trên khuôn mặt của cả ba và mẹ.

Nhà nghỉ dín.h phố.t quay lén khiến giới trẻ Trung Quốc sợ hãi tìm cách đối phó

Netizen

09:09:46 29/09/2024
Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng phốt làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.

F.HERO: "Cha" Quang Hùng MasterD, giám khảo Rap Việt khiến JustaTee chịu khổ

Sao châu á

09:05:16 29/09/2024
Ngay khi được công bố ngồi ghế nóng Rap Việt 2024, F.HERO trở thành cái tên công chúng đặc biệt quan tâm. Nhiều người đã đặt dấu chấm hỏi về khả năng đán.h giá của anh với dàn thí sinh năm nay.

Quyết tâm lấy bạn trai nghèo khó, vào lễ ăn hỏi nhìn quà cưới nhà trai mang sang, cả nhà tôi ai nấy đều giật mình thảng thốt

Góc tâm tình

09:02:18 29/09/2024
Không muốn tạo thêm gánh nặng cho nhà trai, bố tôi quyết định không lấy tiề.n thách cưới nữa. Tôi là con gái Hà Nội, kinh tế nhà tôi tuy chỉ ở mức bình thường.

Cần làm gì khi trẻ bị mụn trứng cá?

Làm đẹp

08:16:52 29/09/2024
Trẻ bị mụn trứng cá nặng dễ bị trầm cảm, ngại kết bạn và hạn chế học các kỹ năng xã hội vì tự ti về ngoại hình của mình.

Miss Cosmo 2024: Sân khấu bất ngờ đổ sập, 1 người bị thương, BTC lên tiếng?

Tv show

08:14:55 29/09/2024
Mới đây, hệ thống dàn đèn trên sân khấu Miss Cosmo 2024 vừa bất ngờ sập xuống khiến nhiều người hoang mang. Ngay trong đêm, BTC cuộc thi đã lên tiếng trấn an khán giả, đồng thời thông tin rõ vụ việc.

B.é gá.i 3 ngày tuổ.i đã bị teo thực quản

Sức khỏe

08:12:26 29/09/2024
Ngày 27/9, đại diện BVĐK tỉnh Khánh Hòa thông tin, bác sĩ của bệnh viện vừa phối hợp với kíp phẫu thuật của Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM phẫu thuật thành công chobé gái 3 ngày tuổ.i bị teo thực quản.

Showbiz 29/9: 'Bà trùm hoa hậu' bênh vực Quế Anh khi bị chỉ trích nhan sắc

Sao việt

08:02:24 29/09/2024
Trước những ý kiến trái chiều về nhan sắc của Hoa hậu Quế Anh, bà trùm hoa hậu Phạm Kim Dung Phạm Kim Dung đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực.

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

Thế giới

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"

Nhạc việt

07:30:22 29/09/2024
Nhiều khán giả xem Võ Tấn Phát làm MC đã thể hiện sự khó chịu vì nam diễn viên ồn ào, nói chuyện theo kiểu la hét ầm ĩ.